Đề xuất cho người nước ngoài sở hữu, kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng ở Phú Quốc
Cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hợp pháp được quyền sở hữu, kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại Phú Quốc như đối với đất ở là đề xuất của ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường – Ảnh: V.A.
Đề xuất táo bạo được giáo sư Đặng Hùng Võ đưa ra tại Hội thảo không gian đô thị Phú Quốc, sự dịch chuyển mạnh mẽ của xu hướng đầu tư mới, do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tạp chí Reatimes tổ chức ngày 11-8 tại Hà Nội.
Ông Võ cho rằng để phát triển, Phú Quốc cần những chính sách, cơ chế đặc thù, lấy hội nhập khu vực và quốc tế làm cơ sở. Theo đó, Phú Quốc cần được phép áp dụng những chính sách riêng về đất đai và tìm vốn đầu tư.
Ông Võ đề xuất bốn nhóm chính sách đất đai, bất động sản để phát triển thành phố biển đảo Phú Quốc.
Đó là cho phép áp dụng cơ chế góp đất và điều chỉnh lại đất đai để phát triển đô thị, phát triển hạ tầng, phát triển các khu du lịch, cơ chế này đã được đưa vào nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương như một yêu cầu đổi mới.
Video đang HOT
Cho phép chế độ sử dụng đất vào mục đích phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tương đương như đất ở – sử dụng đất dài hạn.
Mở rộng quyền sở hữu và kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng với người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam tương đương như đất ở.
Cho phép các chủ đầu tư dự án được thế chấp bằng bất động sản ở Việt Nam tại các tổ chức tín dụng có pháp nhân nước ngoài.
“Tất cả 4 chính sách này đều chưa được Luật đất đai 2013 cho phép áp dụng, nhưng tôi cho rằng Quốc hội cần cho phép áp dụng tại Phú Quốc 4 nhóm chính sách này để tăng tốc quá trình đầu tư phát triển và tăng tính hấp dẫn của Phú Quốc. Việc cho phép như vậy hoàn toàn phù hợp với đặc thù của một khu hành chính đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế”, giáo sư Võ nhấn mạnh.
Toàn cảnh hội thảo về bất động sản Phú Quốc ngày 11-8 – Ảnh: V.A.
Dự báo thị trường bất động sản Phú Quốc giai đoạn 2022 – 2025, ông Nguyễn Văn Đính, chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng thị trường giai đoạn sắp tới chắc chắn có sự phân lọc mạnh trong lựa chọn đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp. Những dự án chất lượng kém, khả năng kinh doanh thấp sẽ khó thu hút các nhà đầu tư tham gia.
Trong khi ở phân khúc bất động sản đô thị và nhà ở, do tính khan hiếm, có tiềm năng phát triển nên bất động sản nhà ở Phú Quốc vẫn thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trên cả nước. Đặc biệt là những sản phẩm được cung cấp bởi các dự án chính thống, chất lượng hạ tầng tốt, cảnh quan đẹp, có khả năng khai thác kinh doanh hiệu quả, ông Đính nhấn mạnh.
Đánh giá về sự dịch chuyển của thị trường bất động sản Phú Quốc thời gian tới, ông Bùi Văn Doanh, viện trưởng Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam, dự báo sau giai đoạn đầu phát triển nhanh chóng của bất động sản du lịch đủ đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch, xu hướng sắp tới thị trường sẽ phát triển song song hai loại hình bất động sản du lịch và bất động sản nhà ở đô thị.
6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản TP.HCM "giảm tốc", trầm lắng
Từ cuối quý II/2022, thị trường bất động sản TP.HCM có dấu hiệu "giảm tốc", phát triển chậm lại, trầm lắng, nhất là trên thị trường bất động sản thứ cấp.
Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 36.000 doanh nghiệp xây dựng, với số vốn đăng ký khoảng hơn 855.000 tỷ đồng và khoảng hơn 11.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, với số vốn đăng ký khoảng hơn 1.211.000 tỷ đồng.
Về nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng trưởng âm, giảm 5,82% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai của 17 dự án với tổng số 9.456 căn nhà với tổng diện tích sàn là 860.205m2, trong đó căn hộ chung cư: 8.937 căn, diện tích sàn: 668.644m2; nhà ở thấp tầng 519 căn, diện tích sàn: 191.561m2; tổng giá trị cần huy động vốn: 77.591 tỷ đồng.
Xét về phân khúc, phân khúc cao cấp có 7.577 căn, chiếm 80,13%; phân khúc trung cấp: 1.879 căn, chiếm 19,87%; phân khúc bình dân: 0 căn, chiếm 0%.
So sánh kết quả 6 tháng đầu năm 2022 với 6 tháng đầu năm 2021 cho thấy số dự án huy động vốn tăng 8,3%; tổng số nhà ở (căn) tăng 46,58%; tổng giá trị cần huy động vốn tăng 434,26%; phân khúc căn hộ cao cấp tăng 111,29%; phân khúc căn hộ trung cấp giảm 34,41%; phân khúc căn hộ bình dân bằng 0%.
Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), đây là dấu hiệu lệch pha cung cầu và cũng là chỉ dấu rõ rệt nhất của sự phát triển thị trường bất động sản thiếu bền vững. Để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển bền vững, cân bằng thì phân khúc căn hộ bình dân, giá vừa túi tiền của đại bộ phận khách hàng có nhu cầu phải giữ ở tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là phân khúc căn hộ trung cấp; còn phân khúc cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.
Về chuyển nhượng dự án, từ đầu năm 2021 đến nay, TP.HCM chỉ có 1 dự án được xem xét đủ điều kiện chuyển nhượng.
Sở Xây dựng nhận xét, việc chuyển nhượng dự án là một trong các biện pháp giải quyết những khó khăn cho từng dự án, góp phần khôi phục dự án, tiếp tục khởi công xây dựng lại đối với các dự án ngưng thi công, hoàn thiện công trình, đưa sản phẩm vào thị trường, giải quyết được hàng tồn kho. Tuy nhiên, tình hình chuyển nhượng dự án nhà ở trong thời gian qua giảm mạnh do chưa đầy đủ các thủ tục pháp lý, đồng thời cũng do thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung dự án mới, đặc biệt là những dự án phân khúc nhà ở bình dân.
HoREA cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại TP.HCM là ngành duy nhất tăng trưởng âm, giảm 5,82% so với cùng kỳ năm 2021. Từ cuối quý 2/2022, thị trường bất động sản có dấu hiệu "giảm tốc", phát triển chậm lại, trầm lắng, nhất là trên thị trường bất động sản thứ cấp.
NHNN tăng cường kiểm soát dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao Tại văn bản trả lời Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, các giải pháp đang hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh; đồng thời kiểm soát dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán. NHNN đang kiểm soát dòng...