Đề xuất bổ sung 9 sân bay mới vào Quy hoạch cảng hàng không
Cục Hàng không Việt Nam (CHKVN) vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kết quả làm việc với 10 tỉnh, thành phố có đề xuất bổ sung sân bay mới vào Dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050.
Kết thúc 1 tháng làm việc với 10 tỉnh, thành phố đề xuất quy hoạch sân bay địa phương vào Quy hoạch chung cảng hàng không, sân bay toàn quốc, CHKVN thống nhất đề xuất bổ sung 9 sân bay mới (loại 1 sân bay do điều kiện thời tiết), các địa phương phải tự lập kế hoạch và kêu gọi vốn đầu tư, không dùng vốn ngân sách Nhà nước.
Đề xuất bổ sung 9 sân bay mới vào Quy hoạch cảng hàng không.
Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, các điều kiện liên quan (kể cả điều kiện về có nhà đầu tư, kêu gọi vốn xã hội hóa), CHKVN đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu, bổ sung vào quy hoạch 9 sân bay mới tại các tỉnh: Hà Giang (sân bay Tân Quang), Yên Bái, Tuyên Quang (Na Hang), Hà Tĩnh, Kon Tum (Măng Đen), Quảng Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hoà (Vân Phong), Đắk Nông, Tây Ninh. CHKVN cũng đề nghị các địa phương này lập đề án đánh giá hiệu quả, tính khả thi, phương thức huy động vốn ngoài ngân sách để xây dựng sân bay.
Sân bay duy nhất trong đề xuất không được CHKVN đề xuất bổ sung là Mộc Châu (sân bay thứ 2 của Sơn La, ngoài sân bay Nà Sản), do vị trí đất làm sân bay trong Rừng quốc gia Mộc Châu có điều kiện thời tiết không thuận lợi, mỗi năm có khoảng 5 tháng sương mù, ảnh hưởng đến quy trình khai thác hàng không dân dụng.
Video đang HOT
Trước đó, cuối năm 2021, Bộ GTVT đã trình Chính phủ Dự thảo Quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc, giai đoạn 2021-2030 có 28 sân bay, đến năm 2050 có 31 sân bay. Quá trình lập quy hoạch, nhiều địa phương đề xuất bổ sung.
Sau đó, nhiều địa phương nhận được đề nghị của các nhà đầu tư về làm sân bay tại địa phương và đồng loạt kiến nghị lên Chính phủ. Chính phủ đã tổ chức họp với các địa phương có nhu cầu xây dựng sân bay mới để rà soát lại lần cuối, xem xét và bổ sung vào quy hoạch nếu đạt điều kiện.
Để đưa sân bay vào quy hoạch, Bộ GTVT đã đưa ra 6 tiêu chí, gồm: Sản lượng hàng hóa; nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội (tăng trưởng GDP, việc làm, thúc đẩy du lịch); nhu cầu đảm bảo quốc phòng – an ninh (chiến lược, dự phòng chiến lược); nhu cầu đáp ứng hoạt động khẩn nguy, cứu trợ; điều kiện tự nhiên (vùng trời, tĩnh không…); cự ly tiếp cận (100 km đối với sân bay đồng bằng và 200 km đối với sân bay miền núi).
Vận hành thu phí không dừng ở sân bay
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương nghiên cứu việc đầu tư, vận hành thu phí không dừng bằng công nghệ camera nhận diện tại sân bay theo Thông báo số 349/TB-BGTVT kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT, nhằm hạn chế tình trạng chậm, hủy chuyến bay, ùn ứ hành khách khu vực soi chiếu an ninh, chậm giải tỏa hành khách, hàng hóa sau khi máy bay hạ cánh.
Kiểm soát an ninh hàng không mức cao nhất trong dịp nghỉ Lễ 2/9
Trước dự báo nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng cao đột biến, kéo theo tình trạng chậm, hủy chuyến, ùn tắc sân bay tại các khu vực ra vào càng hàng không, khu vực soi chiếu, giải tỏa hành khách, từ ngày 31/8 - 4/9, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) chỉ đạo các cảng hàng không, sân bay áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 (mức cao nhất) với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, các chuyến bay xuất phát tại các cảng hàng không trong cả nước.
Ùn tắc tại khu vực an ninh soi chiếu có thể dẫn đến tình trạng chậm hủy chuyến bay.
Các Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo nội cấp độ áp dụng đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
Ngoài ra, trong thời gian này, Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu các cảng vụ hàng không, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các hãng hàng không báo cáo tình hình bảo đảm an ninh hàng không. Trường hợp có vụ việc đột xuất, các đơn vị báo cáo ngay khi phát hiện theo Chỉ thị số 1035 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam về công tác thông tin, báo cáo hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
Trước đó, Bộ GTVT đã có công văn gửi các cơ quan, đơn vị liên quan về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2022. Trong đó, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ hàng không tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không và các dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời, cung cấp thông tin hướng dẫn người dân đi lại bằng đường hàng không bảo đảm đúng lịch trình, hạn chế số người đón, tiễn tại các sân bay, đặc biệt tại 2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng, Cục đã yêu cầu các hãng hàng không xây dựng phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp với diễn biến của dịch bệnh trong thời gian tới, để có phương án tổ chức vận tải hành khách tối ưu phục vụ nhân dân đi lại; điều hành lịch bay, hạn chế tối đa việc chậm chuyến, hủy chuyến trong dịp nghỉ Lễ 2/9; đảm bảo các hãng hàng không Việt Nam phải nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sử dụng của hành khách, đặc biệt hành khách là người cao tuổi, người khuyết tật.
Thu phí không dừng bằng hệ thống camera giám sát
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, ngành Hàng không Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng, nhất là vận chuyển hàng không nội địa tăng đột biến. Kết quả này là sự nỗ lực của cả hệ thống, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và các doanh nghiệp hàng không. Tuy nhiên, tình trạng chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không, ùn ứ hành khách khu vực soi chiếu an ninh, giải tỏa hành khách... đang gây ra nhiều bức xúc dự luận, ảnh hưởng trực tiếp đến hành khách.
Để khắc phục tình trạng này, về công tác kiểm soát, soi chiếu an ninh hàng không; quản lý slot, lập kế hoạch bay, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập đoàn công tác kiểm tra khu vực soi chiếu tại các sân bay, đặc biệt là tại các cảng hàng không trọng yếu hiện nay; đảm bảo việc điều phối, quản lý slot bay, kế hoạch bay (phân bổ thời gian bay đêm) tại cảng hàng không phù hợp với khả năng thông qua của cảng hàng không (hành khách, hàng hóa).
Riêng đối với việc giải tỏa hành lý sau khi máy bay hạ cánh, hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ mặt đất chưa đáp ứng đủ được nhu cầu phục vụ giải tỏa hành lý sau khi máy bay hạ cánh. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mặt đất khẩn trương rà soát quy trình phục vụ, phương án điều hành, để xây dựng kế hoạch phục vụ phù hợp với hoạt động khai thác, nhất là trong dịp cao điểm nghỉ Lễ 2/9, Tết Nguyên Đán...
Đặc biệt, Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu việc đầu tư và vận hành chế độ thu phí không dừng bằng công nghệ camera nhận diện xe ra, vào cảng hàng không để tránh tình trạng ùn tắc tại 2 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Thực tế, công tác tổ chức giao thông tại sân bay thời gian qua, tình trạng hành khách gặp khó khăn trong việc đón xe hoặc bị chèn ép giá khi đi taxi gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Do đó, ACV sớm trang bị hệ thống camera khu vực phía trước sân bay, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo việc thực hiện đúng quy định dừng, đỗ xe tại khu vực cảng hàng không; bổ sung biển chỉ dẫn, thông tin tại điểm đón, trả hành khách đi/đến nhà ga cảng hàng không, tăng cường thông tin tuyên truyền cho hành khách, người dân để lựa chọn phương thức di chuyển cho phù hợp.
Máy bay Vietnam Airlines quay đầu để kiểm tra quy trình an toàn Vietnam Airlines vừa thông tin về chuyến bay VN7184 từ Đà Nẵng đi Hà Nội ngày 27/7/2022 phải quay đầu để kiểm tra quy trình an toàn. Chuyến bay VN7184 khai thác bằng máy bay Airbus A321 cất cánh từ Đà Nẵng đi Hà Nội lúc 10 giờ 31 phút. Tuy nhiên, do phát sinh cảnh báo kỹ thuật sau khi cất cánh,...