Đề xuất bỏ quyền khởi tố của tòa án
Để khởi tố vụ án hình sự cần có căn cứ vững chắc, phải qua quá trình xác minh, thu thập tài liệu, lời khai…, song tòa án không có lực lượng cũng như nghiệp vụ về việc này.
Điều 13 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành quy định khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án… Điều 104 cũng quy định HĐXX ra quyết định khởi tố nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
Tuy nhiên, nhiều luật sư, kiểm sát viên cho rằng trong thực tiễn xét xử từ trước đến nay chưa có trường hợp nào tòa án lại chủ động thực thi quyền khởi tố vụ án. Thông thường, gặp trường hợp có dấu hiệu tội phạm hoặc người phạm tội mới, các tòa chỉ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Một thẩm phán TAND TP Đà Nẵng lý giải, để khởi tố một vụ án hình sự thì cần phải có căn cứ vững chắc, phải qua một quá trình xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, lời khai… ban đầu. Tòa án không có lực lượng, cũng không có nghiệp vụ này. Do đó, dù luật cho quyền nhưng các tòa đều không bao giờ chủ động khởi tố vụ án.
Video đang HOT
Một thẩm phán TAND quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho rằng tòa khởi tố vụ án hình sự sẽ dẫn đến việc xét xử không đảm bảo tính khách quan. Ông ví dụ: Tòa khởi tố vụ án, sau đó cơ quan điều tra ra kết luận điều tra, VKS ra cáo trạng truy tố. Ra phiên xử, bị cáo kêu oan. Lúc này, thay vì là cơ quan tài phán, phân định có tội hay không dựa trên kết quả xét hỏi, tranh luận và các chứng cứ thì tòa rất dễ bị thiên kiến bị cáo có tội vì những quan điểm mà chính tòa mặc định ngay từ khi ra quyết định khởi tố ban đầu. Thêm nữa, việc tòa khởi tố vụ án dễ gây sự bất bình, mất niềm tin của người tham gia tố tụng. Họ sẽ cho rằng tòa đã khởi tố thì mặc nhiên tòa cũng sẽ kết án bị cáo.
Theo thẩm phán Nguyễn Thành (Phó Chánh án TAND TP Đà Nẵng), một điều bất ổn khác là quy định chưa có sự thống nhất. Ở một số quy định chung thì ghi nhận tòa là một trong những cơ quan tố tụng có quyền khởi tố vụ án. Nhưng trong các quy định cụ thể về chức năng của tòa lại nêu nhiệm vụ của tòa là người tài phán, điều khiển để các bên buộc tội, bào chữa và những người tham gia tố tụng khác làm rõ các vấn đề của vụ án.
Theo bà Võ Thị Kim Oanh (Trưởng khoa Luật hình sự, ĐH Luật TP HCM), đa số nhà nghiên cứu pháp luật đều cho rằng giao cho tòa quyền khởi tố vụ án hình sự là không phù hợp. Về nguyên tắc, chức năng của tòa là xét xử. Nếu cho tòa quyền khởi tố vụ án, không những làm mất tính khách quan trong xét xử mà còn là trái với chức năng thực tế và tạo sự chồng chéo về chức năng giữa các cơ quan tố tụng.
Chính vì vậy, kiểm sát viên Trần Hồng Sơn (VKSND quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho rằng cần phải bỏ quy định tòa có quyền khởi tố vụ án ở Điều 13 và Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Chức năng này nên giao hẳn cho cơ quan điều tra và VKS, là các bên buộc tội. Còn tòa chỉ nên tập trung làm tốt công tác xét xử mà thôi.
Luật tố tụng hình sự có nhiều quy định nêu rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có tòa án. Nhiệm vụ chứng minh tội phạm này hoàn toàn không phù hợp với chức năng của tòa. Nhiệm vụ này là của các cơ quan tố tụng thực hiện chức năng buộc tội. Về nguyên tắc, chức năng của HĐXX chỉ là tài phán, tức thẩm tra các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ, lắng nghe các quan điểm buộc tội – gỡ tội, tranh luận tại phiên tòa để làm cơ sở nghị án và ra bản án. Vì vậy, luật cần phải tách bạch nhiệm vụ chứng minh tội phạm ra khỏi chức năng của tòa án.
Thẩm phán Lê Thị Ngọc Hà, Chánh tòa Hình sự TAND thành phố Đà Nẵng.
Theo VNE
Bắt nguyên trưởng Phòng Quản lý đất đai Sở TN&MT Bình Thuận
Trưa 27/12, Công an tỉnh Bình Thuận đã thực hiện lệnh bắt tạm giam bốn tháng ông Lê Duy Khiêm - nguyên trưởng Phòng Quản lý đất đai của Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận.
Ông Khiêm bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Khám xét văn phòng làm việc của ông Khiêm, cơ quan điều tra đã thu giữ một số hợp đồng, tài liệu liên quan. Theo cơ quan điều tra, năm 2008, Công ty TNHH Du lịch Hawaii (TP.HCM) được UBND tỉnh Bình Thuận cấp chứng nhận đầu tư dự án du lịch tại Hòa Thắng, Bắc Bình trên diện tích gần 10 ha. Theo quy định, nếu muốn nhận "giấy đỏ", công ty này phải làm nghĩa vụ tài chính22 tỉ đồng. Dù chưa nộp đồng nào nhưng công ty vẫn được ông Khiêm giao bốn "giấy đỏ" để mang thế chấp tại Agribank - Chi nhánh TP.HCM vay hơn 35 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra còng tay dẫn giải ông Khiêm ra xe về trại tạm giam. Ảnh: PN
Ngày 18/12, công an đã ra quyết định khởi tố vụ án. Trước đó, Sở TN&MT đã kiểm điểm trách nhiệm đối với chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai và một phó giám đốc Sở TN&MT phụ trách lĩnh vực này. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của những người liên quan. Được biết bốn "giấy đỏ" nói trên được một phó giám đốc không phụ trách lĩnh vực này ký tên, đóng dấu.
Theo Tinmoi
Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Quy Nhơn vắng mặt vẫn bị xử tù 4 năm Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn và một cán bộ của trường này đã kê khống nhiều khoản thu ngoài quy định gây hậu quả nghiêm trọng. Trong 2 ngày 26 và 27/11, TAND TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự đối...