Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần: Đẩy phần khó về người lao động?
Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất người lao động khi chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay.
Đời sống công nhân lao động còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh hoạ: Bảo Hân
Dự thảo đề cương sửa Luật Bảo hiểm xã hội đưa ra phương án người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay.
Còn phần của người sử dụng lao động đóng chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc chia sẻ.
Chị Lê Thị Phương Hoàn (thôn Đại Đồng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh) nghỉ làm công nhân tại một công ty từ năm 2020. Hai năm nay, chị đi bán hàng online để có thu nhập đảm bảo cuộc sống.
“Tôi đã chốt sổ bảo hiểm từ khi nghỉ việc. Làm nghề tự do, hiện tôi chưa đóng tiếp theo hình thức bảo hiểm tự nguyện. Tôi dự định nếu hoàn cảnh quá khó khăn, kẹt tiền thì tôi sẽ rút bảo hiểm xã hội 1 lần” – chị Hoàn nói.
Tham gia bảo hiểm xã hội mới được 3,5 năm, nên theo tính toán của chị Hoàn, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của chị (nếu đi rút) là không nhiều.
Video đang HOT
Chưa tìm hiểu kỹ về đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần, nhưng khi nghe phóng viên trao đổi cụ thể, chị Hoàn bày tỏ không đồng tình. “Tôi thấy đề xuất trên không hợp lý. Không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần cả, mà do cực chẳng đã, hoàn cảnh khó khăn quá mà thôi. Họ cần có một khoản để kinh doanh hay để chi tiêu tạm thời trước mắt trước khi đi kiếm kế mưu sinh khác. Đề xuất như vậy khác gì đẩy phần thua thiệt về phía những người vốn đang gặp khó khăn. Hơn nữa, số % giữ lại để làm gì thì chúng tôi không thể biết được” – chị Hoàn nêu ý kiến.
Chị Nguyễn Thuỳ Dương (Bắc Giang) cũng là một người đã bỏ làm công nhân như chị Hoàn. Sau gần 6 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách đây vài tháng, do sức khoẻ không đảm bảo, chị Dương quyết định nghỉ việc, trở về quê. Sổ bảo hiểm xã hội của chị đã được chốt.
“Tôi chưa tính đến rút bảo hiểm xã hội một lần mà dự định sẽ tiếp tục lên Khu công nghiệp Đình Trám (Bắc Giang) để làm công nhân, đóng tiếp bảo hiểm xã hội” – chị Dương cho biết.
Mặc dù chưa có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần, nhưng khi biết được đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần, chị Dương cho rằng, điều này không hợp lý, gây thiệt thòi cho người lao động. Theo chị, dù 14% đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là phần của doanh nghiệp, thì cũng có công sức làm việc của người lao động. Người lao động có máy móc, quản lý, nhưng nếu không có người lao động thì cũng không thể mang lại lợi nhuận. Vì vậy, có thể nói phần đóng của doanh nghiệp có sự đóng góp của chính những người lao động.
Chị Dương đặt câu hỏi, phải chăng đề xuất này là nhằm “làm khó” cho những người muốn rút bảo hiểm xã hội một lần khi tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn nhiều như hiện nay. Nếu vậy, đề xuất này liệu có phải chỉ là biến tướng của tư duy “không quản được thì cấm?”. Theo chị Dương, cần tìm giải pháp căn cơ hơn chứ không phải giải pháp đẩy phần khó về phía người lao động như vậy.
Bình luận dưới bài viết của Báo Lao Động, bạn đọc Tuan cũng đặt vấn đề về số tiền giữ lại khi nêu ra câu hỏi: Tiền của người lao động và nếu người lao động chỉ nhận được 8%, vậy sau này nếu hết tuổi lao động, người lao động có được nhận số còn lại không?
Người đang hưởng lương hưu cao nhất, tới 124 triệu đồng/tháng là ai?
Ông P.P.N.T nghỉ hưu từ năm 2015 với mức lương hưu gần 90 triệu đồng/tháng. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương hưu hiện tại của ông T. là 124.700.000 đồng/tháng, cao nhất Việt Nam trong nhiều năm.
Mức lương hưu tỉ lệ thuận với mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (Ảnh: P.N).
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TPHCM, người đang hưởng mức lương cao nhất trên địa bàn thành phố là ông P.P.N.T với số tiền 124.700.000 đồng/tháng. Ông T. nghỉ hưu từ tháng 4/2015 với mức lương hưu 87 triệu đồng/tháng, sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương hưu của ông T. tăng lên 101 triệu đồng/tháng và nay là hơn 124 triệu đồng/tháng.
Trước khi nghỉ hưu, ông N.T. là Tổng GĐ một công ty FDI với mức lương lên đến 250 triệu đồng/tháng, sau năm 2010 ông làm ở một công ty tư vấn toàn cầu. Trước năm 2006, số tiền đóng bảo hiểm không bị giới hạn mức trần, vì thế trung bình trong hơn 15 năm đầu, ông đóng 69 triệu đồng/tháng.
Đến thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, mức trần đóng bảo hiểm được giới hạn không quá 20 tháng lương cơ sở. Mức đóng của người này trong những năm còn lại trung bình khoảng 18 triệu đồng/tháng. Tháng cuối trước khi nghỉ hưu ông N.T đóng bảo hiểm xã hội 23 triệu đồng/tháng.
Ngoài ông N.T, tại TPHCM có không ít người đang hưởng lương hưu từ 35 đến 85 triệu đồng/tháng. Những người này chủ yếu làm việc ở các công ty liên doanh nước ngoài với mức lương đóng bảo hiểm xã hội từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính như sau: Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng (x) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng đối với lao động nam là: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (người lao động nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%). Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%.
Còn đối với lao động nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%.
Trường hợp người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định, thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu
Nếu như trước đây, người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được nghỉ hưu vào năm 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ.
Thì từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh tăng theo khoản 2 Điều 162 của Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể, năm 2021, lao động nam được nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 3 tháng, lao động nữ được nghỉ khi đủ 55 tuổi 4 tháng (trong điều kiện lao động bình thường).
Khi đủ tuổi như trên và có đủ 20 năm đóng BHXH, người lao động sẽ được nghỉ hưu và hưởng lương hưu.
Không chỉ lao động là F0, lao động có con là F0 phải nghỉ làm để chăm cũng sẽ được hưởng khoản tiền dưới đây Người lao động nếu có con là F0 phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc sẽ được hưởng khoản tiền dưới đây theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Theo Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian phải nghỉ việc chăm con nếu...