Đề xuất bỏ yêu cầu đã tiêm vắc xin, xét nghiệm âm tính khi đi lại liên tỉnh
Kế hoạch khôi phục hoạt động vận tải hành khách trong 5 lĩnh vực của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đưa ra các yêu cầu, điều kiện mới khi đi lại giữa các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.
Hai yêu cầu bắt buộc với hành khách
Ngày 21/9, Bộ GTVT công bố dự thảo lần một về kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không). Bộ này gửi xin ý kiến các Bộ Y tế, Công an, Quốc Phòng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau khi tiếp thu ý kiến, tổng hợp, dự thảo 2 được Bộ GTVT đưa ra tối 24/9, đồng thời có văn bản gửi Bộ Y tế xin ý kiến, đề nghị sớm có góp ý đối với dự thảo, gửi bằng văn bản về Bộ GTVT trước 11h ngày 27/9 để Bộ GTVT hoàn thiện và ban hành kế hoạch.
Theo dự thảo kế hoạch lần 2, tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 không tổ chức hoạt động vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân đang cư trú tại địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện Chỉ thị số 16 (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép).
Các cảng hàng không, ga đường sắt trên địa bàn địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị số 16.
Việc khôi phục hoạt động vận tải hành khách được Bộ GTVT áp dụng ở các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội (Ảnh: Quân Đỗ).
Đối với các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 19, Bộ GTVT nêu rõ việc tổ chức vận tải hành khách theo mức độ hạn chế tỷ lệ % phương tiện kinh doanh vận tải, hành khách của từng phương thức vận tải.
Video đang HOT
Tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện mức độ bình thường mới được tổ chức vận tải hành khách hoạt động bình thường.
Đối với hành khách khi đi trên phương tiện vận tải đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chị thị số 19 phải đáp ứng 2 yêu cầu: Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời khai báo trên địa chỉ suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người tham gia giao thông theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Điểm mới của dự thảo lần 2 là nguyên tắc y tế áp dụng đối với hành khách. Cụ thể, tại dự thảo lần một xây dựng theo 2 phương án, nhưng nay chỉ còn một phương án. Đáng lưu ý, dự thảo đưa ra yêu cầu đi lại với hành khách đã đơn giản hơn rất nhiều khi cắt bỏ hoàn toàn các điều kiện về tiêm vắc xin, giấy chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng, giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2…
Bộ GTVT yêu cầu phương tiện vận chuyển hành khách phải thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế hoặc hướng dẫn của Bộ GTVT.
Các loại hình vận tải hoạt động thế nào?
Đối với lĩnh vực hàng không , tần suất khai thác áp dụng theo 4 giai đoạn. Cụ thể: Giai đoạn một (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch) – tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 (thời điểm chưa bùng phát đợt dịch thứ tư) của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay;
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1), không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó.
Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2), không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay).
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) các hãng được khai thác trở lại bình thường.
Trong thời gian thực hiện các giai đoạn một, giai đoạn 2, các đường bay mới, đường bay có tần suất một chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất một chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn một.
Quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không sân bay (nơi đi, nơi đến), Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.
Tần suất khai thác của các hãng hàng không sẽ được thực hiện theo 4 giai đoạn (Ảnh: Tuấn Mark).
Đối với đường bộ, tần suất khai thác vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch; vận chuyển học sinh, sinh viên: Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định, trong đó xe hợp đồng (trừ trường hợp vận chuyển học sinh, sinh viên), du lịch không được chở quá 50% số người được phép chở cho đến khi thực hiện trạng thái bình thường mới.
Vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu để UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh; trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương, Sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện một trong 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn một (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch), thực hiện tối đa không vượt quá 40% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt số chuyến/tháng và có giãn cách chỗ trên phương tiện, không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm.
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn một), tối đa không vượt quá 60% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt số chuyến/tháng và có giãn cách chỗ trên phương tiện, không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm.
Giai đoạn 3 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2), thực hiện tối đa không vượt quá 80% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt về số chuyến/tháng.
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được hoạt động trở lại bình thường.
Ba loại hình vận tải còn lại là đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa cũng áp dụng các yêu cầu chung theo kế hoạch này và thực hiện khôi phục vận tải theo 4 giai đoạn tương tự như hàng không và đường bộ, với tần suất khai thác phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù loại hình vận tải.
TP.HCM sẽ xử lý trách nhiệm cán bộ nếu để xảy ra tình trạng đông người
Tại buổi họp báo chiều 19-9, thượng tá Lê Mạnh Hà, phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM, cho biết Công an TP có quy định cán bộ, chiến sĩ phụ trách khu vực nào mà để xảy ra tình trạng tập trung đông người thì sẽ bị xử lý trách nhiệm.
Do ảnh hưởng của dịch nên giá bánh bán ra năm nay theo nhiều đơn vị có tăng nhẹ - Ảnh: N.TRÍ
Về tình trạng đông người tập trung mua bánh trung thu, thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết Công an TP đã tăng cường lực lượng xuống đảm nhiệm các chốt kiểm soát của công an cấp quận, huyện.
Lực lượng công an phường xã thì được đưa trở lại quản lý địa bàn. Đồng thời quy định cán bộ, chiến sĩ phụ trách khu vực nào mà để xảy ra tình trạng này thì sẽ xử lý trách nhiệm.
Ông Phạm Đức Hải - phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP - cũng cho rằng các cơ sở bán bánh trung thu cũng có trách nhiệm yêu cầu người mua xếp hàng, tổ chức trật tự, đúng quy định của Bộ Y tế. Hiện nay TP cho phép các cơ sở mở bán, shipper đi liên quận thì người dân thích ăn bánh trung thu sẽ đặt, đây là nhu cầu bình thường.
Ông Hải cũng cho rằng TP sẽ yêu cầu các quận, huyện, các phường và những cơ sở bán bánh trung thu phải thực hiện nghiêm.
Về việc lưu thông liên vùng, ông Phan Công Bằng, phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, cho hay Bộ tiêu chí an toàn về giao thông vận tải do TP ban hành được áp dụng trên địa bàn TP. Bộ tiêu chí được xây dựng kỹ để các địa phương khác có thể nghiên cứu để xây dựng bộ tiêu chí của mình. Việc này do UBND các tỉnh quyết định.
Cũng theo ông Bằng, đối với "luồng xanh" tại TP.HCM, từ khi triển khai đến nay không có vướng mắc. Tuy nhiên, trong quá trình các doanh nghiệp vận tải, lái xe cũng có những vi phạm. Ví dụ trường hợp tài xế ở Bình Dương lên TP.HCM đã sửa giấy xét nghiệm dương tính thành âm tính để qua chốt, gây mất an toàn chống dịch. Về nguyên tắc, Sở Giao thông vận tải TP không bắt buộc kiểm tra các giấy tờ xét nghiệm âm tính nhưng vẫn có quyền kiểm tra, khi phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý.
Ninh Thuận: Phát hiện ca nhiễm Covid-19 sau 8 lần xét nghiệm âm tính Trong thời gian cách ly y tế tập trung 14 ngày và cách ly tại nhà 7 ngày, BN 613951 ở Ninh Thuận được lấy mẫu xét nghiệm 8 lần đều cho kết quả âm tính nhưng sau đó phát hiện dương tính với Covid-19. Phát hiện bệnh nhân dương tính sau 8 lần lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh THIỆN NHÂN Chiều ngày...