Đề xuất cho người dân nhận BHXH một lần ở mức rất thấp
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng siết chặt quy định nhận bảo hiểm xã hội một lần, bổ sung đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm…
Tính đến năm 2020, mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), vẫn còn gần 32 triệu người trong độ tuổi lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia BHXH.
Bộ LĐ-TB&XH vừa cho biết như trên, đồng thời kiến nghị Chính phủ sớm sửa Luật BHXH 2014.
Nhân viên bảo hiểm xã hội vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ảnh: V.LONG
Theo cơ quan này, tính đến cuối 2020, Việt Nam có khoảng 14,1 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu. Trong khi chỉ trên 3,1 triệu người được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng (chiếm 22,1%). Nếu tính cả những người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì tổng cộng chỉ gần 5 triệu người.
“Như vậy, cho đến nay vẫn còn khoảng 9,2 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (chiếm 65%) chưa thuộc diện bao phủ của hệ thống BHXH hoặc tầng an sinh xã hội nào khác…”- Bộ LĐ-TB&XH cho hay.
Video đang HOT
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, bình quân người tham gia BHXH đóng góp trong 28 năm với tỉ lệ 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất, trong khi hưởng lương hưu bình quân 25 năm với tỉ lệ hưởng bình quân cao là 70,1%.
Cạnh đó, tương quan giữa số người đóng và số người hưởng có xu hướng ngày càng giảm. Năm 1996, cứ có 217 người đóng BHXH thì chỉ có một người hưởng lương hưu. Đến năm 2020, chưa đến 8 người đóng thì có một người hưởng lương hưu. Tỉ lệ số chi trên số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian qua đang có xu hướng tăng lên.
Đặc biệt, tỉ lệ hưởng lương hưu trên số năm đóng góp của Việt Nam hiện nay là khá cao, mức tối đa là 75% cho 35 năm đóng góp đối với nam, và 30 năm với nữ, tương ứng với tỉ lệ tích lũy là 2,14% cho mỗi năm đóng góp đối với nam và 2,5% với nữ.
“Theo Tổ chức Lao động quốc tế, với tỉ lệ này Việt Nam thuộc loại hào phóng nhất thế giới…”- Bộ LĐ-TB&XH cho hay.
Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa Luật BHXH năm 2014 theo hướng bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng có điều kiện và khả năng như chủ hộ kinh doanh cá thể. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…
Cạnh đó, quy định cụ thể việc tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động làm việc không trọn thời gian. Bổ sung quy định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với trường hợp công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động.
Điều chỉnh quy định điều kiện hưởng BHXH một lần theo hướng có lộ trình tiến tới chỉ giải quyết đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không có nhu cầu đóng tiếp. Trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hợp pháp hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà có nhu cầu nhận một lần. Hoặc quy định trường hợp chưa hết tuổi lao động mà nhận bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng thấp hơn.
“Ngoài ra, sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu, từ 20 năm như hiện nay xuống còn 15 năm và hướng tới 10 năm. Với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội…”- Bộ LĐ-TB&XH đề xuất.
890 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đến hết tháng 10 năm nay, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã vượt mốc 890 nghìn người, tăng gần 317 nghìn người so với cuối năm 2019.
Ảnh: VSS.
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến hết tháng 10 năm nay, số người tham gia BHXH là 15,67 triệu người, chiếm khoảng 31,8% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
Trong đó, BHXH bắt buộc là 14,78 triệu người, giảm 418.900 người so với cuối năm 2019. Số người còn phải phát triển đến cuối năm để đạt chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao là 1,26 triệu người.
Bên cạnh đó, số người BHXH tự nguyện là 890.300, tăng 354.900 người so với cùng kỳ năm 2019, tăng 316.400 người so với cuối năm 2019. Con số còn phải phát triển đến cuối năm để đạt kế hoạch giao là 309.900 người. Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 86,24 triệu người, đạt tỷ lệ khoảng 89,1% dân số tham gia BHYT; tăng 622.500 người so với cùng kỳ năm 2019...
Đây là thông tin từ buổi làm việc của BHXH Việt Nam với BHXH 15 tỉnh, thành phố về công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT.
Đến nay, một số địa phương đã đạt và vượt chỉ tiêu phát triển người tham gia do BHXH Việt Nam giao. Thí dụ, Bắc Ninh, Bắc Giang vượt chỉ tiêu đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Hải Dương, Hà Tĩnh, Kon Tum vượt chỉ tiêu đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Tuy nhiên, nhiều địa phương thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng do BHXH Việt Nam giao chưa đúng với tiềm năng, số tiền nợ còn khá cao. Tỷ lệ nợ BHXH bắt buộc bình quân chung toàn quốc là 92,1%. Tỷ lệ nợ BHXH tự nguyện bình quân chung toàn quốc là 74,2%. Tỷ lệ BHYT bình quân chung toàn quốc là 97,9%.
Trước đó, 2019 là một năm thành công, ghi nhận sự phát triển vượt bậc của BHXH tự nguyện, tăng thêm 280 nghìn người tham gia. Qua đó, nâng tổng số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 551 nghìn, chiếm 1,12% lực lượng lao động trong độ tuổi, giúp về đích trước hai năm trong chỉ tiêu được giao của Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH.
Gỡ vướng mắc bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc tại cấp xã Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giải quyết vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với Phó Chỉ huy trưởng Quân sự, Phó trưởng Công an và người làm việc theo hợp đồng lao động tại UBND cấp xã. Chính phủ yêu cầu tìm cách gỡ...