Đề xuất cân container chạy tuyến nội địa trước khi cho lên tàu
Thay vì chỉ cân khối lượng container chạy tuyến quốc tế, Cục Hàng hải VN đề xuất cân cả container chạy trên tuyến nội địa.
Container nội địa sẽ bị “tước quyền” lên tàu nếu vượt quá khối lượng cho phép – Ảnh minh họa
Cục Hàng hải VN vừa trình Bộ GTVT dự thảo thông tư thay thế thông tư số 14/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện việc cân xác định khối lượng toàn bộ container vận tải biển tuyến quốc tế.
Tờ trình nêu rõ, thông tư số 14/2016 được ban hành nhưng chỉ quy định việc cân khối lượng toàn bộ container vận tải biển tuyến quốc tế. Trên cơ sở thực tiễn hoạt động hàng hải hiện nay, vận tải nội địa là một khâu quan trọng trong chuỗi vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, bao gồm cả quá trình thu gom hàng hóa trong nước để đưa lên tàu mẹ vận tải quốc tế.
“Việc chưa quy định thực hiện cân xác nhận khối lượng container vận tải nội địa dẫn đến tình trạng một số chủ hàng chất xếp hàng hóa quá tải lên container, gây mất an toàn cho tàu thuyền khi hoạt động trên biển.
Dự thảo thông tư mới được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong công tác kiểm soát tải trọng, kiểm soát quá trình bốc xếp container đúng khối lượng, duy trì sự chấp hành nghiêm pháp luật của các doanh nghiệp cảng, chủ phương tiện, chủ hàng và kể cả người gửi hàng, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải.
Video đang HOT
Cụ thể, căn cứ từng loại hàng hóa, người gửi hàng sử dụng một trong hai phương pháp để cân xác nhận khối lượng toàn bộ container: cân nguyên container đã đóng hàng xong hoặc cân từng lô hàng đóng trong container cộng với khối lượng vỏ container và tổng khối lượng với các thành phần khác bên trong container (vật liệu chèn, lót, chằng buộc,..)
Thông tin về xác nhận khối lượng toàn bộ container phải được gửi vào thời điểm thích hợp do các bên tự thỏa thuận trước khi xếp hàng lên tàu để phục vụ công tác lập và triển khai xếp hàng của tàu.
Trường hợp container được gửi tới cảng vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép của container hoặc chưa có xác nhận khối lượng toàn bộ container thì chưa được xếp hàng lên tàu.
Thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng, doanh nghiệp cảng có thể cân xác nhận khối lượng toàn bộ container thay cho người gửi hàng. Chi phí cân do các bên tự thỏa thuận.
“Trường hợp container đã thực hiện cân xác nhận khối lượng toàn bộ được dỡ tại cảng để trung chuyển lên tàu thì không cần tiến hành cân tại cảng trung chuyển.
Trường hợp có sự sai lệch giữa xác nhận khối lượng toàn bộ container do người gửi hàng cung cấp và của doanh nghiệp cảng thì sử dụng xác nhận khối lượng do doanh nghiệp cảng thực hiện”, dự thảo thông tư nêu.
Siêu dự án cao tốc Bắc Nam: Cú hích lớn cho kinh tế đất nước
Cao tốc Bắc - Nam sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ tạo nên cú hích rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.
Từ tuyến cao tốc đầu tiên
Cuối tháng 11/2017, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Đến ngày 30/9/2020, với việc 3 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam gồm đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đồng loạt được khởi công, trục cao tốc xuyên Việt đầu tiên của Việt Nam đang từng bước thành hình.
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 2 thập kỷ, năm 1998 được coi là dấu mốc đặc biệt đối với ngành GTVT khi tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam là Pháp Vân - Cầu Giẽ được khởi công (lúc này chưa được coi là đường cao tốc). Đến năm 2002, khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác, Bộ GTVT có Quyết định 2047/2002/QĐ-BGTVT trong đó tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ được gọi là "đường khai thác theo tốc độ cao".
Phát triển hạ tầng giao thông góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế. Ảnh: Phạm Hùng
Năm 2013, đề xuất nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ lên thành đường cao tốc được chấp thuận. Đến nay, tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn được coi là nền móng đầu tiên của đường cao tốc ở nước ta.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2021 - 2025 của ngành GTVT, Bộ GTVT cho biết, tính đến tháng 12/2020, cả nước đã có 1.163km đường cao tốc đưa vào khai thác. Trong đó, riêng giai đoạn 2011 - 2020 đã có tới 1.074km cao tốc được hoàn thành. Như vậy, tính từ khi tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đưa vào khai thác năm 2002 với chiều dài 32,3km thì trong hai thập kỷ qua, hệ thống đường cao tốc của Việt Nam đã có sự bứt phá thần tốc. Trong đó, sự ra đời của siêu dự án cao tốc Bắc - Nam chính là cột mốc quan trọng nhất.
Ngày 21/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ, với tổng vốn đầu tư trên 300.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này có chiều dài khoảng 1.811km, bao gồm 16 đoạn tuyến, quy mô 4 - 8 làn xe với lộ trình xây dựng đến năm 2030.
Năm 2016, Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411km. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Trước mắt đầu tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh với tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP.
Lợi thế vượt trội
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Hữu Đức - có kinh nghiệm nhiều năm làm cố vấn cao cấp cho Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, hạ tầng giao thông luôn là nguồn động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào. So với các tuyến đường bộ thông thường khác như quốc lộ, tỉnh lộ..., cao tốc có lợi thế vượt trội, giúp phương tiện đi nhanh hơn nên tiết kiệm nhiên liệu, thời gian di chuyển, giảm ùn tắc giao thông...
PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế khẳng định, cao tốc Bắc - Nam sẽ là trục xương sống của mạng lưới giao thông quốc gia, do khả năng tiếp cận đa dạng của các đối tượng khai thác. Hệ thống đường giao thông Việt Nam đã hình thành một trục dọc với Quốc lộ 1. Cùng với đó, những tuyến đường xuyên tâm chạy từ Đông sang Tây cũng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, do đặc thù giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 là giao thông hỗn hợp, dân cư sinh sống dọc hai bên nên tốc độ khai thác thấp, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện vận tải, áp lực giao thông ngày càng gia tăng.Hiện trạng tuyến đường này không thể nâng cấp mở rộng được, bởi sẽ ảnh hưởng đến dân sinh, khối lượng GPMB, chi phí đầu tư lớn và hiệu quả không cao. "Sự xuất hiện của cao tốc Bắc - Nam với những tiêu chuẩn của đường chất lượng cao sẽ khắc phục được hạn chế này của mạng lưới giao thông hiện nay" - PGS.TS Ngô Trí Long nói.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, sau khoảng 2 năm nữa, khi dự án cao tốc Bắc - Nam hoàn thành thi công 654km, Việt Nam sẽ có được tuyến đường cao tốc tốt nhất đi qua nhiều địa phương, chạy dọc theo chiều dài đất nước, kết nối rất nhiều cảng biển, cảng hàng không lớn từ Bắc đến Nam.
Đặc biệt, tuyến cao tốc này còn kết nối với nhiều tuyến quốc lộ, khu vực xung quanh tuyến đường cao tốc, các địa phương có thể xem xét để quy hoạch lại khu kinh tế, khu công nghiệp, dựa vào lợi thế của đường cao tốc để phát triển kinh tế, tạo nguồn công ăn việc làm. "Về lâu dài, cao tốc Bắc - Nam sẽ tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương" - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói.
Ngày cuối cùng vận hành thử, đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đánh giá khả quan Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhận định, trong 20 ngày chạy thử, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành an toàn hệ thống, được đánh giá tương đối tốt. Hôm nay, 31/12, đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiến hành ngày vận hành thử cuối cùng, chuẩn bị cho các công đoạn bàn giao khai thác...