Đề xuất chi gần 225 tỷ đồng hỗ trợ người bị ảnh hưởng dịch COVID-19 ở Đà Nẵng
UBND Đà Nẵng thông qua tờ trình của Sở LĐ-TB&XH đề xuất gói kinh phí gần 225 tỷ đồng hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Chiều 10/4, tại phiên họp thường kỳ, UBND TP Đà Nẵng thống nhất thông qua tờ trình của Sở Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Cụ thể, Sở LĐ-TB-XH đưa ra mức chi dự kiến hỗ trợ mức 500 nghìn đồng/người/tháng trong 3 tháng đối với thân nhân người có công cách mạng hưởng trợ cấp thường xuyên, tổng mức hỗ trợ 615 triệu đồng cho 410 người.
Hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng trong 3 tháng đối với hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn thành phố (trừ hộ nghèo, cận nghèo chuẩn quốc gia) được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định 1027 ngày 24/3.
Hỗ trợ 500 nghìn đồng/người/tháng trong 3 tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc hộ nghèo, cận nghèo; bộ đội phục viên, xuất ngũ bị bệnh tâm thần hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị quyết 196/2018 của HĐND TP Đà Nẵng.
UBND TP Đà Nẵng thông qua tờ trình gói kinh phí gần 225 tỷ đồng hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Người mất sức lao động có thời gian công tác thực tế dưới 15 năm hết tuổi lao động, có hoàn cảnh khó khăn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 45/2010 của UBND TP Đà Nẵng cũng được hỗ trợ mức 500 nghìn đồng/người/tháng.
Video đang HOT
Sở LĐ-TB&XH cũng đề xuất hỗ trợ mức 500 nghìn đồng/người/tháng đối với trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, trẻ em con hộ nghèo, trẻ em khuyết tật nhẹ; người cao tuổi không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu tự nguyện vào sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập theo khoản 4, Điều 25 Nghị định 136/2013.
Tổng kinh phí hỗ trợ nhóm đối tượng đặc thù của Đà Nẵng là 29,931 tỷ đồng.
Cũng trong tờ trình này, Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng đề cập đến nhóm các đối tượng theo quy định của Trung ương được hỗ trợ từ 500 nghìn đồng – 1,8 triệu đồng/người/tháng trong vòng 3 tháng.
Tổng kinh phí hỗ trợ cho nhóm đối tượng này là 278,8 tỷ đồng, dự kiến ngân sách Đà Nẵng đảm bảo 70% (hơn 195 tỷ đồng).
Theo UBND TP Đà Nẵng, nguyên tắc hỗ trợ là đối tượng thuộc diện hưởng từ 2 chính sách hỗ trợ trở lên theo quy định của Chính phủ và thành phố thì chỉ được hưởng 1 chế độ hỗ trợ cao nhất.
Như vậy, tổng kinh phí đề xuất hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại Đà Nẵng là gần 309 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương dự kiến khoảng gần 84 tỷ đồng, ngân sách TP dự kiến khoảng hơn 225 tỷ đồng.
UBND TP Đà Nẵng sẽ trình ra kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng sắp tới để xem xét thông qua tờ trình.
XUÂN TIẾN
Xung quanh việc phụ huynh "tố" giáo viên Trường mầm non Ngôi Sao Xanh bạo hành trẻ trên facebook: Xuất phát từ thái độ ứng xử thiếu thiện chí
Trưa ngày 10-12, facebook (FB) cá nhân mang tên Hải Yến có đăng tải nội dung cảnh báo các phụ huynh (PH) đã, đang có ý định gửi con vào trường MN Ngôi Sao Xanh (Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng) thì nên xem xét lại.
Theo lời PH này cho biết, con trai họ đã 2 lần bị giáo viên (GV) trường này đánh, trong đó có một lần đánh gây bầm mặt, lại còn dùng dụng cụ "chà bồn" chà lên mặt gây trầy xước để nói dối với gia đình là cháu bị ngã. Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng đã tìm hiểu sự việc...
Trường MN Ngôi Sao Xanh.
Giáo viên có đánh trẻ nhưng không dùng dụng cụ chà bồn!
Sáng 11-12, tiếp xúc với phóng viên các báo, bà Phan Thị Thu Hà- Giám đốc Cty cổ phần Dịch vụ và phát triển giáo dục Chuyên Việt, đơn vị chủ quản trường MN Ngôi Sao Xanh- thừa nhận việc GV có đánh trẻ, nhưng chuyện PH mô tả "dùng dụng cụ chà bồn cố gắng cà lên mặt trẻ" là không có. Trên tinh thần cầu thị bà Thu Hà kể lại như sau:
Cháu A.T (28 tháng tuổi) được PH gửi vào trường vào năm 2018 và học lớp Star 3 do cô giáo P.T.T.H phụ trách. Ngày 17-9-2019, trong giờ học, vì bé A.T nghịch ngợm nên cô H. đã dùng phách dạy nhạc đánh vào má phải. Sau đó, khi cô H. vào nhà kho để đồ dùng dạy học và sạp ngủ cho trẻ (làm bằng sợi nhựa, dựng đứng), có 3 trẻ đi theo, trong đó có cháu A.T. Do kho chứa đồ chật chội nên khi các cháu chơi đùa khiến sạp nghiêng đổ, làm trầy xước nhẹ bên má trái cháu A.T. Trong lúc bối rối, cô H. đã xử lý không đúng phương pháp chuyên môn khi dùng dầu nóng xoa vào vết trầy gây bỏng rát khiến cháu càng thêm khó chịu.
Thấy mặt trẻ thêm đỏ, cô H. đã đưa A.T đến bồn rửa mặt trong phòng vệ sinh (có gắn camera) rồi dùng khăn màu hồng lau mặt cho cháu bằng nước ấm... Vì sợ, cô H. đã không thông báo sự việc với nhà trường và khi PH đến đón trẻ thì nói dối vết trầy xước trên là trẻ ngã ngoài sân. Khi PH làm việc với nhà trường, lãnh đạo trích xuất camera (có sự chứng kiến của gia đình), lúc đó cô H. mới thú thật đã không báo cáo trung thực sự việc. Sau khi làm việc và phân tích cho cô H thấy được sai phạm của mình, nhà trường đã có buổi làm việc với đại diện gia đình cháu A.T (bà nội). BGH cùng cô giáo H. đã gửi lời xin lỗi đến gia đình và cháu A.T và đã được gia đình thông cảm bỏ qua.
Với sai phạm này, cô H. đã bị nhà trường xử lý kỷ luật hạ một bậc lương, không cho cô làm công tác bán trú trong 3 tháng. Đồng thời không cho cô phụ trách lớp cháu A.T, thay cô N.K.V phụ trách.
Đến ngày 9-12, khi được cô giáo K.V cho rửa tay và đi vệ sinh trước khi ăn, bé A.T đã nghịch nước (bằng vòi xịt trong toilet) làm ướt áo quần. Trước khi thay đồ cho cháu, cô giáo này đã dùng tay phát vào mông 3 cái tại phòng học (có gắn camera). Chiều khi ba cháu A.T đến đón, cô K.V có thông báo sự việc trên nhưng không được PH thông cảm. Sáng hôm sau (10-12), PH cháu đến trường yêu cầu xem lại camera, đồng thời mong muốn nhà trường giải thích thấu đáo. Vào thời điểm này, bà Đỗ Thị An Khuê- Hiệu trưởng- đang đi kiểm tra bếp ăn. Cô Phan Thị Mỹ Thanh - nhân viên văn phòng, bộ phận tiếp nhận thông tin đã có thái độ ứng xử không mềm dẻo, giải thích sự việc không thấu đáo, thiếu thiện chí nên gây hiểu lầm, bức xúc cho PH. Chính vì thế, sau khi rút đơn không cho con học tại trường, trưa cùng ngày, PH đã đưa nội dung vụ việc lên FB.
Được biết, sau khi sự việc xảy ra, bà Phan Thị Thu Hà và Hiệu trưởng Đỗ Thị An Khuê đã đến nhà trao đổi cùng gia đình và có lời xin lỗi vì đã để xảy ra sự việc ngoài mong muốn trên. Đồng thời rất mong PH cùng với nhà trường thiện chí để giải quyết sự việc, và cũng mong sự thật phải được PH thể hiện cho đúng. Nhà trường đã đăng tải nội dung sự việc trên web của trường và có gửi lời xin lỗi đến "toàn thể quý PH và các bé. Đồng thời cam kết sẽ chấn chỉnh để chất lượng nhà trường ngày một tốt hơn!" (trích nguyên văn).
Phụ huynh phản ứng vì thái độ ứng xử thiếu thiện chí!
Chiều 11-12, giải thích chi tiết "dụng cụ chà bồn" nêu trong FB với chúng tôi (qua điện thoại), bà Đoàn Thị Hải Yến- mẹ cháu A.T- cho biết: "Qua camera, tôi thấy cô giáo dùng dụng cụ trên bồn rửa mặt giống như dụng cụ lau bồn (rửa mặt) chà lên mặt con tôi thì tôi nói là dụng cụ chà bồn. Đó là câu nói lịch sự. Dụng cụ này có thể là khăn, là miếng chà, hay là miếng gì đó, cũng có thể là miếng giẻ. Tôi không biết là gì, chỉ thấy nó có màu đỏ đỏ thì tôi nói là dụng cụ chà bồn". Về giải thích này của PH, Giám đốc Phan Thị Thu Hà cho biết, ở trường Ngôi Sao Xanh mỗi trẻ có 3 chiếc khăn. Một khăn màu hồng dùng để lau mặt, một khăn dùng để lau nước mũi, một khăn dùng để lau đồ ăn bị rơi vãi hoặc do các cháu nôn, ọe trong quá trình ăn. Phải chăng, dụng cụ màu đỏ đỏ mà PH nhìn thấy trên camera được trích xuất là chiếc khăn lau mặt trên?!
Cũng theo bà Hải Yến, việc cháu A.T bị đánh vào lần sau là nhẹ hơn so với lần đầu cháu bị đánh đã được gia đình bỏ qua. Điều đó cho thấy gia đình bà rất có thiện chí với nhà trường. Điều khiến cho gia đình bà bức xúc chính là khi con bà tiếp tục bị đánh lần 2, PH hỏi vì sao lại đánh trẻ thì GV trả lời với vẻ thách thức: "Em đánh cháu trước camera cho PH thấy". "Cô giáo nói như vậy là tôi không hài lòng. Tối về, chúng tôi thấy bức xúc. Sáng hôm sau không muốn cho cháu học ở đó nữa nên chúng tôi lên rút hồ sơ. Cô tiếp nhận thông tin PH tên Thanh có thái độ ứng xử như thách thức vậy. PH nói một câu, cô nói 10 câu. Tưởng lên sẽ được nghe nhà trường giải thích thấu tình đạt lý, ai ngờ được nghe giải thích như vậy nên càng bức xúc hơn. Đáng lý PH đang bức xúc thì phải tìm cách xoa dịu chớ, đây lại còn có thái độ thách thức, bất cần"- bà Hải Yến bức xúc chia sẻ. Cũng theo bà Hải Yến, nếu không thông cảm với nhà trường thì ngay khi cháu A.T bị GV đánh lần đầu, gia đình bà đã đăng lên FB rồi...
Trao đổi bà Trần Thị Thúy Hà- Trưởng phòng GD-ĐT Q.Hải Châu, được biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo phòng cùng chuyên viên và cả lực lượng CA đã xuống trường xác minh. Nhà trường cũng đã xác nhận việc GV có đánh HS nhưng bằng phách gỗ (lần đầu), đánh bằng tay vào mông trẻ (lần 2). Theo bà Thúy Hà, việc GV đánh lần 2 không nặng bằng lần đầu, nhưng do thái độ và cách tiếp nhận cùng cách xử lý của nhân viên trong trường khiến PH có cảm giác nhà trường không có tinh thần cầu thị trong việc nhận lỗi. Chính điều đó như "giọt nước tràn ly". Với trách nhiệm của mình, Phòng GD-ĐT Q.Hải Châu đã yêu cầu nhà trường báo cáo sự việc, tiếp đến yêu cầu làm kiểm điểm, đồng thời đang rà soát Nghị định 138 để tham mưu cho UBND Q.Hải Châu xử lý hành chính trên lĩnh vực giáo dục.
P.THỦY
Theo congandanang
Thả "tiểu hầu" về rừng Sáng 11-12, Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) tiếp nhận một cá thể khỉ con từ anh Nhân (trú Q. Thanh Khê, Đà Nẵng). Lực lượng chức năng tiếp nhận con khỉ của anh Nhân. Sau khi tiếp nhận, lực lượng chức năng đã kiểm tra sức khỏe cá thể khỉ con và làm các thủ tục thả...