Đề xuất bị cáo đóng 30-200 triệu đồng để được tại ngoại
Bộ Công an và nhiều bộ ngành đang xây dựng dự thảo cho phép bị can, bị cáo được đặt 30-200 triệu đồng để được tại ngoại, không bị tạm giam.
Với tội danh ít nghiêm trọng, đóng 30 triệu đồng người phạm tội có thể tại ngoại
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSND Tối cao và TAND Tối cao vừa xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để đảm bảo theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
Theo đó, số tiền đặt để bảo đảm căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của họ, đặc biệt là những người dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về tâm thần, thể chất. Với tội phạm ít nghiêm trọng, số tiền phải đặt là 30 triệu đồng; tội phạm nghiêm trọng là 100 triệu đồng; tội phạm rất nghiêm trọng mức đặt là 200 triệu đồng.
Mức tiền này có thể giảm nếu bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, người dưới 18 tuổi, người tâm thần, người đủ 70 tuổi trở lên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi…
Video đang HOT
Điều kiện để được đặt tiền bảo đảm là bị can, bị cáo phải cam đoan có mặt theo giấy triệu tập, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Nếu thực hiện không đúng cam đoan, họ sẽ bị tạm giam. Số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
Theo Dự thảo, thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì VKS, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.
Dự thảo cũng nêu rõ các trường hợp không áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm: Bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khủng bố, đua xe trái phép; Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; nghiện ma tuý; người chủ mưu, cầm đầu trong trường hợp phạm tội có tổ chức; người tái phạm nguy hiểm; hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân.
Ng. Hưởng
Theo Dantri
Chưa được nhận 55 tỷ đồng thắng kiện, luật gia khiếu nại toà
Ông Thịnh cho rằng TAND Tối cao đề nghị hủy bản án buộc mẹ con Việt kiều trả mình 55 tỷ đồng là không có căn cứ.
Trong đơn khiếu nại gửi Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao và VKSND Tối cao, luật gia Đặng Đình Thịnh (43 tuổi) nói rằng, TAND Tối cao đề nghị hủy các bản án buộc mẹ con bà Vương Thị Khanh (Việt kiều Mỹ) trả ông gần 55 tỷ đồng hứa thưởng, là không có cơ sở và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của ông.
Từ năm 2007 đến 2008, giữa ông và mẹ con bà Khanh ký nhiều thỏa thuận, cam kết hứa thưởng việc đòi nhà. Ngày 28/11/2008, họ ký lại thỏa thuận mới với nội dung tăng phần thưởng và thù lao lên 35% tổng giá trị nhà và đất nếu đòi được.
"Tại thời điểm ký thỏa thuận bà Khanh, ông Quang (con trai bà Khanh) đều có đầy đủ năng lực hành vi để xác lập giao dịch, hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc. Như vậy, thỏa thuận hứa thưởng giữa bà Khanh, ông Quang và tôi đảm bảo các điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự", luật gia nêu quan điểm.
Đại diện theo ủy quyền của bà Khanh và ông Quang trong qúa trình xét xử đều không phản bác việc họ đã ký vào các thỏa thuận. Vì vậy, luật gia cho rằng Tòa Tối cao yêu cầu xem xét "có đúng bà Khanh và con trai ký các thỏa thuận hứa thưởng hay không" là không có cơ sở.
Hai biệt thự liền kề trong vụ tranh chấp. Ảnh: Hải Duyên.
Đối với việc TAND Tối cao đề nghị phải có ý kiến của 8 người con còn lại của bà Khanh, ông Thịnh cũng cho là không cần thiết. Bởi quá trình gửi đơn thư khiếu nại đòi nhà, chỉ có bà Khanh là người đứng đơn và ủy quyền cho ông thực hiện. Ngoài ông Quang thỉnh thoảng ở Việt Nam, 8 người con khác của bà đều ở nước ngoài, không tham gia vào việc đòi nhà.
"Trong các văn bản thỏa thuận các bên thống nhất nội dung: Tranh chấp giữa bên A (bà Khanh, ông Quang) với các đồng thừa kế căn nhà nêu trên (nếu có) do bên A cam kết tự giải quyết và không ảnh hưởng đến nội dung của hợp đồng này", ông Thịnh dẫn chứng nội dung thỏa thuận.
Ngoài ra, 3 trong số các con của bà Khanh có đơn từ chối nhận di sản thừa kế, 3 người khác không rõ địa chỉ nên tòa không thể lấy ý kiến. "Việc lấy ý kiến 8 người con còn lại của bà Khanh về việc trả thưởng cho tôi là hoàn toàn không cần thiết", luật gia kiến nghị.
Về việc Tòa Tối cao xác định đây là vụ án có nhiều quan hệ tranh chấp, cần phải gộp lại giải quyết trong cùng một vụ, ông Thịnh cho điều này là trái quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong vụ án, mẹ con bà Khanh là đồng bị đơn nhưng lại có yêu cầu độc lập và xung đột về lợi ích. Việc giải quyết yêu cầu độc lập của mẹ con bà không liên quan đến yêu cầu trả thưởng của ông...
Theo nội dung vụ kiện, căn nhà 446-448 đường Nguyễn Thị Minh Khai của vợ chồng bà Khanh được Nhà nước quản lý theo diện "vắng chủ". Năm 2007, bà vê nước ủy quyền cho luật gia Thịnh làm thủ tục xin lại. Bà và con trai là ông Quang nhiều lần hứa thưởng cho luật gia cao nhất là 35% giá trị căn nhà đòi được.
Sau nhiều năm khiếu nại, năm 2011, các cơ quan trả nhà cho bà Khanh. Ông Thinh đê nghi thân chủ trả thương như cam kết nhưng mẹ con bà Khanh không thực hiện, nên kiện ra tòa.
Tòa án hai cấp sau đó đều buộc mẹ con bà Khanh trả cho luật gia gần 55 tỷ đồng hứa thưởng.
Tuy nhiên, đến ngày 7/6, TAND Tối cao kháng nghị, yêu cầu Hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm hủy 2 bản án, giao hồ sơ cho TAND TP HCM xét xử lại.
Hải Duyên
Theo VNE
Tòa Bình Thuận đã chuyển hơn 10 tỷ đồng oan sai cho ông Nén TAND Bình Thuận đã làm thủ tục chuyển khoản hơn 10 tỷ đồng bồi thường tiền oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén. Chiều 4/5, ông Biện Văn Hoan - Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận - cho biết, cơ quan này đã hoàn tất thủ tục chuyển hơn 10 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén. Trao...