Đề xuất cấm xây cao ốc ở trung tâm TP HCM
Cao ốc tại khu lõi trung tâm TP HCM ngày càng nhiều, trong khi các công trình kiến trúc cũ đang bị mai một. Các chuyên gia kiến trúc cho rằng cần cấm xây cao ốc tại khu vực này để bảo tồn di sản kiến trúc đô thị cũ.
Ngày 14/12, tại hội thảo di sản kiến trúc đô thị TP HCM, TS. KTS Lê Quang Ninh cho rằng có những công trình cũ đã trở nên quen thuộc với người dân, trở thành biểu tượng của Sài Gòn như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà… Công trình mới như tòa nhà Bitexco dù mong muốn trở thành biểu tượng, “nhưng không thể lọt con mắt của người dân”. “Vì vậy những con đường cổ, các di sản kiến trúc đô thị dù còn hiện diện hay bị phủ lấp bởi tro bụi thời gian đều rất cần sự quan tâm, chăm sóc để chúng được trường tồn trong đời sống thường nhật của mỗi chúng ta”, TS Ninh chia sẻ.
Chợ Bến Thành hơn 100 năm tuổi vẫn được nhiều người xem là biểu tượng của TP HCM. Ảnh: H.C.
Trong khi đó PGS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM đánh giá, trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, TP HCM đang tồn tại nhiều công trình mang tính lịch sử – văn hóa cũng như nhiều cảnh quan kiến trúc của nhiều trường phái. Các yếu tố này tạo nên cho thành phố một hệ thống di sản đô thị phong phú.
Tuy nhiên, theo ông Hòa, từ năm 1986 đến nay cùng với sự phát triển năng động của nền kinh tế thị trường, nhiều công trình tiêu biểu như các biệt thự cổ, công sở có kiến trúc đẹp, thậm chí cả các ô phố, dãy phố đã bị phá bỏ hoặc đang đứng trước nguy cơ bị thay đổi. “Đây là thời kỳ mà các thách thức đặt ra cho công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị lớn hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây”, PGS đánh giá.
Video đang HOT
Còn theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, TP HCM là một trong những đô thị năng động và phát triển nhanh hàng đầu thế giới, bài toán quản lý di sản cần được khởi đầu bằng việc thống kê danh sách và ghi chi tiết công trình có giá trị lịch sử, cũng như xác định khu vực lõi trung tâm lịch sử cần bảo vệ di sản. Khu trung tâm lịch sử đánh dấu 300 năm phát triển của Sài Gòn xưa và tồn tại đến ngày nay cần được đặc biệt quan tâm trong quy hoạch khu trung tâm.
Đây là khu vực được giới hạn bởi các trục đường Lê Duẩn – Hai Bà Trưng – Nguyễn Du – Tôn Đức Thắng – Lê Duẫn – Nguyễn Bỉnh Khiêm – bờ sông Sài Gòn – Tôn Đức Thắng – Lý Tự Trọng – Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực – Nguyễn Du – Huyền Trân Công Chúa – Nguyễn Thị Minh Khai – Lê Quý Đôn – Võ Văn Tần – Phạm Ngọc Thạch – Lê Duẩn.
Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, cần phải có khung pháp lý để bảo vệ những di sản kiến trúc của TP HCM chẳng hạn như cấm xây dựng cao ốc ở khu vực lõi của trung tâm Sài Gòn cũ. Ảnh: H.C.
Vị KTS Nam cho biết, ông rất mừng vì trong đồ án thiết kế đô thị khu trung tâm do Công ty Nikken Seikkei thực hiện mới đây đã đề cập đến khu vực lịch sử – văn hóa cần được bảo tồn. Song, có lẽ do đơn vị thiết kế không phải là người Việt Nam, chưa hiểu hết lịch sử văn hóa của vùng đất Sài Gòn nên đã “khoanh vùng” hơi rộng (khoảng 212 ha). “Thật ra diện tích cần được bảo tồn chỉ bằng một nửa con số này. Nếu chúng ta quy hoạch nhiều quá thì rất khó cho công tác bảo tồn, rất dễ sinh ra làm bậy”, KTS Sơn nói.
KTS Sơn cũng cho rằng, TP HCM cần làm như Paris (Pháp) hay Montreal (Canada), cần phải có khung pháp lý cấm xây dựng cao ốc ở khu lõi trung tâm để bảo vệ di sản kiến trúc. Vì hiện nay việc xây dựng cao ốc ở khu vực lõi trung tâm thành phố quá dễ dàng. Vị KTS dẫn chứng, toàn khu vực trung tâm thành phố Paris khoảng 100 km2 bao gồm 20 quận trung tâm, bao bọc bởi các tuyến đường vành đai cao tốc, được bảo vệ một cách nghiêm ngặt bởi quy định chi tiết cho từng thể loại công trình di sản.
“Cho dù các công trình hiện đại vẫn có thể được xây dựng, nhưng chúng phải được lấy ý kiến người dân và thông qua bởi những hội đồng xét duyệt trong các cuộc thi để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến cảnh quan lịch sử”, vị kiến trúc sư cho biết.
Cũng theo KTS Sơn, bên cạnh các văn bản pháp lý, chỉ có các chuyên gia đa ngành về di sản mới có thể đủ tri thức và kinh nghiệm để tư vấn cho chính quyền và người dân nên chọn cách ứng xử thế nào với di sản kiến trúc. Người chủ hoặc người quản lý các công trình di sản cần được cung cấp thông tin đầy đủ về giá trị, định hướng ứng xử cần tuân thủ, và thông tin liên lạc của các cơ quan, chuyên gia có thể tư vấn chi tiết cho họ khi có sự cố hoặc nhu cầu sửa chữa.
“Có như thế chúng ta mới tránh được những chuyện đã rồi trong cách ứng xử sai lầm với công trình di sản như từng xảy ra tại thành nhà Mạc, chùa Trăm gian…”, vị kiến trúc sư chia sẻ.
Theo VNE
Ông chủ cà phê Trung Nguyên ra chợ bán hàng
Sáng 7-12, tiểu thương chợ Bến Thành (TP.HCM) bất ngờ tiếp một... nhân viên tiếp thị đặc biệt: ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch hội đồng quản trị - tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên.
Trong ngày này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và trên 3.000 nhân viên của mình trên toàn quốc đồng loạt xuống đường tiếp thị các sản phẩm của công ty và quảng bá cho thương hiệu Việt, kể cả những sản phẩm công ty không sản xuất như chè, điều và nhiều loại nông sản khác.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ trao đổi về sản phẩm với tiểu thương chợ Bến Thành - Ảnh: Đ.G
Tại chợ Bến Thành, ông chủ cà phê Trung Nguyên đã lắng nghe phản hồi của tiểu thương về sản phẩm Việt, tiếp thu ý kiến cần làm cho hình thức, bao bì đẹp mắt hơn chất lượng và giá cả hợp lý hơn để tăng tính cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Sau chuyến đi ông bày tỏ: "Chúng tôi tin rằng cuộc chiến giữa thương hiệu Việt với thương hiệu toàn cầu cuối cùng chiến thắng sẽ nghiêng về thương hiệu Việt khi có sự đồng lòng của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người Việt, của truyền thông và của các cơ quan nhà nước. Khi cùng nhau, không gì là không thể".
Theo TNO
Số phận ngôi chùa cổ đi về đâu? Sau vụ Báo Lao Động tố cáo thảm họa "trùng tu" di sản chùa Trăm Gian, chúng tôi đã nhận được nhiều lời kêu cứu từ một ngôi chùa làng nhỏ bé thuộc xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Bà con khóc: "Chùa mới" tòa ngang dãy dọc được xây ngay trên đất xưa của chùa làng cổ. Chùa Vạc cổ...