Đề xuất cho mang thai hộ nhưng cấm… đẻ thuê
Dự thảo mới nhất của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình thiết kế quy định cho phép mang thai hộ nhưng khép chặt các các điều kiện đối với người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ để tránh mục đích thương mại…
Trình Chính phủ xem xét cho ý kiến về dự thảo mới đây của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ Tư pháp nêu nhiều vấn đề “ nóng” đang nổi lên trong dư luận.
Báo cáo về các hướng ý kiến liên quan đến vấn đề mang thai hộ, Bộ Tư pháp cho biết, nhiều người đề xuất cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (chỉ cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại) để tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, được quyền làm cha, mẹ theo nguyện vọng.
Vụ việc phát giác đường dây “đẻ thuê” có nhiều cô gái Việt tham gia tại Thái Lan đã thể hiện rõ thực tế của vấn đề (ảnh: Vtc.vn).
Tuy nhiên, để tránh bị lạm dụng, pháp luật phải quy định chặt chẽ, cụ thể các điều kiện đối với người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ; hình thức pháp lý của việc mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên và nhiều vấn đề khác có liên quan đến việc mang thai hộ.
Video đang HOT
Hướng quan điểm “cứng rắn” hơn lại đề nghị nghiêm cấm việc mang thai hộ với lý do đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có thể mang lại nhiều hậu quả xấu về mặt xã hội, mặt khác cũng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Cơ quan soạn thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi tán thành với hướng nới quy định, cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Một nội dung khác, về tuổi kết hôn, Bộ Tư pháp hạ tuổi kết hôn với nam giới từ mức 20 tuổi như luật hiện hành xuống mức 18 tuổi, bằng độ tuổi áp dụng cho nữ.
Lý do đưa ra, quy định độ tuổi kết hôn như vậy để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự, pháp luật về tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Pháp luật dân sự hiện hành quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã thành niên, nếu không ở tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được quyền tham gia tất cả các quan hệ dân sự và tố tụng dân sự.
Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác thì pháp luật cũng quy định nam giới từ đủ 18 tuổi là đã có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước Nhà nước và xã hội. Ví dụ, theo Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân nam từ đủ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của luật này.
Việc hạ tuổi kết hôn là để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giới đã được quy định trong Công ước CEDAW mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng lập luận, trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện nay, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống, góp phần nâng cao thể chất và trí tuệ của người Việt Nam, vì vậy, việc quy định tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 18 thay vì 20 tuổi như hiện nay là phù hợp.
Công nhận “hợp đồng hôn nhân”? Dự thảo sửa đổi luật Hôn nhân và gia đình lần này cũng đưa nhiều đề xuất mới, mở ra hướng công nhận “hợp đồng hôn nhân”, chế độ tài sản thỏa thuận của vợ chồng, chế định ly thân… Bộ Tư pháp đánh giá, một số quy định của luật hiện hành còn cứng nhắc, chưa tạo được cơ chế pháp lý linh hoạt, phù hợp với bản chất của các quan hệ hôn nhân và gia đình. Ví dụ, việc chỉ quy định một chế độ tài sản duy nhất của vợ chồng là chế độ tài sản pháp định mà không có quy định cho phép vợ chồng được lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (chế độ tài sản ước định) nên chưa đảm bảo cho vợ chồng thực hiện được quyền tự thỏa thuận, tự định đoạt đối với tài sản của mình đã được quy định trong pháp luật dân sự. Đối với cơ chế giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng, luật hiện hành cũng chỉ mới dự liệu hai giải pháp là hòa giải đoàn tụ và giải quyết cho ly hôn, trong khi trên thực tế, ngoài hai giải pháp này, nhiều cặp vợ chồng lại mong muốn lựa chọn giải pháp ly thân với tư cách là phương thức giải quyết phù hợp nhất đối với tình trạng quan hệ hôn nhân, gia đình của họ.
Trong khi ly thân được đnahs giá là một biện pháp giúp các bên vợ, chồng tránh tình trạng bạo lực gia đình; ly thân tạo điều kiện cho vợ chồng có thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi tới quyết định cuối cùng trong giải quyết mâu thuẫn của mình là ly hôn… Đây là một vấn đề thực tiễn được cơ quan soạn thảo nhấn mạnh là giải pháp được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn khi họ chưa muốn ly hôn nên luật không thể né tránh. Đặc biệt, đây là giải pháp rất hữu ích cho cộng đồng người Công giáo vì theo giáo lý, họ không được phép ly hôn.
Theo Dantri
Chiến dịch nhắn tin từ thiện qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia
Để thực hiện tốt chỉ thị số 22/CT-BTTTT về công tác phòng, chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013, ngày 28/6/2013, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Xuân Trụ đã chủ trì cuộc họp thống nhất kế hoạch thực hiện chiến dịch vận động quyên góp từ thiện qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia (1400).
Chiến dịch với tên gọi "Chung tay hành động vì đồng bào chiến sĩ biển, đảo", dự kiến thực hiện từ 15/8/2013 đến 14/10/2013.
Theo đó, chiến dịch sẽ sử dụng cổng 1400 và hạ tầng mạng lưới dịch vụ của ngành Thông tin và Truyền thông để người dùng dịch vụ đóng góp tiền ủng hộ việc tăng cường chất lượng thông tin liên lạc cho đồng bào, chiến sĩ Trường Sa phục vụ phòng chống thiên tai, ổn định cuộc sống, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là hai đơn vị chủ trì chiến dịch "Chung tay hành động vì đồng bào chiến sĩ biển, đảo".
Dự kiến, để đáp ứng nhu cầu quyên góp, ủng hộ của người sử dụng dịch vụ nhắn tin qua cổng 1400, chiến dịch sẽ sử dụng hai đầu số nhắn tin là 1405 (10.000 VNĐ/SMS) và 1408 (16.000 VNĐ/SMS).
Tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Xuân Trụ cũng đề nghị các cơ quan truyền thông trong và ngoài ngành cùng phối hợp tổ chức hiệu quả các kế hoạch truyền thông cho chiến dịch trong suốt thời gian mở cổng. Đồng thời, về phía đơn vị, Cục Viễn thông sẽ tích cực vận động, cán bộ công nhân viên tham gia nhắn tin ủng hộ.
Dự thảo kế hoạch thực hiện chiến dịch "Chung tay hành động vì đồng bào chiến sĩ biển, đảo" nhận được sự ủng hộ và tham gia góp ý hoàn thiện của các cơ quan truyền thông. Sau khi đã có sự thống nhất của các đơn vị, Cục Viễn thông sẽ báo cáo Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ đó, Lãnh đạo Bộ sẽ có văn bản chính thức gửi các đơn vị tham gia và Cục Viễn thông sẽ trực tiếp phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện tốt các nội dung có liên quan tới chiến dịch.
Theo vietbao
Đề xuất bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới Bộ Tư pháp đồng ý với đề xuất chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới nhưng trong luật cần có quy định để ngăn ngừa thái độ kỳ thị người đồng tính, tạo cơ sở pháp lý giải quyết các quan hệ về tài sản và con khi họ sống chung như vợ chồng. Bộ Tư pháp vừa công bố dự thảo Luật...