Đề xuất cho tồn tại 2 hình thức tử hình
Ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện KSND Tối cao đề xuất Quốc hội cho phép tồn tại song song hai hình tử hình là xử bắn và tiêm thuốc độc.
Tại phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 14/6, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu QH về vấn đề thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Song song hai hình thức?
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) đặt vấn đề, Luật thi hành án hình sự có hiệu lực đã 2 năm. Theo báo cáo của Viện trưởng, hiện có 568 người bị kết án tử hình chưa thi hành án được, do chưa có thuốc độc.
Qua giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thấy áp lực trách nhiệm đối với cơ quan giam giữ rất lớn. Hà Nội hiện có tới 76 người chờ thi hành án tử hình, trong khi chỉ có 62 phòng giam cho đối tượng này.
Đại biểu Hiến cho rằng, ở đâu cũng thế, điều kiện giam giữ ngặt nghèo, thời gian giam giữ bị án quá lâu. Có bị án đã 5 đến 6 năm chưa thi hành án được, tâm lý căng thẳng bao trùm. Ngay cả phạm nhân cũng chịu không nổi, có những phạm nhân đã viết đơn xin được thi hành án. Cán bộ, chiến sĩ quản lý đối tượng này cũng căng thẳng.
“Với trách nhiệm kiểm sát thi hành án hình sự, đề nghị Viện trưởng biết ngành kiểm sát đã kiểm sát việc này như thế nào, trách nhiệm của ngành kiểm sát và các ngành liên quan để nhanh chóng giải quyết tồn tại này?”, đại biểu Hiến đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện KSND Tối cao cho biết, hiện nay còn hơn 586 bản án đã tuyên. Trong đó có khoảng 117 bản án đã có điều kiện thi hành.
“Chúng tôi cũng rất chia sẻ ý kiến của đại biểu, những áp lực đối với bị cáo và áp lực đối với cơ quan giam giữ. Thực ra thì kéo dài tình trạng pháp lý đối với bị cáo đấy cũng là một phần nhân đạo của nền tư pháp”, ông Bình nói.
Theo ông Bình dẫu rằng đã có bản đã tuyên nhưng vẫn chưa thi hành thì mọi chế độ vẫn phải đảm bảo. Hơn nữa số này quá nửa là mắc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm, nên các chế độ chăm sóc y tế vẫn phải đảm bảo. Giam giữ cũng phải chặt chẽ để tránh những hậu quả pháp lý, ví dụ như trốn, tự sát…
Giải pháp lâu dài, ông Bình cho rằng, kiên trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế để có thông tư hướng dẫn và sửa đổi để thực thi.
“Về lâu dài đề nghị Quốc hội xem xét đến việc sửa lại Luật thi hành án tử hình, trong điều kiện hiện nay, cho phép tồn tại song song hai hình thức: hình thức cũ là bắn và hình thức mới tiêm thuốc độc”, ông Bình đề xuất.
Chưa có thuốc độc để thi hành án
Đại tướng Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an cũng có mặt tại phiên chất vấn để cùng “chia lửa” với Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Ông Trần Đại Quang cho biết Bộ đã triển khai thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và đã ban hành những quy trình để thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Đội ngũ thi hành án hình sự trong công an nhân dân và quân đội nhân dân cũng đã được tập huấn để áp dụng hình thức này. Trong cả nước xây dựng 5 cơ sở để thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc ở 5 khu vực.
“Nhưng có một điều khó khăn là chưa có thuốc độc để thi hành án do Nghị định số 82 ngày 16/9/2011 của Chính phủ vì phải nhập loại thuốc đó ở nước ngoài. Chính vì khó khăn đó nên chưa thực hiện được việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc”, Bộ Trưởng Trần Đại Quang phân trần.
Để khắc phục, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Y tế và các ngành chức năng kiến nghị Chính phủ và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47 ngày 13/5/2013 thay thuốc đó bằng nguồn thuốc sản xuất trong nước.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, Nghị định 47 của Chính phủ sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 27/6/2013, sau khi nghị định có hiệu lực sẽ tiến hành ngay hình thức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Theo 24h
Nghệ An: Sẵn sàng cho thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc
Tính đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc ở Nghệ An đã cơ bản hoàn tất. Theo kế hoạch, đến giữa tháng 6, tử tù sẽ trả giá cho tội ác của mình một cách nhẹ nhàng và nhân đạo hơn.
Tử tội Lữ Thị Minh (người đứng giữa, hàng thứ 1) là 1 trong 17 tử tội đang chờ thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc tại Nghệ An
Theo Thượng tá Trần Thăng Long - Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An - hiện tại, trại tạm giam đang có 17 trường hợp án tử hình, gồm 16 tử tội nam và một nữ tử tội duy nhất là Lữ Thị Minh (SN 1984), ở Tương Dương, phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Tử tù cuối cùng chịu hình thức thi hành án bằng xử bắn tại Nghệ An là Vi Văn Nguyện (quê xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, Nghệ An) phạm tội giết người, cướp của, thi hành án ngày 28/11/2011 tại trường bắn huyện Quỳ Hợp.
Đại tá Nguyễn Duy Tỵ - Trưởng Phòng Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh Nghệ An (PC 81) cho biết thêm, để chuẩn bị tốt cho hình thức thi hành án tử mới, đơn vị này đã cử 1 đồng chí lãnh đạo và 5 cán bộ chiến sỹ tham gia lớp tập huấn do Bộ Công an tổ chức. Hiện tại, các cán bộ chiến sỹ này đã hoàn thành khóa học và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho nhiệm vụ mới.
Theo Quyết định phê duyệt đề án triển khai thực hiện thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, tổng mức kinh phí cho việc trang bị hình thức này tại 63 tỉnh, thành và 3 đơn vị khu vực thuộc Bộ Quốc phòng là gần 332 tỷ đồng. Ngoài nhà thi hành án tử, 14 loại dụng cụ khác sẽ được trang bị như ống dẫn, kim tiêm và máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển; máy kiểm tra nhịp đập của tim; màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án và các dụng cụ, trang thiết bị khác. Trong đó, quan trọng hơn cả vẫn là giường nằm có các đai cố định dành cho người bị thi hành án.
Trên thế giới hiện nay, theo thống kê có hơn 30 nước áp dụng hình thức tiêm thuốc độc như Mỹ, Guatemala, Thái Lan, Đài Loan... Riêng Trung Quốc có 2 biện pháp thi hành hình phạt tử hình đối với tử tội là xử bắn (đối với tội phạm đặc biệt nguy hiểm) và tiêm thuốc độc. Bản chất của biện pháp này là tiêm vào người tử tù một liều thuốc độc gồm 3 mũi tiêm: một để gây mê, một để cơ bắp và thần kinh ngưng hoạt động và mũi còn lại để làm cho tim ngừng đập. Thường các tử tội chết trong vòng 15 phút sau khi bị tiêm thuốc.
Phòng thi hành án bằng thuốc độc tại Mỹ (nguồn Internet)
Quy trình thực hiện, người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình trước đó sẽ chuẩn bị sẵn 3 liều thuốc (2 liều dự phòng). Sau khi tiêm xong liều gây mê, sẽ tiến hành tiêm hai mũi còn lại để làm tê liệt thần kinh, cơ bắp và làm tim ngừng hoạt động.
Theo Thượng tá Nguyễn Duy Tỵ, đến thời điểm này, tuy mọi thứ đã chuẩn bị gần như sẵn sàng, nhưng vẫn chưa thể xác định được trong số 17 tử tội đang nằm tại phòng biệt giam của Trại tạm giam công an tỉnh, ai nào sẽ là bị cáo bị thi hành án trước.
Theo Dân Trí
Tử tù chờ... thuốc chết! Ngôi nhà dùng để thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc ở trường bắn Cầu Ngà (Hà Nội) đã hoàn thành, nhưng chưa hoạt động dù nghị định về việc thi hành có hiệu lực từ ngày 1/11/ 2011. Hơn 500 tử tù đang chờ chết. Hơn 500 tử tội vẫn phải chờ Năm ngoái vào độ tháng 3 tôi đến...