Đề xuất bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây chủ lực của Tây Nguyên
Bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây nông, công, lâm nghiệp mũi nhọn cần được ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới tại Việt Nam là một trong các đề xuất mới đây đối với Thủ tướng Chính phủ của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
Mắc-ca được kỳ vọng trở thành “cây tỉ USD” tại Tây Nguyên – Ảnh: N.A
Đề xuất này là kết quả của của Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên” tổ chức ngày 7.2.2015 tại TP. Đà Lạt. Theo Báo cáo số 137-BC/BCĐTN gửi Thủ tướng Chính phủ, Tây Nguyên la đia ban chiên lươc đăc biêt quan trong vê kinh tê, xã hội, quôc phong, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước; la vung giau tiêm năng, lơi thê đê phat triên KTXH. Để phát triển Tây Nguyên bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu và có tính chiến lược cả trước mắt và lâu dài.
Hiện Tây Nguyên đang có cà phê và cao su là nhưng cây công nghiệp chủ lực, tuy nhiên, cả hai cây trên đều phát triển đạt ngưỡng. Vơi cơ sơ khoa hoc thưc tiên trông thư nghiêm va nhu câu trong nươc va trên thê giơi vê hat măc ca, Hôi thao”Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên” đi đên thông nhât vê đinh hương đưa măc ca trơ thanh cây công nghiêp chiên lươc mơi nhăm phat triên KTXH khu vưc Tây Nguyên.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị Thủ tướng xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích việc trồng, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm của loại cây này (như chính sách hô trơ măt phap lý về quyền sử dụng đất cho nông dân cũng như các chu trương, chinh sach, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đâu tư vào cây mắc ca). Ban hanh chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với hộ nghèo tại vùng biên giới xa xôi có ý nghĩa về chính trị. Đồng thời, cho phép thành lập Hiệp hội mắc ca Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp/hộ nông dân trong quá trình phát triển trồng, chế biến và tiêu thụ hạt mắc ca ở Việt Nam.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thúc đẩy nhanh việc xây dựng Chương trình quốc gia về phát triển cây mắc ca trên cơ sở phối hợp với các địa phương có tiềm năng (các tỉnh Tây Nguyên); chú trọng việc phát triển cây mắc ca thành cây mũi nhọn của vùng Tây Nguyên với việc mở rộng quy mô diện tích một cách vững chắc (giai đoạn đầu chú trọng phát huy ưu thế trồng xen với các cây trồng khác, tiến tới phát triển trồng trên quy mô lớn), ứng dụng công nghệ cao và khai thác đồng bộ chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng chính sách ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc ca, đồng thời khuyến khích hệ thống Ngân hàng thương mại đồng hành cùng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho các hộ nông dân trồng cây mắc ca.
Nguyệt Ánh
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Án oan 10 năm: Kéo dài nỗi giày vò của bị cáo muốn đền tội?
Đã chuẩn bị tâm lý đón nhận hình phạt nghiêm khắc với mình, thế nhưng bị cáo Lý Nguyễn Chung cùng nhiều người dự phiên tòa ngày 9/3 bất ngờ khi Hội đồng xét xử thông báo trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Giữa vòng bảo vệ của lực lượng công an, bị cáo Chung rời tòa với bước đi nặng nề, khuôn mặt lộ rõ sự mệt mỏi...
Ba lần mở tòa, vẫn chưa có hồi kết
Ngày 6/3, lần thứ ba TAND tỉnh Bắc Giang đưa vụ án Lý Nguyễn Chung ra xét xử và kéo dài đến 9/3. Một lần nữa những người tham dự phiên toà cũng như bị cáo Lý Nguyễn Chung lại đón nhận "tin buồn" khi toà thông báo trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án Lý Nguyễn Chung giết người cướp tài sản.
Phòng xử án ngày 9/3 yên tĩnh một cách lạ thường. Bà Hoàng Thị Hội, mẹ chị H. nói, thời điểm năm 2003, Chung mới hơn 14 tuổi, cao khoảng 1,1 đến 1,2m thì không thể giết được chị H. cao lớn mà phải có đồng phạm.
Đồng quan điểm với bà Hội, luật sư Giáp Văn Điệp, bày tỏ quan điểm, vụ án còn nhiều mâu thuẫn, dấu chân để lại hiện trường không phù hợp với dấu chân của Lý Nguyễn Chung. Ngoài ra, trả lời HĐXX, Chung khai nhận sau khi sát hại chị H. không đóng cửa hậu.
Tuy nhiên trong bản kết luận điều tra lại thể hiện, có vết nghi máu ở then cửa. Đây cũng là một nghi vấn mà vị luật sư nghi ngờ. Ngoài ra, trong bản khai của nhân chứng là Trưởng thôn Đoàn Kết nơi Chung sống thể hiện: "Chung đi cùng một người nào đó...". Chính vì những nghi ngờ trên mà luật sư Giáp Văn Điệp đề nghị tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Video: Lý Nguyễn Chung tiếp tục hầu tòa cấp sơ thẩm lần 3
Trong phiên xét xử sáng 9/3, không có nhiều tình tiết mới được đưa ra. Bên bị hại vẫn bảo lưu quan điểm Chung có đồng phạm gây án và đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Còn luật sư bào chữa cho bị cáo "phản pháo" rằng, trong các tài liệu đã được công bố, cũng như lời khai trước tòa, Chung khai nhận chỉ có một mình gây án.
Tại phiên xử, Lý Nguyễn Chung gửi lời xin lỗi tới gia đình bị hại. Bị cáo mong muốn việc xét xử kết thúc sớm để trả giá cho những gì mình đã gây ra cũng như có cơ hội làm lại cuộc đời và xin được thụ án tại Đắk Lắk.
Với giọng khẩn thiết, Chung xin được trò chuyện với người thân và được chấp thuận. Giọng run run, Chung nói với ông Chúc, khi mình đi cải tạo thì ông Chúc xem có tài sản gì đáng giá bán đi lấy tiền bồi thường cho gia đình bị hại. Chung nói, ngôi nhà nhỏ và mảnh đất trong Đắk Lắk gia đình liên hệ với vợ Chung bán đi. Không kìm được tình cảm, ông Chúc khóc nấc. Bên tai ông văng vẳng câu hỏi "cha có nghe rõ không?" của Chung. Trước ý kiến của con trai về việc bán nhà, ông Chúc giãy nảy: "Bán nhà thì vợ và hai con nhỏ của con ở đâu. Gia đình mình nghèo, chẳng còn gì. Để cha mang giấy tờ nhà đi vay ngân hàng vậy...".
Chung dặn bố sớm khắc phục hậu quả cho gia đình bị hại.
Trái với nhiều nhận định của giới luật sư rằng, ngày 9/3 tòa sẽ tuyên và mức án là 12 năm tù giam. Tuy nhiên, sau thời gian nghị án, HĐXX bất ngờ thông báo, quá trình xét hỏi tại tòa cho thấy lời khai của bị cáo, lời khai của một số nhân chứng, người liên quan và hồ sơ còn có mâu thuẫn. Vụ án còn có một số tình tiết chưa làm rõ, đặc biệt việc Chung gây án có đồng phạm hay không. Vì vậy tòa quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật ngay sau khi kết thúc phiên tòa, luật sư Hoàng Minh Hiển, người bào chữa cho bị cáo Lý Nguyễn Chung cho biết, toàn bộ những chứng cứ trong hồ sơ vụ án thể hiện rất rõ việc Cơ quan điều tra đã điều tra đúng người, đúng tội.
Còn việc luật sư bảo vệ cho quyền lợi gia đình bị hại đề nghị trả hồ sơ, điều tra bổ sung có liên quan đến vấn đề có đồng phạm hay không, trong phần bào chữa của mình luật sư Hiển cũng đã làm rõ việc không có đồng phạm. Cụ thể ngay nhát đâm đầu tiên đã làm đứt động mạch treo, khiến nạn nhân giảm khả năng phản kháng và quỵ xuống. Sau đó Chung mới dễ dàng "bồi" thêm hàng chục nhát nữa.
Trong hồ sơ cũng như tại phiên tòa, lời khai của bị cáo Chung cũng thể hiện, sau khi lấy hai chiếc nhẫn vàng và 59 nghìn đồng, Chung đã kéo cửa đi về. Còn vết máu trên then cửa hậu là do lúc vật lộn giữa Chung và chị H. để lại. "Với những chứng cứ và lời khai của bị cáo trước tòa, tôi cho rằng có đủ căn cứ để tòa tuyên án đối với bị cáo ngay trong phiên tòa này chứ không cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung...", luật sư Hiển cho biết thêm.
Ông Chấn không oán hận Lý Nguyễn Chung
Sau khi TAND tỉnh Bắc Giang thông báo trả hồ sơ điều tra bổ sung, PV đã có cuộc trao đổi với người tù oan Nguyễn Thanh Chấn. Ông Chấn cho biết, qua thông tin đại chúng cũng đã biết vụ án này được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, ông cũng khá bất ngờ trước việc TAND tỉnh Bắc Giang trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Theo ông Chấn, trong trí nhớ của ông, ngày đó Chung còn là đứa trẻ theo bố xuống ở rể tại làng Me. Chung nhỏ tuổi nhưng béo, chắc người và phải đứng đến cổ chị H. "Chung còn nhỏ tuổi, ở dưới này vài ngày rồi lại đi về trên Lộc Bình - Lạng Sơn sống với anh trai nên khi Chung "biến mất" cũng không ai để ý. Càng không ngờ sau này khi sự việc được phanh phui, người ta mới biết Chung là hung thủ. Tôi và Chung không có thù oán. Việc Chung gây ra tội thì phải chịu sự trừng phạt theo quy định của pháp luật. Tôi không có ý kiến nhiều về vụ việc này...", ông Chấn nói.
Ngồi nghỉ ở quán nước gần tòa, đợi các con, bà Hoàng Thị Hội, mẹ nạn nhân H. đã chia sẻ với PV. Bà Hội cho biết, hiện giờ hoàn cảnh của gia đình rất khổ cực. Bà đang ở với cậu con trai làm xây dựng, thu nhập bấp bênh không ổn định. Hai con nhỏ của anh này phải gửi bà ngoại nuôi hộ.
"Cháu Đức đang sống với tôi, mỗi tháng được Nhà nước hỗ trợ hơn 300 nghìn đồng. Khi xảy ra việc cháu quá nhỏ nên chưa biết gì, lớn lên cháu cũng hay hỏi tôi về mẹ. Tôi cũng đã kể lại mọi chuyện cho cháu biết. Cháu đã lớn nên hiểu chuyện và nhiều lúc cũng buồn... "Việc tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tuy mất thời gian nhưng gia đình chúng tôi mong muốn những thắc mắc về vụ án cần được làm sáng tỏ", bà Hội chia sẻ thêm.
Ngồi kế bên bà ngoại, Nguyễn Xuân Tiến khi đó mới 13 tuổi, sống với bố nhưng cũng cảm nhận được sự mất mát khi thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của mẹ. Trong trí nhớ của mình, Tiến nhớ mẹ là một người hiền lành. Mỗi lần có dịp lên thăm con ở Lục Nam, chị H. đều có quà. "Hung thủ đã được tìm ra, tôi mong muốn pháp luật xử nghiêm, đúng người đúng tội để trả lại sự công bằng cho mẹ tôi...", Tiến tâm sự khi chuẩn bị rời khỏi tòa án.
Lững thững bước đi sau khi nhìn chiếc xe chở con lao ra khỏi cổng tòa án, ông Lý Văn Chúc nói với PV rằng, ngay sau khi Chung gây án, ông có hỏi con là ai xúi giục con làm vậy, có người nào làm cùng không? Chung trả lời là không ai xúi giục và gây ra vụ việc một mình. Ông Chúc khẳng định người gây án là Chung và tỏ thái độ khó hiểu khi tòa không tuyên án.
Bị tai nạn giao thông sau khi tham dự phiên tòa em trai Ông Lý Văn Chúc cho biết, ngày 6/3, anh rể và chị gái Chung từ trên Lộc Bình (Lạng Sơn) xuống Bắc Giang dự tòa. Khi về, trời tối, cả hai bị tai nạn, người chị gái phải cắt một phần lá lách, anh rể thì bị thương ở chân. Vợ chồng ông Chúc lại phải lên Lạng Sơn chăm sóc con.
QUANG SƠN
Đọc báo Pháp luật Đời Sống trong ngày cập nhật liên tục từng giờ tại chuyên mục Pháp Luật
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bổ sung hầm chui tuyến Nội Bài - Nhật Tân Thêm một hầm chui dân sinh thuộc thôn Sơn Du (xã Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội) được quyết định xây, sau sự kiện Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trực tiếp gặp gỡ đông đảo người dân trên tuyến Nhật Tân - Nội Bài. Ngày 21/11, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã có buổi làm việc với chính quyền...