Đề xuất chính sách về thuế đối với ôtô sản xuất trong nước
Trước những khó khăn của ngành công nghiệp sản xuất ôtô trong nước do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng tiếp tục gia hạn việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa hoàn thiện Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trong đó có ngành ôtô trong nước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, Chính phủ đã cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm kệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, hoặc lắp ráp trong nước đến hết năm 2020.
Thực tế cho thấy, các chính sách này đã phát huy tác dụng, vừa hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vừa kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Một số địa phương (Quảng Nam, Ninh Bình) đề xuất cho phép tiếp tục gia hạn áp dụng các chính sách này đến hết năm 2021. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng tiếp tục gia hạn việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021.
Đồng thời, việc nghiên cứu đánh giá tác động dịch bệnh để có thể xem xét tiếp tục giảm lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước cũng được nêu.
Chính sách trên cực kỳ quan trọng bởi tác động trực tiếp đến ngành sản xuất ôtô đang đối diện với nguy cơ khủng hoảng toàn diện như tổng cầu đang giảm, thiếu linh kiện, trong đó đặc biệt là chip, chi phí vận chuyển đắt đỏ do giao thông khó khăn.
Video đang HOT
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chính sách để “cứu” ôtô sản xuất trong nước. Ảnh minh hoạ: Nguyễn Lan
Bộ Công Thương cũng cho biết, việc xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích sản xuất và kích thích người tiêu dùng sử dụng xe ôtô điện thân thiện với môi trường, góp phần giảm lượng khí thải phát tán ra môi trường của phương tiện giao thông, góp phần bảo vệ môi trường là cần thiết.
Điều này còn phù hợp với định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22.3.2018 của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16.7.2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, việc áp dụng thí điểm chính sách ưu đãi không thu thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ áp dụng trong thời gian 5 năm để khuyến khích sản xuất và hỗ trợ người tiêu dùng sử dụng xe ôtô điện thân thiện với môi trường là có thể xem xét. Chính vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo.
Theo Nghị quyết của Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đệ trình chờ thông qua, mục tiêu của Nghị quyết là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, sớm kiểm soát được dịch bệnh, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Cần được ưu tiên giảm lệ phí trước bạ cho ôtô điện
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến của các bộ ngành chức năng về các chính sách ưu đãi thuế đối với ôtô điện chạy pin. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc ưu đãi thuế, phí cho ôtô điện là cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường
Cần "cú hích" phát triển ôtô điện
Trao đổi với Lao Động, ông Trương Đăng Tân - Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe quốc tế - cho biết, hiện nay, chi phí sản xuất xe điện cao hơn xe xăng; nếu không có ưu đãi về cơ chế, chính sách rất khó phát triển xe điện ở Việt Nam. Với doanh nghiệp - nếu không có lãi, họ sẽ không mặn mà đầu tư, sản xuất hoặc nhập khẩu các dòng xe thân thiện với môi trường.
Theo ông Tân, các quốc gia trên thế giới hiện có xu hướng hạn chế, hoặc loại bỏ dần các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời khuyến khích các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.
Trong đó, Singapore có kế hoạch loại bỏ dần các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040. Đồng thời, khuyến khích các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch như hỗ trợ mức phí đăng ký lên tới 20.000 đô la Singapore; tăng đầu tư xây dựng các trạm sạc điện lên 28.000 trạm vào năm 2030.
Ông Tân dẫn số liệu của hãng tư vấn Wood MacKenzie cho rằng, đến năm 2035, cứ 9 xe ôtô bán ra sẽ có 1 xe ôtô điện, nâng tổng số xe ôtô điện lên con số 125 triệu xe.
Tổ chức Bloomberg New Energy Finance cũng đưa ra dự báo đến năm 2022, xe ôtô điện sẽ rẻ bằng xe chạy xăng, khi ấy thị trường và doanh số xe ôtô điện sẽ càng tăng mạnh hơn nữa.
Theo ông Tân, ở Việt Nam, xe ôtô điện chạy bằng pin chiếm tỉ lệ rất nhỏ và hiện chỉ có Công ty sản xuất và kinh doanh Vinfast (Vinfast) thuộc Tập đoàn Vingroup đầu tư sản xuất xe ôtô điện. Chính vì vậy, để khuyến khích phát triển ôtô điện thì cần "cú hích" lớn về chính sách và cơ chế.
Chuyên gia cho rằng, ôtô điện cần được ưu đãi về thuế, phí. Ảnh minh họa: Vinh Anh
"Tôi cho rằng, Nhà nước cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho ôtô điện, để các nhà đầu tư sớm có kế hoạch phát triển dòng phương tiện này theo hướng chuẩn hóa hệ thống nhận diện.
Cùng với đó, cần có chính sách ưu đãi về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ cho ôtô điện. Việc ưu đãi thuế phí cho xe điện sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước, giúp giảm giá thành cho người dân" - ông Tân cho hay
Giảm lệ phí trước bạ cho ôtô điện cần được ưu tiên
Góp ý về chính sách cho ôtô điện, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, rất ủng hộ chính sách miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ với những dòng xe ôtô chạy điện và pin.
Đây là chính sách rất cần thiết để thúc đẩy việc sử dụng xe ôtô chạy pin, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nhiều tiềm năng này tại Việt Nam.
Về lộ trình và cách thức ban hành, VCCI đề nghị chính sách miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ với những dòng xe ôtô chạy điện và pin cần được ban hành nhanh chóng, triển khai được ngay trên thực tế để phát huy hiệu quả tốt nhất của chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Với lệ phí trước bạ, VCCI cho rằng, cần ưu tiên đưa dự thảo sửa đổi Nghị định về lệ phí trước bạ vào chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ sớm nhất.
Với thuế tiêu thụ đặc biệt, VCCI đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô chạy bằng pin trong thời gian nhất định thay vì chờ sửa tổng thể Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bởi vì quy trình sửa đổi một đạo luật thuế như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều ngành khác nhau, lộ trình 2 kỳ họp sẽ mất rất nhiều thời gian. Nếu quá chậm sẽ bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy lĩnh vực ưu tiên phát triển.
Bộ GTVT thống nhất với đề xuất ưu đãi thuế, phí cho ôtô điện Nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển các dòng xe ôtô điện chạy pin, góp phần bảo vệ môi trường, do đó cần có các chính sách ưu đãi thuế đối với loại phương tiện này. Liên quan đến việc Bộ Tài chính lấy ý kiến chính sách ưu đãi thuế với ôtô điện chạy pin, Bộ Giao thông Vận tải...