Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Campuchia
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam-Campuchia từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2022.
Dự thảo Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt và điều kiện hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia 2019-2020 được gia hạn cho giai đoạn 2021-2022 (viết tắt là Bản Thỏa thuận Việt Nam-Campuchia gia hạn cho giai đoạn 2021-2022).
Theo dự thảo, ban hành kèm theo Nghị định này gồm:
1. Phụ lục I – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam-Campuchia từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2022.
Video đang HOT
2. Phụ lục II – Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia.
3. Phụ lục III – Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan các mặt hàng theo Bản Thỏa thuận Việt Nam-Campuchia .
Bộ Tài chính cho biết, Biểu thuế nêu tại Phụ lục I mà phía Việt Nam sẽ áp dụng thuế suất 0% cho phía Campuchia gồm 31 mặt hàng như: Gia cầm sống, thịt và phụ phẩm gia cầm, chanh, lúa gạo (với hạn ngạch 300.000 tấn/năm), chế phẩm chứa thịt lợn (dạng đóng bao bì kín khí để bán lẻ), lá thuốc lá chưa chế biến (với hạn ngạch 3.000 tấn lá thuốc lá/năm). Danh mục hàng hóa bao gồm lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến áp dụng thuế suất 0% đối với lượng nằm trong hạn ngạch được quy định tại Phụ lục II.
Biểu thuế 31 mặt hàng được hưởng thuế suất ưu đãi tại Nghị định này được thu hẹp một dòng hàng so với 32 mặt hàng tại Nghị định 92/2019/NĐ-CP (đưa một mặt hàng là bánh ga-tô có mã HS là 1905.90.30 ra khỏi Biểu thuế ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Campuchia trong Thỏa thuận gia hạn cho giai đoạn 2021-2022 do thuế suất mặt hàng này đã về 0% giai đoạn 2018-2022 theo ATIGA). Việt Nam và Campuchia đã thống nhất đồng ý về sửa đổi này.
Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Dự thảo cũng nêu rõ điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam-Campuchia giai đoạn 2021-2022 phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam-Campuchia từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2022 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định.
Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp.
Thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Việt Nam và Singapore thúc đẩy thương mại, đầu tư song phương
Chiều 16/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chúc mừng ông Bùi Thanh Sơn vừa được bổ nhiệm giữ cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Vivian Balakrishnan đánh giá cao Việt Nam về thành tích kiểm soát đại dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, cũng như những thành tựu đối ngoại nổi bật thời gian qua. Bộ trưởng Vivian Balakrishnan khẳng định, Singapore rất coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trân trọng chuyển lời cảm ơn của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Tổng thống và Thủ tướng Singapore về việc Lãnh đạo Singapore đã gửi thư chúc mừng; đánh giá cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước thời gian qua trên tất cả các lĩnh vực; đặc biệt là việc Singapore trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm 2020, bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị, hai bên tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp vào thời điểm phù hợp, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, trước mắt là Hội nghị Bộ trưởng kết nối Việt Nam - Singapore lần thứ 15 và Tham khảo Chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần thứ 14. Bộ trưởng cảm ơn Singapore đã tích cực ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Hai Bộ trưởng nhất trí phối hợp chặt chẽ góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư song phương, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác, cũng như đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn đa phương, vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Singapore sang thăm Việt Nam vào thời gian thuận tiện. Bộ trưởng Vivian Balakrishnan đã vui vẻ nhận lời, đồng thời trân trọng mời Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sang thăm Singapore.
Indonesia-Trung Quốc đặt mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 100 tỷ USD Để đạt được mục tiêu, hai nước sẽ tiến hành sửa đổi Thỏa thuận hợp tác kinh tế và thương mại song phương được ký kết vào năm 2011 trở thành Hiệp định khung về thương mại và đầu tư. Bộ trưởng Bộ Thương mại M Lutfi. (Nguồn: ANTARA) Ngày 2/4, tại cuộc họp báo trực tuyến cùng với Bộ trưởng Ngoại giao...