Đề xuất cần chứng chỉ tiền hôn nhân mới được kết hôn liệu có khả thi?
Đề xuất phải có chứng chỉ tiền hôn nhân trước khi các cặp vợ chồng muốn đăng ký kết hôn mở ra nhiều ý kiến đa chiều từ phía những người trẻ.
Mới đây, tại hội thảo phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục do Đoàn giám sát của Quốc hội về phòng chống xâm hại trẻ em tổ chức, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, Học viện Cảnh sát nhân dân có đề xuất về chứng chỉ tiền hôn nhân trước khi các cặp vợ chồng muốn đăng ký kết hôn.
Thông tin này thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là giới trẻ. Hàng loạt những câu hỏi nên hay không nên, khả thi hay bất khả thi được đưa ra.
Học trước để tránh rủi ro
Hôn nhân là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời đòi hỏi cả hai phía phải có sự san sẻ, vun đắp và nỗ lực. Nếu không hiểu sau khi kết hôn sẽ phải đối mặt với những trách nhiệm, khó khăn ra sao sẽ rất khó để cả hai thông cảm và chia sẻ bớt gánh nặng sau khi về chung một nhà.
Kết hôn được 2 năm nhưng chị Trịnh Hoài Phương (28 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) vẫn chật vật với cuộc sống hôn nhân. Là con một, chị Phương được bố mẹ yêu chiều như công chúa. Ấy vậy mà khi lấy chồng, chị trở thành dâu cả trong gia đình có 5 anh em. Từ một tiểu thư lá ngọc cành vàng, bỗng việc gì cũng đến tay chị.
“Những công việc này mẹ mình hoàn toàn không dạy ở nhà, bản thân mình lúc sắp kết hôn cũng chỉ biết trước mắt sẽ có những khó khăn. Đến khi về nhà chồng rồi, có những phong tục, lễ nghi mình không biết đều phải tự mày mò hay hỏi mẹ chồng”, chị Phương chia sẻ.
Chị cho rằng, bản thân may mắn gặp được mẹ chồng dễ tính, hỏi gì đáp nấy chứ không giống nhiều bạn bè, đi lấy chồng lại có thêm các cuộc chiến không cân sức với mẹ chồng.
Nàng dâu 28 tuổi khẳng định, việc được học những lễ nghi, phép tắc trước khi khi kết hôn giúp các cặp vợ chồng rất nhiều. Nhiều người sẽ hiểu rõ hơn về đối phương và cách dung hòa trong mối quan hệ gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ.
Cùng quan điểm với Hoài Phương, chị Nguyễn Khánh Linh (33 tuổi, Hà Nội) cho rằng, một khóa học tiền hôn nhân sẽ như một cuốn cẩm nang giúp các cặp đôi tự tin hơn trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
Video đang HOT
Chị Linh cho rằng, biết trước những khó khăn mình sẽ phải đối mặt khi kết hôn là một biện pháp văn minh tránh những rủi ro như ly thân, ly hôn trong tương lai. Hai người nếu thực sự yêu và sẵn sàng đến với nhau thì chắc chắn quá trình học “tiền hôn nhân” sẽ rất vui vẻ và cởi mở.
“Ngược lại, với những người chưa sẵn sàng thì càng học sẽ càng cảm thấy gánh nặng hơn. Nhiều người nghĩ rằng, đến tuổi nên lấy chồng, sinh con, nhưng theo tôi hôn nhân chỉ nên xảy ra khi cả hai đều sẵn sàng. Và việc học lớp tiền hôn nhân sẽ trả lời cho câu hỏi: Bạn đã sẵn sàng kết hôn hay chưa?”
Chứng chỉ mang tính tượng trưng
Nhiều ý kiến lại cho rằng khóa học tiền hôn nhân là việc sẽ không thể xảy ra ở Việt Nam, khi các chứng chỉ đều chỉ mang tính tượng trưng, thậm chí có thể mua được, giá trị thực tiễn của những lớp học này vô cùng mơ hồ.
Anh Nguyễn Quang Huy (31 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) ở nhiều nước họ không cần sử dụng đến cách thức này nhưng số lượng các cặp đôi ly hôn lại rất ít. Chứng tỏ rằng, việc có thể chung sống hòa thuận với nhau hay không, không phụ thuộc vào một lớp học tiền hôn nhân. Thực chất, nếu như hai người có ý thức cầu thị, khi về chung một nhà hoàn toàn có thể trao đổi với đối phương, tìm ra cách sống phù hợp để có thể chung hòa với nhau.
“Mình và vợ lấy nhau ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Bọn mình không phải trải qua bất kỳ một lớp dạy học làm vợ/chồng nào. Tuổi đời còn trẻ, chịu kết hôn khi cả hai chưa có gì ổn định”, anh Huy chia sẻ.
Anh kể, tại thời điểm đó, nhiều người cho rằng hai vợ chồng anh sẽ khó có cuộc hôn nhân lâu bền do xuất thân không môn đăng hộ đối, chưa có công việc ổn định, chưa có kinh nghiệm sống, chẳng có sự chuẩn bị nào.
“Thế nhưng, cũng giống các cặp đôi khác, chúng mình dần dần tìm hiểu, thay đổi để phù hợp với đối phương, cùng vun đắp cho gia đình nhỏ của mình, cùng trưởng thành lên mỗi ngày. Khi vợ mình sinh con, có thêm trách nhiệm phải gồng gánh, cả hai đều phải bớt cái tôi đi rất nhiều để không cãi nhau to. Đặc biệt, bọn mình luôn động viên nhau cố gắng”, anh Huy nói.
Về phần mình, chị Phạm Thúy Quyên cho rằng, chứng chỉ tiền hôn nhân chỉ có giá trị với những cặp đôi nào quá thiếu tự tin, kỹ năng và ít giao tiếp với xã hội. Theo chị, bên cạnh những trải nghiệm thực tế, các hiểu biết về hôn nhân, gia đình hoàn toàn có thể học hỏi thông qua câu chuyện của bạn bè hay sách báo chính thống.
“Ai cũng có thể tự trở thành một người vợ, người chồng tốt nếu có ý thức học hỏi và trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Một chứng chỉ tiền hôn nhân theo mình có thể có, nhưng không nên bắt buộc vì không phải cặp đôi nào cũng thiếu kiến thức trước khi bước vào cuộc sống mới cùng nhau. Chính vì vậy, cần xem xét kỹ khi đưa điều khoản này vào Luật Hôn nhân và Gia đình”, chị Quyên nêu quan điểm.
Tại Hội thảo phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục do Đoàn giám sát của Quốc hội về phòng chống xâm hại trẻ em tổ chức chiều 13/1, TS Nguyễn Xuân Thủy, Học viện Cảnh sát nhân dân đề nghị, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình để tăng cường vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc ngăn chặn tình trạng trẻ em bị xâm hại và phạm tội.
Theo đó, TS Thủy đề nghị cần “bổ sung quy định về điều kiện kết hôn trong luật Hôn nhân và gia đình theo hướng phải có chứng chỉ tiền hôn nhân thì mới được đăng ký kết hôn”. Vị TS này cũng đề xuất để có chứng chỉ này, những người muốn kết hôn phải “trải qua một lớp học về hôn nhân và gia đình, trong đó học cách làm cha, làm mẹ, học cách làm vợ, làm chồng, học cách dạy con trai, dạy con gái…”.
HẠ VŨ
Theo vtc.vn
Đêm tân hôn, bóc chiếc phong bì mừng "sộp" chồng tát vợ cú trời giáng vì sự thật cay đắng
Hí hửng thấy chiếc phong bì mừng nhiều tiền, Quân đang định hỏi vợ ai mà "sộp" thế thì tờ giấy đó rơi ra. Đọc xong, tay Quân run run, anh tát vợ một cú trời giáng....
Quân ấn tượng vì Huyền khéo ăn nói, lại có vẻ ngoài rất xinh đẹp. Ảnh minh họa)
Ngày cưới của Quân và Huyền diễn ra to nhất nhì khu phố này. Ai cũng xuýt xoa khen Quân khéo kén chọn, lấy được cô vợ đẹp như hoa khôi. Cũng bởi vì sự hãnh diện đó mà Quân và gia đình anh đều đã không tiếc tiền để chi cho cái đám cưới này được hoành tráng. Có ai mà ngờ, niềm vui ngắn chẳng tày gang.
Quân biết Huyền trong một lần hai người cùng hợp tác làm chung một dự án. Huyền và Quân ở hai công ty đối tác. Qua vài lần gặp gỡ, Quân ấn tượng vì Huyền khéo ăn nói, lại có vẻ ngoài rất xinh đẹp. Anh ngay lập tức tán tỉnh cô nàng. Về phần mình, thấy tín hiệu từ Quân, cô cũng ngay lập tức "bật đèn xanh". Vậy nên, mối quan hệ của họ chỉ vỏn vẹn được 5 tháng đã tổ chức đám cưới vì cả hai cũng cứng tuổi rồi.
Thời gian yêu không dài, Quân có về nhà Huyền chơi 3,4 lần, còn Huyền thì về nhà anh nhiều hơn. Hai bên đều ưng thuận nên đám cưới diễn ra rất nhanh chóng. Những tưởng cuộc hôn nhân của họ sẽ diễn ra thật hạnh phúc khi mọi thứ êm đẹp như vậy, nào ngờ, mới chỉ ngay đêm tân hôn đã diễn ra cả một tấn bi kịch.
Giống như nhiều cặp đôi khác, cưới xong, đêm đó hai vợ chồng Quân hí hửng ngồi bóc phong bì. Quân ngay lập tức chú ý tới phong bì dày cộp. Trong lúc vợ mải mê thay đồ thì Quân hí hửng mở phong bì mừng cưới đó. Thấy khoản tiền mừng cưới "đậm", Quân gọi với vào:
- "Vợ ơi, ông Tú này họ hàng, thân quen thế nào mà mừng cưới ác chiến thế".
Đám cưới diễn ra trong hạnh phúc, nào ngờ ngay đêm tân hôn, bi kịch đã xảy đến (ảnh minh họa)
Vừa nghe tới đó, Huyền giật mình thon thót. Cô vội vã mặc nốt chiếc áo ngủ rồi chạy ra. Tới nơi, cô sợ hãi khi nhìn thấy Quân đang đọc tấm thiệp trong đó:
- "Chúc mừng hạnh phúc em! Đây là khoản tiền anh mừng cưới và cũng là bù đắp cho em vì em vừa phá thai xong, chắc chắn cũng ảnh hưởng sức khỏe. Em nhớ bồi bổ thật nhiều nhé. Anh nghe bác sĩ nói phá thai như thế ảnh hưởng rất lớn tới khả năng có con sau này, em không được coi thường đâu. Anh thật lòng không muốn em làm thế, nhưng vì anh nghèo, không được như chồng em, nên em quyết định phá mà không báo anh cũng không biết phải làm sao. Thôi thì chúc em hạnh phúc..."
Quân ngay lập tức đuổi vợ đi vì không thể chấp nhận được người con gái mưu mô tới như vậy (Ảnh minh họa)
Ngay lập tức, vừa thấy Huyền, Quân bước tới tát cô một cú trời giáng. Thì ra, trong thời gian quen Quân, Huyền đã có bạn trai. Thậm chí giữa hai người còn rất mặn nồng, có con với nhau. Nhưng thấy Quân là "mối tốt" nên Huyền chấm dứt tất cả với người bạn trai kia, kể cả phải làm cái việc tồi tệ là bỏ đi giọt máu của mình.
Khi Huyền đòi chia tay, lẳng lặng đi phá thai, người bạn trai ấy tuyệt nhiên không làm lớn chuyện hay níu giữ, cũng không có ý định phá đám. Thậm chí ngày cưới của Huyền, anh đến lịch thiệp như một người bạn cũ, không nói hay làm điều gì quá đáng. Có ai ngờ, anh đã đợi tới tận giờ phút này để trả thù sự thay lòng đổi dạ của cô.
Ngay lập tức, Quân đuổi Huyền ra khỏi nhà, chấp nhận cuộc hôn nhân này sẽ trở thành lời đàm tiếu của người đời nhưng anh không muốn sống bên một người vợ tham lam và tàn nhẫn đến như vậy.
Ngọc Khánh
Theo Dân Vệt
Đàn bà lấy chồng: Đừng chọn người giàu nhất, hãy chọn người thương mình nhất Đàn bà lấy chồng giàu chưa chắc sẽ hạnh phúc, nhưng lấy người có tâm thì chắc chắn sẽ được bình yên. Đàn bà lấy chồng, ai rồi cũng mang trong mình nhiều mơ ước. Kết hôn, với nhiều người không chỉ là có người bạn đồng hành, sẻ chia vui buồn mà còn là đổi đời, mong có một cuộc sống sung...