Đề xuất cho cá độ 10 triệu/ngày để ‘người nghèo không chơi’
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa đề nghị nâng hẳn mức giới hạn đặt cược tối thiểu 1 triệu và tối đa 10 triệu/ngày.
Trong buổi thảo luận về Dự thảo nghị định kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế tại phiên họp Thường vụ Quốc hội sáng 14/8, nhiều ý kiến cho rằng giới hạn đặt cược tối đa 1 triệu đồng/ ngày là quá thấp.
Nếu giới hạn mức cao nhất là 1 triệu đồng/ ngày, người dân sẽ lại bỏ ra cá độ bất hợp pháp ở các mạng nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Hiện, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội lo ngại rằng giới hạn mức cược thấp nhất là 10 ngàn đồng và cao nhất là 1 triệu đồng/ ngày quá thấp và “chẳng ai thèm chơi”.
“Tôi cũng chẳng giàu gì, nhưng luật phải phán ảnh thực trạng xã hội hiện nay. Đã không tổ chức thì thôi, nhưng nếu chỉ đặt cược 10 nghìn đến 1 triệu thì mức này quá thấp. Mua mớ rau muống, quả mướp đã 10 ngàn đồng rồi. Tôi đề nghị nên nâng mức từ 50 nghìn đến 5 triệu/ ngày. Nếu chúng ta giới hạn mức đặt cược thấp như thế thì người ta sẽ chơi hết ở những trang mạng nước ngoài. Chúng ta không chạy theo tất cả các quy định của các nước nhưng nó cũng phải phù hợp với thực tế”, ông Hiện nhận định.
Đồng tình, bà Trương Thị Mai, chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội cho rằng mức giới hạn đặc cược từ 10 ngàn đến 1 triệu đồng chưa chắc đã khống chế được người chơi có thu nhập thấp. “Mấy hôm nay tôi đọc báo rất lo lắng vì tình trạng sinh viên vay xã hội đen đánh bạc. Cạnh đó, nếu chơi trên 1 triệu là bất hợp pháp thì sẽ không đáp ứng nhu cầu của người có nhiều tiền”, bà Mai băn khoăn.
Bổ sung, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng Dự thảo nghị định nên xác định lại đối tượng tham gia. “Chúng ta giới hạn mức cược tối thiểu từ 10 ngàn đồng thì ai cũng có thể tham gia được. Tôi đề nghị nâng hẳn mức giới hạn đặt cược tối thiểu 1 triệu và tối đa 10 triệu/ngày để chỉ có người giàu mới có thể tham gia cá cược, còn người nghèo khó mà chơi được”, ông Khoa nói.
Video đang HOT
Cạnh đó, ông Khoa cho rằng bóng đá đang là vấn đề rất phức tạp. Nếu chỉ quy định chung chung thì có khi không quản lý được mà để người ta lợi dụng cái hợp pháp để làm cái phi pháp. Chính phủ cần phải làm rõ mục tiêu quan điểm xây dựng Nghị định này.
“Nghị định có phải là để thu hút đầu tư không hay phải lấy mục tiêu tạo ra sân chơi hợp pháp để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp đang diễn ra, nhất là cá độ bóng đá? Cá độ bóng đá đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Việc thu hút đầu tư không phải là mục tiêu chính mà là giải quyết các vấn đề xã hội. Do đó, các quy định trong Nghị định phải chặt rất chặt chẽ”, ông Khoa nhận định.
Mặt khác, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Ksor Phước vẫn băn khoăn về việc có nên hợp pháp hóa cá độ hay không. “Phải chăng thị trường thế giới có gì thì chúng ta đều hợp pháp hóa nó vào VN. Riêng trong vấn đề cá độ, cá cược này, tôi muốn hiểu quan điểm của Chính phủ đã. Về lợi ích, tôi đọc hết mà không thấy có mặt trái, lẽ ra ngân hàng phải có đánh giá tác động về mặt rửa tiền. Rồi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng phải có tác động xem Dự thảo này có làm hạn chế tiêu cực trong bóng đá Việt Nam hay không? Không phải quốc tế có cái gì là chúng ta có cái đấy nhưng Thường vụ không đồng ý thì lại bị bảo là những ông già lạc hậu, không phù hợp với thời đại”, ông Phước đắn đo.
Trái lại, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lại ủng hộ chủ trương ra nghị định này vì cá độ là nhu cầu trong thực tế. Tuy nhiên, Nghị định cho phép cả người Việt Nam, người nước ngoài đầu tư nhưng lại không thấy phí và lệ phí này. Ông Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng nên hủng hộ chính phủ ban hành Nghị định này vì nhận thức về tư duy xã hội chủ nghĩa trong mỗi thời kỳ phải khác nhau. Thận trọng là đúng nhưng không có nghĩa là đóng cửa với cá độ, đặt cược.
Theo Tri thức
Khiếu nại tố cáo về đất đai rất nghiêm trọng !
Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khiếu nại, tố cáo (KN-TC) phổ biến về quyết định hành chính liên quan đến đất đai của các cấp chính quyền đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) phân tích tại phiên họp sáng qua, 18.9.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện phát biểu tại phiên thảo luận sáng qua - Ảnh: TTXVN
Khai cuộc phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện bày tỏ lo ngại trước số vụ KN-TC về đất đai lên tới gần 70% trong tổng số các vụ việc KN-TC thời gian qua và ông gọi đó là điều "rất bất bình thường".
Theo phân tích của ông Hiện thì với tỷ lệ các vụ KN-TC đúng, có đúng có sai cộng với gần 20% vụ dân khởi kiện đúng về quyết định hành chính của các cấp chính quyền ra tòa án cho thấy tỷ lệ các vụ KN-TC đúng đã lên tới gần 70%. Nhưng điều khiến ông băn khoăn hơn là không thấy ông chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh nào ra tòa vì quyết định hành chính khi bị dân khởi kiện. "Từ ngày thành lập tòa hành chính đến giờ hầu như không có ông chủ tịch tỉnh, huyện nào ra tòa mà chỉ ủy quyền cho một cán bộ dưới quyền nào đó. Cách tổ chức như thế làm sao thi hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật được", ông Hiện đặt vấn đề.
Một ngày "có mấy quyết định khác nhau" về một vụ việc
Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai đến nay là rất nghiêm trọng khi có tới 70% tổng số các vụ việc khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực này. Nghiêm trọng hơn nữa là khi các quyết định hành chính của nhà nước sai mất một nửa. Với những quyết định đúng mà dân vẫn kiện, chứng tỏ lỗi một phần do chính sách pháp luật chưa hợp lý
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
Phân tích nguyên nhân dẫn tới việc dân khiếu kiện về đất đai chiếm tỷ lệ lớn, ông Hiện cho rằng, ngoài nguyên nhân đoàn giám sát chỉ ra trong báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết KN-TC của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, còn phải xem xét nguyên nhân do cơ chế thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng cho người bị thu hồi đất với giá rẻ mạt, có nơi "vài chục mét vuông đất, tiền đền bù chưa được một bát phở", cũng như cần làm rõ nguyên nhân tham nhũng làm phát sinh khiếu kiện. "Báo cáo giám sát không nói đến nguyên nhân này nhưng tôi chắc là có. Đất đai gần như là mảnh đất, môi trường màu mỡ nhất cho tham nhũng xảy ra, chính vì nguyên nhân đó nên dân mới không đồng tình, mới KN-TC nhiều", ông Hiện nói.
Đồng tình với nhận định này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa dẫn chứng một vụ việc KN-TC kéo dài ở Phú Thọ, "qua 2 đời Tổng thanh tra Chính phủ vẫn không giải quyết được và đến giờ này vẫn đang diễn biến phức tạp do chính quyền ban hành quyết định sai, cứ đùn đẩy giải quyết", và nhấn mạnh: "Nhiều quyết định giao đất của chúng ta tiêu cực dẫn tới cán bộ không muốn xử lý, khi xử lý thì nể nang, bao che, kéo dài".
Nguyên nhân khác dẫn tới phát sinh nhiều khiếu kiện mà ông Khoa chỉ ra là sự tùy tiện trong ban hành quyết định hành chính của chính quyền địa phương liên quan đến thu hồi đất, mỗi ngày ông chủ tịch tỉnh có thể ban hành 2 quyết định khác nhau trong cùng một vụ việc. Và ông dẫn chứng trường hợp thu hồi đất, cưỡng chế giải phóng mặt bằng để làm đường cao tốc Lào Cai - Nội Bài vừa qua: "Khi tôi đi tiếp xúc cử tri, họ kéo cả làng mấy chục người đến, đưa ra các quyết định hành chính của chính quyền cho thấy, chưa đầy một ngày đã có mấy quyết định hành chính khác nhau về một vụ việc".
Phải làm rõ địa chỉ chịu trách nhiệm
Qua thảo luận, nhiều ủy viên TVQH cho rằng, thực tế cho thấy có tới gần 50% vụ việc dân khiếu kiện đúng về quyết định hành chính của chính quyền, nhưng báo cáo giám sát lại không chỉ rõ được ai, cấp nào, tổ chức nào ban hành quyết định sai, cần phải chịu trách nhiệm.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh: "Tình hình KN-TC của công dân về đất đai đến nay là rất nghiêm trọng khi có tới 70% tổng số các vụ việc KN-TC về lĩnh vực này. Nghiêm trọng hơn nữa là khi các quyết định hành chính của nhà nước sai mất một nửa. Với những quyết định đúng mà dân vẫn kiện, chứng tỏ lỗi một phần do chính sách pháp luật chưa hợp lý".
Chủ tịch QH đề nghị các cơ quan Chính phủ, Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ TN-MT nên tiến hành rà soát lại các quyết định hành chính, có địa chỉ rõ ràng để xử lý và kết quả xử lý báo cáo QH. "Quyết định sai ảnh hưởng đến dân thì phải đền bù cho dân. Sai ở đâu sửa ở đó. Dự thảo Nghị quyết giám sát trình QH kỳ họp tới phải làm rõ tính chất mức độ KN-TC của dân hiện nay, đồng thời, phải chỉ ra được những cái sai hiện hành để sửa, những cá nhân tổ chức làm sai để làm rõ địa chỉ chịu trách nhiệm", ông nhấn mạnh.
4 nhóm nguyên nhân chính phát sinh khiếu kiện
Trong báo cáo giám sát, Đoàn giám sát của Ủy ban TVQH (do Ủy ban Kinh tế chủ trì) chỉ ra 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới phát sinh khiếu kiện về đất đai: Một là sự bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai (quy định thiếu tính ổn định, chưa đồng bộ giá đền bù nhiều nơi chưa sát thị trường...). Hai là những tồn tại, hạn chế trong việc ban hành các quyết định hành chính (một số quyết định hành chính thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai... còn có sai sót, một số quyết định giao đất, cho thuê đất chưa đảm bảo những điều kiện cần thiết theo quy định...). Ba là những yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai, sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức. Bốn là sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân.
Đoàn giám sát cũng đề xuất 15 kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết KN-TC của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, trong đó có việc sửa luật Đất đai hiện hành hoàn thiện quy định pháp luật về giám sát công tác giải quyết KN-TC, tăng cường và phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm QH, HĐND, ĐBQH, ĐB HĐND... trong việc giám sát.
Theo TNO
Có mã số định danh vẫn giữ chứng minh thư, hộ khẩu? "Mã số định danh có thay thế chứng minh thư hiện nay?", "Có thêm số định danh chỉ thêm rắc rối chứ không thay thế được gì. Như thê khác nào thêm người thêm việc"... Các đại biêu băn khoăn vê dự luât Hô tịch. Chiều 13/8, dự luật Hộ tịch lần thứ 2 được trình xin ý kiến UB Thường vụ Quôc...