Đề xuất cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 13 cán bộ, chiến sĩ
Bộ LĐTB&XH trình Thủ tướng xem xét, quyết định cấp bằng “Tổ quốc ghi công” cho 13 chiến sĩ, cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu nạn ở Rào Trăng 3.
Đề xuất ngày 16/10 của Bộ LĐTB&XH căn cứ theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tờ trình nêu theo quy định của Chính phủ, nhiều trường hợp trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm sẽ được xem xét, xác nhận là liệt sĩ.
Các trường hợp này gồm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.
Xe cứu thương đưa thi thể nạn nhân từ tiểu khu 67 về bệnh viện chiều 15/10. Ảnh: Việt Hùng.
Theo nội dung tờ trình, Bộ LĐTB&XH cho rằng hồ sơ đề nghị của Bộ Quốc phòng chưa đủ thành phần theo quy định. Tuy nhiên, do tính chất cấp thiết của vụ việc, Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với Bộ LĐTB&XH hoàn thiện hồ sơ theo quy định đối với 11 quân nhân.
Đối với 2 cán bộ cùng đoàn công tác, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Dựa theo các nội dung đã được đưa ra, Bộ LĐTB&XH báo cáo, trình Thủ tướng xem xét, quyết định cấp bằng “Tổ quốc ghi công” đối với 13 trường hợp nêu trên.
Trước đó, 21 chiến sĩ, cán bộ lên đường tìm kiếm, cứu nạn nhóm công nhân gặp sự cố ở Rào Trăng 3. Đêm 12/10, khi cả đoàn đang nghỉ chân tại Trạm kiểm lâm số 7 (tiểu khu 67), một trận lũ ống xảy ra đã san bằng cả khu vực khiến 13 người mất tích.
Sau 2 ngày tìm kiếm, tối 15/10, lực lượng chức năng tìm thấy 13 thi thể thuộc đoàn công tác gặp nạn.
Danh tính cụ thể 13 người như sau:
1. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4.
2. Trung tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng phòng Tác chiến Quân khu 4.
3. Trung tá Bùi Phi Công, Cục phó Cục Hậu cần Quân khu 4.
Video đang HOT
4. Thượng tá Hoàng Mai Vui, Phó trưởng phòng Phòng xe máy Quân khu 4.
5. Thượng tá Lê Tất Thắng, Tham mưu trưởng Lữ 80, Quân khu 4.
6. Đại úy Nguyễn Cảnh Cường, Đại đội trưởng Lữ 80, Quân khu 4.
7. Thượng úy Đinh Văn Trung, nhân viên Lữ 80, Quân khu 4.
8. Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Cục phó Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ Quốc phòng.
9. Trung tá Trần Minh Hải, Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế.
10. Đại úy Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế.
11. Thượng úy Trương Quốc Anh, nhân viên trạm ĐB/PTM.
12. Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
13. Ông Phạm Văn Hướng, Trưởng phòng Thông tin – Tuyên truyền, Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên – Huế.
Lý do ủng hộ CSGT bụng to không làm nhiệm vụ ngoài đường
Nhiều người ủng hộ chủ trương cán bộ CSGT nào có vòng hai to sẽ không cho ra đường làm nhiệm vụ.
Tuần qua, thông tin cán bộ CSGT nào có vòng hai to sẽ không cho ra đường làm nhiệm vụ được nhiều bạn đọc quan tâm.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT (C08, Bộ Công an), nói dự án Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông được xây dựng trên phương châm lấy con người làm trung tâm. Bộ Công an sẽ là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT phải nâng cao năng lực. "Tới đây, cán bộ CSGT nào có vòng hai to sẽ không cho ra đường làm nhiệm vụ. Cùng với đó sẽ kiểm tra kiến thức của từng cán bộ. Dứt khoát phải chọn người khỏe mạnh, có tinh thần phục vụ nhân dân, kiến thức đầy đủ..." - Cục phó C08 nhấn mạnh.
Sẽ xây dựng tiêu chí về sức khỏe
Theo Đại tá Đỗ Thanh Bình, đơn vị sẽ nghiên cứu để đưa ra các bài kiểm tra sức khỏe, năng lực của cán bộ CSGT trước khi bố trí thực hiện nhiệm vụ ngoài đường, trong đó có tiêu chí về cân nặng, chiều cao và số đo vòng hai.
Thực tế, Cục CSGT chưa thống kê con số cụ thể nhưng hiện đang có những cán bộ, chiến sĩ CSGT có vòng bụng to làm nhiệm vụ điều tiết, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông.
Với tình huống bình thường, những cán bộ này vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên ở các trường hợp khẩn cấp (truy bắt tội phạm, giải cứu người gặp nạn...) thì rất cần sự nhanh nhạy. CSGT nếu quá béo sẽ gặp khó khăn.
Dự kiến thời gian tới, Cục CSGT sẽ không bố trí những cán bộ có vòng bụng to làm nhiệm vụ ngoài đường, họ sẽ được điều chuyển làm công việc văn phòng hoặc vị trí khác phù hợp hơn.
Đặc biệt, để có cơ sở khoa học, Cục CSGT sẽ tham vấn Bộ Y tế, các chuyên gia về thể thao, thể hình để xây dựng tiêu chí cụ thể, mang tính định lượng về sức khỏe của cán bộ CSGT, ví dụ sức khỏe như thế nào là tốt, cân nặng, số đo các vòng bao nhiêu là phù hợp...
Cũng theo lãnh đạo Cục CSGT, ngoài yêu cầu về sức khỏe, kiến thức, lực lượng CSGT sẽ được tăng cường tập huấn, đào tạo về kỹ năng ứng xử khi làm nhiệm vụ, góp phần xây dựng hình ảnh CSGT thân thiện, gần gũi với dân.
Thể hình cân đối không chỉ giúp CSGT hiệu quả, nhanh nhẹn khi thực thi nhiệm vụ mà còn tạo hình ảnh đẹp trong mắt người tham gia giao thông. Ảnh: TUYẾN PHAN
Hà Nội đã từng làm
Được biết, từ năm 2013, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cũng có đề xuất tương tự. Theo đó, những cán bộ CSGT có ngoại hình thấp bé, vòng bụng quá to được chuyển vào làm công việc văn phòng thay vì hướng dẫn và xử lý vi phạm.
Trải qua bảy năm, hình ảnh CSGT thủ đô đã có nhiều thay đổi, trong đó phần lớn những cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ ngoài đường đều có thể hình cân đối, kỹ năng giao tiếp với dân tốt.
Nói về việc không bố trí CSGT có vòng bụng to làm nhiệm vụ ngoài đường của Cục CSGT, lãnh đạo một đội CSGT thuộc Phòng CSGT Công an TP Hà Nội bày tỏ sự nhất trí.
Theo vị này, từ nhiều năm nay đơn vị đã quán triệt những cán bộ có thể hình không cân đối sẽ được sắp xếp vào các vị trí công việc văn phòng. Thể hình cân đối không chỉ giúp CSGT hiệu quả, nhanh nhẹn khi thực thi nhiệm vụ mà còn tạo hình ảnh đẹp trong mắt người tham gia giao thông.
Nhiều người ủng hộ
Bày tỏ sự ủng hộ, anh Hà Văn Long, tài xế taxi tại Hà Nội, cho biết hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Cục CSGT. Những cán bộ này khi chuyển công tác về văn phòng sẽ có thời gian, chế độ tập luyện, ăn uống để lấy lại thể hình cân đối.
"CSGT có vòng bụng to làm việc sẽ thiếu linh hoạt, trông phản cảm, dễ gây ra những liên tưởng thiếu tích cực từ phía người dân" - tài xế Long nói.
"Dù vậy, tôi cho rằng phải có chuẩn hóa về cân nặng, chiều cao, vòng bụng để biết bao nhiêu là không phù hợp, là vượt quá quy định..." - anh Long góp ý.
Cũng theo nam tài xế, ngoài ngoại hình thì lực lượng CSGT cần được đào tạo nghiêm túc kỹ năng giao tiếp, xử lý với người vi phạm. Nếu CSGT có cách ứng xử khéo léo, linh hoạt, người dân sẽ thoải mái khi làm việc hơn, tránh những tình huống đôi co, cự cãi không đáng có.
Đồng quan điểm, luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng những cán bộ CSGT có vòng bụng to hoặc quá béo sẽ gặp khó khăn trong những tình huống khẩn cấp. Trên mạng xã hội thi thoảng cũng xuất hiện những hình ảnh chưa đẹp về CSGT có vòng bụng to.
Vì vậy, Cục CSGT dự kiến không bố trí những CSGT có vòng bụng to làm nhiệm vụ trực tiếp ngoài đường là hợp lý.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, thì nhận định vấn đề này chỉ nên quy định nội bộ trong ngành công an, không nên đưa cứng vào luật. Việc không bố trí CSGT có vòng bụng to làm nhiệm vụ ngoài đường sẽ góp phần cải thiện hình ảnh của lực lượng trong mắt người dân cũng như khách quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông Liên, yếu tố ngoại hình chỉ là một phần nhỏ, điều quan trọng nhất vẫn là cán bộ, chiến sĩ CSGT thực hiện nội quy, quy định của ngành như thế nào, đạo đức ra sao, ứng xử với dân có đúng hay không... Ghi điểm lớn nhất trong mắt người dân chính là tác phong, cách xử lý tình huống của cán bộ CSGT khi trực tiếp làm việc.
Trong tuần, tin "Bộ Công an: CSGT bụng quá to sẽ không được ra đường xử phạt" trên PLO thu hút nhiều bạn đọc bình luận, ủng hộ chủ trương này.
- "Đây đúng là tin rất hay, tôi ủng hộ những người bụng to không cho ra đứng đường là đúng, bụng to là lười vận động. Hình ảnh người công an nhân dân cần đẹp trong mắt nhân dân mọi lúc mọi nơi..." - bạn đọc nguyễn đức nhuận.
- "Công an bụng to làm mất vẻ đẹp trang nghiêm của ngành công an nhân dân" - bạn đọc trần thị hường.
- "Hoan nghênh chủ trương này của Cục CSGT, đã bụng quá to thì không nên ra đường xử phạt người vi phạm giao thông" - bạn đọc trung.
- "CSGT còn cần đảm bảo được cân nặng, chiều cao... Phải có tiêu chuẩn trình độ, ngoại hình cho lực lượng này" - bạn đọc tam nguyen.
TP.HCM: Làm loãng khí độc, đưa nam thanh niên tử vong dưới hố ga chung cư lên mặt đất Qua kiểm tra nạn nhân đã tử vong nhưng bị mắc kẹt dưới hố ga nên lực lượng chức năng phải xả khí làm loãng nồng độ khí độc để đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện cứu hộ. Ngày 2/10, Công an quận 6, TP.HCM đang điều tra nguyên nhân một người đàn ông tử vong dưới hố...