Đề xuất Ban Nội chính 10 “đại án” tham nhũng
Trong cuộc làm việc sáng 12/9 với Đoàn kiểm tra giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Trưởng ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu, VKSND Tối cao đã đề xuất 10 “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Sáng nay (12/9), ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao.
Theo kế hoạch, đoàn kiểm tra giám sát do ông Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu là 1 trong 7 đoàn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (BCĐ) lập ra nhằm kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra xét xử các vụ án tham nhũng phức tạp tại một số địa phương và các cơ quan tố tụng Trung ương.
Nhấn mạnh tại buổi làm việc, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết thông qua cuộc kiểm tra giám sát này, đoàn công tác tập trung vào tình trạng cho hưởng án treo đối với tội phạm về tham nhũng.
“Hôm trước họp BCĐ có đưa ra việc siết lại cho hưởng án treo. Khung hình phạt rộng như thế, khi xét xử gây ra những phản cảm, hoài nghi trong xã hội. Không thể không có án treo song phải như thế nào thì mới có án treo, như thế nào thì không được hưởng án treo. Đợt kiểm tra lần này chúng tôi sẽ làm rõ việc này” – ông Nguyễn Bá Thanh cho hay.
Video đang HOT
Trưởng ban Nội chính Trung ương cũng lưu ý với VKSND Tối cao: “Quyền hạn của các đồng chí rất lớn, vấn đề giờ là chỉ làm thế nào thôi. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm. Trong khi có nhiều vấn đề quá trời mà mình không làm. Hay là mình thiếu quân? Thiếu điều gì thì mình đề xuất để đoàn công tác báo cáo Bộ Chính trị”.
Cũng trong buổi làm việc này, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết đợt kiểm tra giám sát này, ngoài việc phát hiện ra những bất cập, vướng mắc của các cơ quan tố tụng còn tập trung đi sâu vào một số vụ việc vừa thúc đẩy tiến trình xử lý vừa chọn ra những bất cập điển hình để báo cáo với Bộ Chính trị, Quốc hội giải quyết. “Những vấn đề cần phải xem xét, khắc phục là làm sao để tình trạng trả lại hồ sơ ít hơn. Chuyện trả hồ sơ là chuyện không tránh khỏi nhưng đừng để quá nhiều lần. Trả đi trả lại, trả lên trả xuống, không khéo lại vi phạm pháp luật. Cần bàn cách thức như thế nào để hạn chế thấp nhất” – ông Thanh đề nghị.
Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh (đứng) phát biểu tại buổi làm việc với VKSND Tối cao
Theo báo cáo của VKSND Tối cao, tình trạng phải trả hồ hồ sơ điều tra bổ sung án tham nhũng còn nhiều, thường là các vụ án lớn, phức tạp hành vi tội phạm nghiêm trọng, gây hậu quả lớn, liên quan đến nhiều cấp, ngành, địa phương.
Theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra giám sát, VKSND Tối cao đã đề xuất 10 “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Cụ thể: Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines; Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT ở TP HCM; Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng NN-PTNT; Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại công ty cổ phấn chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Vụ nhận hối lộ xảy ra ở ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông; Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Vụ bầu Kiên; Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng NN-PTNT; Vụ tham ô tài sản ở tập đoàn Vinashin.
Việc tổng hợp 10 vụ án tham nhũng, nghiêm trọng, phức tạp; án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng, nghiêm trọng phức tạp, theo yêu cầu của Ban Nội chính Trung ương là để rà soát, xem xét và kịp thời tổ chức các cuộc họp để có ý kiến chỉ đạo với các vụ án này, từ đó đẩy nhanh tiến độ và chất lượng giải quyết các vụ án tham nhũng.
Theo N. Quyết (Người Lao Động)
Lập Ban Nội chính ở tất cả tỉnh, thành
63 tỉnh, thành sẽ có Ban Nội chính gồm ba phòng chức năng: văn phòng, theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng.
Ban Bí thư đã có văn bản nhắc các ban thường vụ tỉnh/thành ủy quyết định việc tổ chức Ban Nội chính ở địa phương mình và chỉ đạo việc chuyển giao tổ chức nhân sự từ văn phòng ban chỉ đạo PCTN tỉnh/thành về Ban Nội chính của tỉnh/thành ủy.
Về nhân sự lãnh đạo, Ban Bí thư yêu cầu bố trí cán bộ cỡ ủy viên thường vụ tỉnh/thành ủy làm trưởng Ban Nội chính. Nơi chưa có điều kiện thì giao vị trí quan trọng này cho cấp ủy viên thuộc diện được quy hoạch vào thường vụ tỉnh/thành ủy khóa tới.
Cơ cấu nhân sự này là tương đồng với chủ trương mà Hội nghị Trung ương 6 đã thông qua. Theo đó, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và cả Ban Kinh tế Trung ương mới tái lập cũng được cơ cấu vào Bộ Chính trị, hoặc chí ít là Ban Bí thư Trung ương.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Lê Anh Dũng
Cùng ngày, Ban Bí thư ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính thuộc tỉnh/thành ủy, mà về cơ bản như Ban Nội chính Trung ương.
Theo đó, Ban Nội chính ở các tỉnh/thành ủy là cơ quan tham mưu về công tác nội chính và PCTN của tỉnh/thành ủy mà trực tiếp, thường xuyên là thường vụ.
Nhiệm vụ gồm các nhóm nghiên cứu, đề xuất; hướng dẫn, kiểm tra; thẩm định; tham gia ý kiến cùng ban tổ chức tỉnh/thành ủy về công tác cán bộ; và một số nhiệm vụ khác do thường vụ tỉnh/thành ủy giao.
Theo yêu cầu của Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì với Ban Nội chính Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn về việc tổ chức Ban Nội chính tỉnh/thành ủy.
Theo đó, cả 63 tỉnh, thành đều có ban nội chính gồm ba phòng chức năng: văn phòng, theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng (PCTN). Tùy theo dân số, điều kiện KT-XH và tính phức tạp trong công tác nội chính và PCTN mà tính toán tổ chức, nhân sự.
Cụ thể, Ban Nội chính tại Hà Nội, TP HCM, Nghệ An, Thanh Hóa nhân sự không quá 30 người; các địa phương khác không quá 21 người.
Riêng 7 tỉnh: Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Đăk Nông, Kon Tum, Bạc Liêu, Hậu Giang thì nhân sự không quá 15 người, và chỉ tổ chức thành hai phòng, gồm văn phòng cùng phòng theo dõi chung cả mảng nội chính và PCTN.
Việc tổ chức Ban Nội chính ở tất cả các tỉnh/thành ủy là nét khá mới so với trước đây. Trước khi Ban Nội chính Trung ương giải thể (Trung ương khóa X), chỉ những tỉnh/thành thực sự có nhu cầu mới được lập Ban Nội chính, và phải báo cáo Ban Bí thư.
Theo 24h
Điều gì chờ ông Bá Thanh ở Ban Nội chính? Thêm nhiệm vụ chuyên trách phòng chống tham nhũng, cộng với người đứng đầu Nguyễn Bá Thanh, lần tái lập này của Ban Nội chính được kỳ vọng hơn rất nhiều so với trước đây. Từng nhiều năm công tác tại Ban Nội Chính trước đây, hơn ai hết, ông Phạm Quốc Anh, nguyên Quyền Trưởng Ban Nội Chính TƯ, nắm rõ được...