Đề xuất bãi bỏ quy định cũ về tỷ lệ nội địa hóa ô tô
Cho rằng phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô không phù hợp với thực tiễn, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đã có đề xuất đề nghị Thủ tướng xem xét tháo gỡ vướng mắc, rào cản đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Theo VAMI, hiện tại phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đã không phù hợp với các quy định của Luật và thực tiễn sản xuất, kinh doanh ô tô.
Cụ thể, các quy định này được cụ thể tại các văn bản của bộ Khoa học và Công nghệ: Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá đối với ô tô, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN và Thông tư số 05/2012/TT-BHCN ngày 12/3/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN.
Các văn bản kể trên được Bộ KH&CN ban hành căn cứ tại Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 3/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020″.
Tuy nhiên, Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg đã được thay thế bởi Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035″.
Theo khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, hơn 7 năm từ khi Quyết định số 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, Bộ KH&CN chưa ban hành văn bản bãi bỏ và công bố công khai trên thông tin đại chúng.
Video đang HOT
Cách tính tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất trong nước tại Việt Nam hiện đang có độ “vênh” với thế giới và khu vực, gây khó khăn cho các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Bên cạnh đó, việc tính tỷ lệ nội địa hóa quy định tại Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN không phù hợp với thông lệ quốc tế đang được các nước ASEAN và trên thế giới áp dụng (dựa theo tỷ lệ phần trăm về giá trị sản xuất trong nước).
Thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp tính tỷ lệ nội địa hoá theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Theo đó, mỗi cụm linh kiện/phụ tùng chính được áp một điểm số và quy ra một tỷ lệ (%) nội địa hóa nhất định mà không phụ thuộc vào giá trị linh kiện/phụ tùng đó.
Trong khi đó, theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ô tô sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% nếu đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối từ 40% trở lên, khi đó hàng hóa được xác định có nguồn gốc từ các nước ASEAN theo phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa nội khối.
Đồng thời, phương pháp tính tỷ lệ nội địa hóa theo ASEAN hiện nay cũng được Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018. Theo đó, ô tô nhập khẩu về Việt Nam hay từ Việt Nam xuất khẩu đi các nước ASEAN nếu muốn được hưởng thuế suất ưu đãi 0% thì đều phải áp dụng quy định này.
Cách tính tỉ lệ nội địa hóa đang được các nước ASEAN và trên thế giới áp dụng đúng “thông lệ quốc tế” là dựa theo tỉ lệ phần trăm về giá trị sản xuất trong nước. Tuy nhiên, quy định hiện hành vẫn sử dụng phương pháp tính theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Đơn cử như mỗi cụm linh kiện, phụ tùng chính được áp một điểm số và quy ra một tỉ lệ (%) nội địa hóa nhất định mà không phụ thuộc vào giá trị.
Nếu căn cứ theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ôtô sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% nếu đạt tỉ lệ nội địa hóa nội khối từ 40% trở lên. Vì vậy, hàng hóa được xác định có nguồn gốc từ các nước ASEAN theo phương pháp xác định tỉ lệ nội địa hóa nội khối cũng sẽ là căn cứ xác định tỉ lệ nội địa hóa để hưởng ưu đãi.
VAMI cho biết thêm, hiện phương pháp tính tỉ lệ nội địa hóa theo ASEAN cũng được Bộ Công thương quy định tại thông tư số 05, nêu rõ: ôtô nhập khẩu về Việt Nam hay từ Việt Nam xuất khẩu đi các nước ASEAN nếu muốn được hưởng thuế suất ưu đãi 0% đều phải áp dụng quy định về tỉ lệ nội địa hóa nội khối.
Cách tính toán và xác định tỉ lệ nội địa hóa hiện không phù hợp thực tiễn với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, các tính năng và linh kiện trên ôtô ngày càng đổi mới, hiện đại và chiếm tỉ trọng giá trị lớn trong chiếc xe.
Với những phân tích kể trên, VAMI đề nghị Thủ tướng xem xét tháo gỡ vướng mắc, rào cản này trên cơ sở bãi bỏ quy định về tỉ lệ nội địa hóa cho phù hợp.
Sức mua hồi phục, nhập khẩu ô tô tăng mạnh
Giá trị và số lượng ô tô cùng linh kiện phụ tùng nhập khẩu về Việt Nam đều tăng trên 60% so với cùng kỳ năm ngoái, do sức mua bắt đầu hồi phục.
Theo Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm mặt hàng ô tô và linh kiện phụ tùng nhập khẩu tiếp tục góp mặt trong 7 nhóm hàng nhập khẩu có thuế tăng trưởng khá.
10 tháng qua, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam là 130.594 chiếc, trị giá 2,902 tỷ USD, tăng 63,2% về số lượng và tăng 67,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đã nhập khẩu hơn 130 nghìn ô tô nguyên chiếc trong 10 tháng đầu năm nay. Ảnh: Lam Anh
Đáng chú ý, nhóm hàng linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt 3,619 tỷ USD, tăng 30,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhóm hàng linh kiện phụ tùng không thống kê so sánh về số lượng do chủng loại mặt hàng lên đến hàng nghìn sản phẩm, không có căn cứ so sánh về lượng.
Trong bối cảnh đại dịch bùng phát lần thứ tư, nhiều đại lý ô tô phải tạm đóng cửa từ 2 - 3 tháng trong quý ba năm nay, sức mua ô tô có dấu hiệu bật tăng trở lại mạnh mẽ trong quý 4 khi lượng xe về cảng và linh kiện phụ tùng về các nhà máy tăng lên.
Các chuyên gia dự báo nhóm hàng linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu sẽ tăng mạnh từ nay đến hết năm, do chính sách hỗ trợ giảm phí trước bạ dự kiến được áp dụng từ 15/11/2021 sẽ khiến thị trường ô tô sôi động trở lại, đặc biệt là các dòng xe sản xuất lắp ráp trong nước (CKD).
Cũng đầu tháng 10 vừa qua, đội Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan TP.HCM) đã phối hợp với Phòng Giám sát trực tuyến - Cục Điều tra chống buôn lậu (thuộc Tổng cục Hải quan) tiến hành kiểm tra phát hiện vụ nhập lậu phụ tùng ô tô xe máy, số lượng khoảng 40 thùng carton. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ vụ việc.
Ô tô Trung Quốc xuất sang Việt Nam tăng vọt Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng ô tô nguyên chiếc có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam tăng 6,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021 - Ảnh minh họa. Số liệu thống kê sơ bộ...