Đề xuất cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi mở cửa đến 21 giờ
Sau 14 ngày thực hiện giãn cách tăng cường, ngày 6.9, Sở Công thương đề xuất UBND TP.HCM nghiên cứu cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm được “nới” thời gian hoạt động từ 6 – 21 giờ hàng ngày.
Song song đề xuất cho siêu thị, cửa hàng mở cửa đến 21 giờ, Sở Công thương cũng đề xuất cho shipper hoạt động cùng khung giờ đó. Ảnh NG.NGA
Đồng thời, cho phép đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) hoạt động theo phạm vi trong một quận, huyện, TP Thủ Đức cũng bằng khung giờ trên, từ 6 – 21 giờ hàng ngày tương ứng để hỗ trợ phân phối hàng hóa kịp thời đến người dân.
Báo cáo sau 14 ngày giãn cách toàn xã hội tăng cường (từ 23.8 – 5.9), Sở Công thương TP.HCM cho biết, đã có 1.343.656 hộ đăng ký “đi chợ hộ”, chiếm 53,39% tổng số hộ dân sinh sống trên địa bàn thành phố.
Sở Công thương cho rằng, thực tế tỷ lệ hộ đăng ký có thể cao hơn, do có khoảng 20% – 30% số hộ đăng ký ghép cho gia đình và người thân, họ hàng. Kết quả, tổng số hộ đã được cung ứng hàng hóa là: 1.275.708 hộ, tỷ lệ giải quyết đơn hàng đạt 94,9% so với nhu cầu đăng ký.
Đánh giá chung sau 14 ngày tổ chức “đi chợ hộ” tại các tổ dân phố, theo Sở Công thương, để có tỷ lệ đơn hàng giải quyết đạt gần 95% nhờ có sự vào cuộc, phối hợp cả hệ thống.
Tuy nhiên, Sở Công thương cũng nhìn nhận có một số điểm hạn chế trong việc tổ chức mua bán, hỗ trợ thực phẩm trong 14 ngày qua. Một số cửa hàng cung ứng lương thực, thực phẩm vẫn luôn trong tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ những mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả, buộc Sở phải yêu cầu điều phối nguồn hàng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Số lượng nhân viên soạn hàng và giao hàng của các siêu thị, cửa hàng còn ít, lực lượng tổ dân phố hỗ trợ chưa chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm, dẫn đến số đơn hàng hoàn thành giao cho các phường và người dân chưa cao. Cụ thể, tỷ lệ đáp ứng đơn hàng của người dân tại một số địa phương đạt dưới 90% như tại huyện Bình Chánh chỉ đạt 78,4%, Phú Nhuận 85,5%…
Video đang HOT
Đặc biệt, phương thức “đi chợ hộ” mua theo combo cũng gây khó khăn cho người dân trong điều kiện cần phải tính toán tiết kiệm chi tiêu, mua những thứ thật sự cần thiết.
“Tính đến ngày 5.9, các địa phương đã giải quyết được 1.275.708 đơn hàng “đi chợ hộ” cho người dân. Tuy nhiên, với sự tham gia bổ trợ cung ứng, vận chuyển hàng hóa của lực lượng shipper thì sau 7 ngày được hoạt động, với số lượng khoảng 10.000 shipper đã giải quyết được hơn 1 triệu đơn hàng cho người dân”, báo cáo nêu.
Mua sắm, giao hàng cùng đóng trước 18h
Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán thực phẩm ở TP.HCM sẽ mở cửa từ 6h đến trước 18h từ ngày 26-7, tuân theo quy định mới của TP.HCM.
Một siêu thị ở quận 3, TP.HCM đóng cửa trước 17h ngày 26-7 Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhiều băn khoăn đã có trả lời. Mọi hoạt động giao nhận hàng và giao hàng online cũng sẽ chỉ diễn ra trong thời gian siêu thị hoạt động.
Sau 18h: siêu thị đóng cửa, xe công nghệ tắt ứng dụng
Gần cuối chiều 26-7, anh Thế, một shipper công nghệ, kết thúc chuyến hàng cuối ngày. Anh cho biết từ 17h, ứng dụng đặt xe đã tắt chức năng nhận cuốc đến 6h sáng hôm sau. Quy định mới này cũng phù hợp vì trong ngày đồng loạt các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn TP.HCM thông báo đóng cửa trước 18h.
Hệ thống bán lẻ Satra bao gồm 3 Satramart siêu thị Sài Gòn và chuỗi các cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods tại TP.HCM cho biết khung giờ hoạt động mới sẽ bắt đầu từ 7h và đóng cửa lúc 16h30.
Đại diện chuỗi siêu thị BigC, GO! và TopS Market cho hay các siêu thị của hệ thống tại TP.HCM áp dụng giờ mở cửa từ 7h đến 17h nhằm đảm bảo thời gian cho nhân viên bán hàng kết sổ và về nhà. Riêng siêu thị BigC An Lạc mở cửa đến 14h, siêu thị MM Mega Market Việt Nam đóng cửa trước 17h30.
Đại diện Saigon Co.op cho biết Co.opXtra, Co.op Food... cũng sẽ hoạt động trong khung giờ từ 7h sáng đến 17h để tuân thủ theo quy định mới của TP.HCM. Hiện hệ thống đang làm việc, xử lý các vấn đề giao nhận, phối hợp áp dụng phiếu, đơn hàng online để có phương án đưa hàng hóa đến tay người dùng tối ưu.
Chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi VinMart, VinMart khẳng định thời gian phục vụ khách hàng từ 7h đến 17h áp dụng từ 26-7. Bình thường các siêu thị của hệ thống này hoạt động từ 8h đến 22h, cửa hàng VinMart hoạt động từ 6h đến 22h. Tương tự, các cửa hàng MEATDeli ở TP.HCM cũng điều chỉnh khung giờ hoạt động từ 7h đến 17h.
Chuỗi cung ứng, giao nhận cũng thay đổi
Việc điều chỉnh thời gian hoạt động của siêu thị, cửa hàng thực phẩm không chỉ tác động đến thời gian đi mua sắm của người dân mà chuỗi cung ứng cũng sẽ thay đổi. VinMart/VinMart cho biết khâu cung ứng, giao nhận hàng của đơn vị sẽ từ 6h. Mọi hoạt động sẽ ngừng lúc 18h.
Trong khi đó, đại diện MM Mega Market Việt Nam cho biết với đặc thù phân phối bán sỉ cho các nhà hàng, doanh nghiệp nên thời gian nhập hàng của hệ thống khá sớm, bắt đầu từ 3h sáng. Tuy nhiên, với quy định mới của UBND TP, thời gian nhập hàng như rau củ quả, thịt... sẽ bắt đầu từ 4h sáng và đóng trước 17h30.
"Chúng tôi áp dụng 3 tại chỗ, nhân viên ở lại sau giờ làm nên đây là thời gian để châm hàng lên kệ cho ngày hôm sau. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm, siêu thị đang tăng cường kênh online và đến nay tốc độ xử lý đơn hàng online được cải thiện rất nhiều. Các đơn hàng sau 17h sẽ được giải quyết giao vào ngày kế tiếp", đại diện siêu thị này cho biết.
Đã có nhiều lo lắng người dân sẽ đổ dồn đến siêu thị mua sắm trong giờ mở cửa, tuy nhiên theo các nhà bán lẻ, hiện sức mua đã giảm nhẹ sau thời gian người dân tích trữ lớn.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, giám đốc đối ngoại Central Group, cho biết không chỉ hoạt động bán hàng sẽ ngừng sau 18h tuân thủ theo chỉ thị của thành phố mà các đơn hàng online giao cũng chỉ xử lý giao trong thời gian 7h - 17h. "Chúng tôi đã tính toán lại thời gian giao nhận hàng, xếp hàng lên kệ để phù hợp giờ mua sắm mới", đại diện Central Group cho biết.
Nhiều nơi dừng bán online
Tuy nhiên, theo các nhà bán lẻ, hiện đơn hàng online đang gặp khó do các công ty quản lý shipper công nghệ phải giảm 10% số lượng nhân viên so với thời điểm trước ngày 22-7.
Đại diện AEON Việt Nam cho biết do số lượng đơn hàng trước đây còn khá lớn, trong khi tìm người giao hàng khó khăn, vì vậy siêu thị quyết định tạm dừng bán hàng online từ ngày 26-7, kể cả qua các ứng dụng Grab, Now.
Trong ngày 26-7, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm cũng tắt app, ngưng nhận đơn hàng do không tìm được shipper. Trên một số ứng dụng đa dịch vụ như Grab, Now... số gian hàng thông báo đóng cửa tăng vọt, đơn hàng giảm chỉ bằng 20-30% trong khi hàng nhập về khá dồi dào.
Nhiều nhà phân phối cho biết đang làm việc với Sở Công thương TP.HCM để đảm bảo hàng hóa được đến tay người dân thuận lợi hơn trong những ngày tới.
Tăng cường kiểm tra hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Trung Kiên cho biết, tỉnh đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng hàng hóa tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn, nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Đoàn...