Đề xuất bỏ quyền điều tra của trại tạm giam
Cơ quan thẩm tra nhất trí với đề xuất của Bộ Công an về trao quyền điều tra cho lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, đồng thời bỏ quyền này đối với trại tạm giam, cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.
Sáng nay, 27.5, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đọc tờ trình về dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện – thay mặt cơ quan thẩm tra dự thảo luật – đã đồng tình với một số thay đổi của dự thảo luật so với Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004.
Cụ thể, về đề nghị trao quyền điều tra cho Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Ủy ban Tư pháp đánh giá: Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được thành lập từ năm 2010 và trong thời gian qua đã trực tiếp kiểm tra, xác minh hàng nghìn vụ việc, đấu tranh và triệt phá nhiều chuyên án, đường dây tội phạm lớn.
“Nhiều quốc gia trên thế giới quy định thẩm quyền điều tra cho cơ quan đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn với loại tội phạm này. Vì vậy, Ủy ban Tư pháp nhất trí với đề nghị bổ sung lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với một số tội phạm có sử dụng công nghệ cao theo quy định của Bộ luật Hình sự”, ông Nguyễn Văn Hiện khẳng định.
Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cũng đồng tình với đề xuất bỏ quyền điều tra của một số lực lượng thuộc Công an nhân dân theo đề nghị của Tờ trình, như trại tạm giam, cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp để tinh gọn đầu mối. Ngoài ra, Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị không nên tiếp tục giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cho các cục, phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Video đang HOT
“Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội mặc dù được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng hầu như không thực hiện trên thực tế, nên hiệu quả hoạt động về lĩnh vực này rất thấp. Địa bàn hoạt động của cơ quan này rất gần các cơ quan điều tra chuyên trách, nên khi phát hiện được tội phạm có thể chuyển ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền”, ông Hiện nhấn mạnh.
Đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng không cần thiết thành lập thêm Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu (ở cấp Bộ) và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu (ở cấp tỉnh). Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị sáp nhập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ.
“Tội phạm tham nhũng thường liên quan chặt chẽ với tội phạm về kinh tế và chức vụ. Việc sáp nhập hai Cục cảnh sát này đảm bảo tập trung lực lượng và phối hợp với lực lượng trinh sát nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra án tham nhũng, kinh tế, chức vụ”, ông Hiện phân tích.
Theo_Dân việt
Vụ áp giải học sinh tại sân trường ở Đắc Lắc: Tại sao bỏ sót chứng cứ quan trọng
Từ bản án sơ thẩm tuyên phạt 6 tháng tù treo đối với em Đỗ Quang Thiện, tòa án phúc thẩm đã thay đổi tăng lên 9 tháng tù giam. Công an đã vào tận trường học để áp giải Thiện vào trại giam, trước sự ngỡ ngàng của hàng trăm giáo viên, học sinh có mặt trong buổi học.
Ngày thi tốt nghiệp đã kề cận, chiếc còng gần như đã cắt đứt con đường học vấn của Thiện. May mắn TAND Tối cao đã phát hiện ra khả năng oan sai, đồng thời ra quyết định kháng nghị, giao tòa hình sự TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm đối với trường hợp này.
Án treo thành án giam
Nội dung được ghi trong bản án cho biết: Ngày 20.9.2012, Đỗ Quang Thiện (17 tuổi, trú phường Thắng Lợi, TP.Buôn Ma Thuột) điều khiển xe máy dưới 50 phân khối lưu thông trên đường. Khi vượt xe máy cùng chiều do ông Lê Phước Thọ (70 tuổi, trú phường Thành Công, TP.Buôn Ma Thuột) điều khiển thì xảy ra va chạm.
Cả hai cùng té ngã, ông Thọ nhập viện điều trị. Trung tâm Pháp y tỉnh Đắc Lắc kết luận ông Thọ bị chấn thương sọ não, liệt 1/2 người trái, tỉ lệ thương tích 50%. Do vậy, Công an TP.Buôn Ma Thuột đã khởi tố Đỗ Quang Thiện về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 20.5.2014, TAND TP.Buôn Ma Thuột tuyên phạt Thiện 6 tháng tù, cho hưởng án treo; buộc bồi thường cho ông Thọ 56 triệu đồng. Em Đỗ Quang Thiện và gia đình liên tục có đơn khiếu nại vì cho rằng giám định pháp y cho kết quả không chính xác, dẫn đến oan sai. Dù vậy, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 8.8.2014, TAND tỉnh Đắc Lắc tăng hình phạt từ 6 lên 9 tháng tù, không cho hưởng án treo. Lý do là bị cáo không nhận tội(?).
Thực hiện bản án này, ngày 2.4.2015, cơ quan thi hành án hình sự đã đến Trường THPT Buôn Ma Thuột, áp giải em Thiện đến Trại tạm giam Công an tỉnh. Việc Công an TP.Buôn Ma Thuột đến tận sân trường áp giải học sinh đã gây "sốc" cho ngành giáo dục Đắc Lắc, cũng như dư luận chung của người dân. Sau khi Thiện bị đưa vào trại giam, gia đình Thiện có đơn xin tạm hoãn thi hành án để em về thi tốt nghiệp THPT, nhưng TAND tỉnh Đắc Lắc vẫn không chấp nhận.
Bản án thiếu công tâm
Sự việc đã gây bức xúc mạnh mẽ trong dư luận. Đặc biệt sự mâu thuẫn giữa kết luận của Bênh viện Đa khoa Đắc Lắc trong thăm khám ban đầu đối với nạn nhân là ông Lê Phước Thọ với giám định pháp y là cơ sở để xác định lại sự thật, nhưng vẫn không được toà lưu tâm. Kết quả của bệnh viện nhận định ông Thọ bị "đột quỵ" ngã xe và khả năng va vào em Thiện, thì giám định pháp y lại cho rằng ông bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, ngày 20.5, TAND Tối cao đã ra quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Đắc Lắc, giao tòa hình sự TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy án phúc thẩm. Đồng thời, TAND Tối cao đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với em Thiện, chờ kết quả xét xử giám đốc thẩm.
Sáng 24.5, các cơ quan chức năng đã làm thủ tục, cho Thiện ra khỏi Trại tạm giam Công an tỉnh Đắc Lắc theo các quyết định của TAND Tối cao. Ông Trương Thức - Chánh Văn phòng Sở GDĐT Đắc Lắc - cho biết, em Thiện vẫn kịp dự kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT sắp diễn ra, sở đã giao cho nhà trường phân công giáo viên chuẩn bị nội dung, thời gian nhằm giúp em Thiện ôn thi cấp tốc, hy vọng em có thể vượt qua kỳ thi này.
Theo Đặng Trung Kiên
Lao động
Cặp vợ chồng bị bắt vì buôn bán ma túy, chồng tự tử trong trại giam Sau 4 ngày bị bắt vì hành vi buôn bán ma túy lớn nhất Tây Nguyên từ trước đến nay với trọng lượng 350gam, ông Châu đã dùng dây treo cổ tự tử trong trại tạm giam công an tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, vào khoảng 19h, ngày 24/5 các cán bộ trực tổng đài phát hiện phạm nhân Phạm Viết Châu (49...