Đề xuất cấm lái xe vĩnh viễn đối với tài xế xe khách gây tai nạn
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị phát hiện có uống rượu bia sẽ bị phạt nặng, không cần chiếu theo nồng độ cồn trong máu và khí thở; tài xê xe khách, xe container gây tai nạn giao thông phải bị tước giây phép lái xe vĩnh viên…
Đó là một số nội dung quan trọng được Hội đồng thẩm định đưa ra và yêu cầu có những điều chỉnh đối với Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
“Xe không chính chủ” làm “ nóng” nghị trường
Tại hội nghị thẩm định Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi diễn ra mới đây tại Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi thực hiện sửa đổi Nghị định 71 phải đưa những hành vi nghiêm trọng vào Nghị định này, xử phạt đối với những người có hiểu biết pháp luật nhưng cố tình vi phạm”.
Cũng theo Thứ trưởng Trường, xe khách và xe container thường gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, vì thế tài xế lái 2 phương tiện này khi gây ra tai nạn giao thông phải tước giấy phép lái xe vĩnh viễn chứ không thể cho tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông được.
“Trên thế giới người ta phạt rất nặng những hành vi vi phạm giao thông, nhưng ở Việt Nam tính nhân đạo cao nên vẫn phạt nhẹ…” – Thứ trưởng Trường cho hay.
Quy định xử phạt xe không chính chủ vẫn được quyết đưa vào Nghị định 71 sửa đổi
Liên quan đến Dự thảo nội dung sửa đổi Nghị định 71, ông Lê Đại Hải – Vụ Pháp luật Dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp – cho rằng, nên tập trung vào các hành vi trực tiếp liên quan đến an toàn giao thông và gây tai nạn giao thông. Bởi thế, theo ông Hải, việc xử phạt xe không chính chủ của Bộ Công an là không thuyết phục, đặc biệt là đối với trường hợp người điều khiển phương tiện đảm bảo đầy đủ các điều kiện khi tham gia giao thông.
Đồng quan điểm trên, ông Đỗ Huy Trung – Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, Văn phòng Quốc hội – nhấn mạnh: “Cần xử lý thật nghiêm đối với hành vi cố ý gây ùn tắc giao thông và làm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người khác. Đơn cử như đối với hành vi đua xe, phải xử lý luôn trong lần 1 vi phạm chứ không phải là nhiều lần vi phạm mới phạt như trong dự thảo Nghị định…”.
Ông Trung cũng nhất trí cao đối với quan điểm của Bộ GTVT là không đưa quy định xử phạt xe không chính chủ vào Nghị định 71 sửa đổi.
“Tôi đồng ý với Bộ GTVT khi không xử phạt xe không chính chủ. Vì, đây là quyền dân sự của người tham gia giao thông, không thể chuyển quyền dân sự sang quản lý hành chính được. Còn nếu không chuyển quyền sở hữu phương tiện thì khi ra tòa họ không được tòa bảo vệ là việc của họ, khi phương tiện bị mất hay có tranh chấp thì họ phải chấp nhận chịu thiệt thòi. Nói chung càng đỡ phiền hà, nhạy cảm thì càng tốt” – ông Trung dẫn giải.
Trong khi đó, bàn về vấn đề này Đại tá Trần Sơn Hà – Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt vẫn kiên quyết bảo lưu quan điểm của ngành Công an là phải xử phạt đối với xe không chính chủ.
“Việc xử phạt xe không chính chủ rất quan trọng và cần thiết đối với các trường hợp như trộm cắp, buôn bán ma túy, tai nạn giao thông chết người… Bộ Công an sẽ có mô tả hành vi cụ thể cho quy định này và gửi Bộ GTVT xem xét bổ sung vào Nghị định 71 sửa đổi trình Chính phủ” – Đại tá Hà khẳng định.
“Không thể quản lý không được là phạt dân”
Video đang HOT
Hành vi nghe điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện cũng được Hội đồng thẩm định thống nhất quy đinh xử phạt nặng.
Đối với quy định tạm giữ phương tiện và người vi phạm phải trả tiền lưu giữ, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, Văn phòng Quốc hội – ông Đỗ Huy Trung, nhìn nhận: “Phải nói sòng phẳng rằng đó là việc của Nhà nước nên không thể bắt người vi phạm không phải nộp tiền lưu giữ phương tiện của chính mình. Lực lượng chức năng giữ xe để điều tra thì phải có trách nhiệm trông giữ cái xe đó”.
Theo ông Trung, nên hạn chế việc tạm giữ phương tiện để tránh những thiệt hại về tài sản và tiêu tốn quá nhiều chi phí lưu giữ, kho bãi… Chỉ nên tạm giữ đối với những phương tiện mà người điều khiển sử dụng để vận chuyển ma túy, đua xe, say rượu gây nguy hiểm đến an toàn giao thông… Khi xử lý xong thì cần sớm trả lại phương tiện.
Không chấp nhận quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm
Với quy định xử phạt mũ bảo hiểm rởm, ông Trung cho rằng cần phải phạt nhà sản xuất, phạt cơ quan quản lý thị trường chứ phạt dân là phản cảm.
Nội dung quy định này cũng được nhiều ý kiến trong Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị định 71 khẳng định: “Hàng giả, hàng kém chất lượng không phải là trách nhiệm của người sử dụng mà là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Không thể chấp nhận việc quản lý không được thì quay ra phạt người dân, phạt người sử dụng”.
Riêng đối với quy định xử phạt hành vi uống rượu bia điều khiển phương tiện, rất nhiều ý kiến trong Hội đồng thẩm định thể hiện sự bức xúc vì cho rằng cần cấm việc uống rượu bia khi điều khiểm ô tô xe máy chứ không cần căn cứ vào nồng độ cồn là bao nhiêu ở trong máu và khí thở để xử phạt từng mức độ.
Đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho hay: “Đã cấm thì cấm tiệt, Hiệp hội vận tải đồng ý với quan điểm này, không nên chia mức độ ứng với nồng độ cồn để xử lý, như thế sẽ thiếu tính răn đe và việc xử lý không triệt để”.
Phạt nặng những hành vi nghiêm trọng
Ông Hoàng Thế Liên – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nghị định 71 sửa đổi, chốt lại nhiều ý kiến cho rằng phải phạt nặng đối với những hành vi nghiêm trọng đe dọa đến an toàn giao thông và gây tai nạn giao thông.
Đối với việc xử phạt xe không chính chủ, đây là nguồn nguy hiểm cao độ, Luật đã quy định nên xử phạt là đúng, nhưng quan trong là phải phạt lúc nào, phạt ở đâu và phạt như thế nào.
Môt chiếc xe khách biến dạng sau vụ tai nạn thảm khôc làm 7 người thiêt mạng xảy ra ở Bình Thuân (Ảnh: Công Quang)
“Ví dụ những trường hợp cần xử phạt hành vi xe không sang tên chuyển chủ là tai nạn giao thông, xe chở hàng lậu hàng cấm, người điều khiển bỏ xe chạy trốn… Đó là những trường hợp thể hiện trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện đối với hệ lụy ma tài sản gây ra. Cho mượn xe thì được còn không ai bán xe mà lại không chuyển chủ. Việc xe mua, xe được cho được tặng mà không sang tên chuyển chủ là phải phạt.” – Thứ trưởng Liên dẫn chứng.
Với quy định xử phạt mũ bảo hiểm rởm, Thứ trưởng Liên cũng kiên quyết rằng trách nhiệm của ai thì người đó phải chịu (quản lý thị trường và người sản xuất-kinh doanh) chứ không phạt người đội mũ.
Đối với quy định về nồng độ cồn, Thứ trưởng Liên cho hay: “Uống rượu bia phải xử nặng chứ không quy định mức độ cồn nào cả, lái xe ô tô và xe máy đều phạt như nhau, chỉ cân nhắc mức độ phạt nặng, phạt nhẹ và tước giấy phép lái xe”.
Trước nhiều ý kiến nói trên, ông Nguyễn Văn Thuấn – Vụ trưởng Vụ An toàn, Bộ GTVT, đại diện tổ biên tập dự thảo Nghị định 71 sửa đổi cho biết sẽ tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu, giải trình, trên căn cứ đó sẽ hoàn thiện văn bản trình Chính phủ.
Được biết, nếu được Chính phủ chấp thuận phê duyệt thì Nghị định 71 sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới đây.
Theo Dantri
"Đổi tên nước chưa phải việc bức xúc hiện nay"
"Tôi nghĩ tên gọi chưa thực sự là vấn đề bức xúc trong thực tiễn bởi không có gì vướng mắc khi chúng ta giữ tên nước hiện nay. Khi hai tên thống nhất về bản chất thì có cần phải cân nhắc chuyện có nên trở lại với tên cũ đó không?"...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - ông Lê Minh Thông - trao đổi vê những băn khoăn khi đê xuât lây lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được đưa ra khỏi bản dự thảo trình Quôc hôi.
Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi được trình ra Quốc hội xin ý kiến tại kỳ họp này vừa trải qua "thử thách" trong phiên thảo luận tại tổ. Tuần này, Quốc hội tiếp tục dành 2 ngày làm việc tại hội trường đề "mổ xẻ", bàn sâu thêm. Một trong những nội dung còn nhiều băn khoăn là vấn đề tên nước, khi đề xuất lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đột ngột được đưa ra khỏi bản dự thảo lần này. Là một thành viên trong Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp, ông có kiến giải gì về việc này?
Trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự thảo trước khi trình lấy ý kiến nhân dân, vấn đề tên nước không được đặt ra. Nội dung này cũng hầu như được nói đến ở các cuộc hội thảo. Nhưng trong quá trình lấy ý kiến, xuất hiện một số kiến nghị của nhân dân đề nghị xem xét việc trở lại với tên gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ban Biên tập cũng như UB dự thảo sửa dổi Hiến pháp trên tinh thần lắng nghe thấu đáo, toàn diện ý kiến của nhân dân, tổng hợp đầy đủ, trung thành các ý kiến đã ghi nhận một nhu cầu, một đề xuất là nghiên cứu khả năng để có thể tính đến chuyện trở lại tên nước mà Bác Hồ đã đặt.
Về bản chất, hai tên gọi là thống nhất, đều khẳng định chính thể của Việt Nam là chính thể cộng hòa, bản chất của nhà nước là dân chủ.
Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Minh Thông: "Hiến pháp phải giống như ngọn hải đăng, để định con tàu đi theo hướng đó".
Quan điểm của ông về hai tên gọi này?
Việt Nam dân chủ cộng hòa là tên khai sinh của đất nước, rất thiêng liêng, cao cả, gắn liền với Bản tuyên ngôn độc lập, gắn liền với lãnh tụ kính yêu của dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cái tên đó nó có ý nghĩa sâu sắc, là nguồn cổ vũ rất to lớn vì nó phản ánh được thực trạng cuộc cách mạng của chúng ta.
Nhưng năm 1976, vì bối cảnh lịch sử lúc đó, chúng ta đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện được mục tiêu, nói một cách rõ ràng, trực diện con đường đi lên của đất nước.
Và tôi cho rằng, nếu tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tên Việt Nam dân chủ cộng hòa thống nhất về bản chất thì có cần phải cân nhắc chuyện có nên trở lại với tên cũ đó không, mặc dù tên cũ gắn liền với lịch sử. Chúng ta tôn trọng lịch sử nhưng khi trở lại tên này, phải cân nhắc trên nhiều phương diện, không chỉ tính lịch sử của vấn đề mà còn những yếu tố như chính trị, kinh tế, xã hội trong mỗi một giai đoạn.
Vậy nên dù rất tôn trọng ý kiến góp ý của nhân dân nhưng Ban Biên tập vẫn đề xuất giữ nguyên tên nước hiện nay vì cả 2 tên gọi không khác nhau về bản chất. Chúng ta đã đổi tên như hiện nay rồi, cái tên đã gắn liền với quá trình đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, đã trở thành biểu tượng rất tự hào của chúng ta trên trường quốc tế.
Ngoài ra, định hướng chính trị cần thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi, vấn đề gì thật sự cần thiết chúng ta sửa đổi. Còn những quy định vẫn nguyên giá trị thì không đặt vấn đề phải sửa.
Nhưng những "giải trình" này, như đánh giá của nhiều đại biểu khi thảo luận tại tổ, là chưa thực sự thuyết phục. Sao UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp không giữ nguyên 2 phương án để Quốc hội lựa chọn?
Chúng ta sửa bổ sung những điểm thực sự bức xúc trong thực tiễn và ngược lại. Tôi nghĩ tên gọi chưa thực sự là vấn đề bức xúc trong thực tiễn bởi không có gì vướng mắc khi chúng ta giữ tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, như mấy chục năm qua. Như vậy không có nghĩa là không tôn trọng ý kiến nhân dân mà chúng ta đã có giải trình cụ thể.
Như ông khẳng định, cả hai tên đều không mâu thuẫn về bản chất nhưng tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được cho là phù hợp hơn vì tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo ra độ chênh rõ ràng với thực tế khi nền kinh tế hiện vẫn chưa đạt tới trình độ XHCN?
Chúng ta đang trong quá trình xây dựng CNXH, chứ chưa hoặc đã là CNXH. Vấn đề này phải xác định rõ. Tên nước định hướng mục tiêu này thì có gì đâu mà phải băn khoăn. Mục tiêu, định hướng đó không nhất thiết ngày hôm nay phải hoàn toàn đầy đủ, giống như việc xác định tương lai như thế, phải kiên định phấn đấu, thực hiện. Phải có tư duy biện chứng như vậy, không nên băn khoăn rằng tên này không phù hợp với thực trạng hiện tại. Thực tế, chúng ta đang xây dựng mô hình cho phù hợp với nó.
Vậy vẫn có cơ sở để cho rằng, xác định tên gọi đúng bản chất, hiện tượng của sự vật thật sẽ tốt hơn?
Không phải, cần hiểu Hiến pháp không phải chỉ của hiện tại. Luật có thể phản ánh hiện tại, hiện thực nhưng Hiến pháp phải phản ánh cả tương lai nữa. Vậy nên Hiến pháp phải có khuôn khổ rộng lớn hơn, lâu dài hơn.
Đó là đặc trưng của Hiến pháp - không phải chỉ nói câu chuyện hôm nay mà nói tới cả mục đích của ngày mai. Nên vì thế có thể ngày hôm nay sự việc chưa hoàn toàn nhưng có chuẩn bị cho ngày mai. Một đạo luật có thể chỉ dùng cho 5 năm nhưng Hiến pháp cần phải xác định cho 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm. Có thể hôm nay tên gọi chưa thực sự phù hợp nhưng là định hướng để chúng ta ra sức phấn đấu xây dựng để 20 hay 50 năm nữa có thể đến được ngôi nhà đó. Có sao đâu. Vậy thì có gì phải băn khoăn về cái tên của ngày hôm nay hay ngày mai.
Quan trọng là Hiến pháp phải giống như ngọn hải đăng, để định con tàu đi theo hướng đó. Có vấn đề gì mà phải băn khoăn.
Một số ý kiến khác lo ngại, tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang tạo ra một vị thế, một thái cực rất khác so với thế giới, sẽ gây ra nhiều bất lợi khi tự đặt mình vào thế "không giống ai"?
Qua thực tế nhiều năm công tác của mình, tôi không thấy có gì ảnh hưởng, bất lợi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Không lo ngại việc đổi tên nước có thể bị xuyên tạc Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý khi lý giải về việc giữ tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa trong bản dự thảo mới đã "bác" lo ngại về việc trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể bị lợi dụng, xuyên tạc... Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung...