Đề xuất áp giá trần với dầu của Nga sẽ được đặt lên bàn các Bộ trưởng Tài chính nhóm G7
Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ thảo luận về đề xuất của chính quyền Tổng thổng Mỹ Joe Biden về mức trần giá dầu của Nga tại cuộc họp vào ngày 2/9.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Người phát ngôn của Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre, cho rằng đó là cách hiệu quả nhất để làm giảm nguồn thu của Nga và việc làm như vậy sẽ không chỉ làm giảm nguồn thu từ dầu mỏ của nước này mà còn hạ nhiệt giá năng lượng toàn cầu.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, dù xuất khẩu dầu mỏ của Nga giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021, nguồn thu từ xuất khẩu của nước này trong tháng Bảy tăng 700 triệu USD so với tháng Sáu, nhờ giá tăng, cao hơn 40% so với mức trung bình của năm ngoái.
Video đang HOT
Lãnh đạo các nước phương Tây đã đề xuất giải quyết vấn đề thông qua việc áp trần giá dầu để hạn chế mức mà các công ty lọc dầu và các nhà giao dịch phải trả khi mua dầu thô của Nga, một động thái mà Nga tuyên bố sẽ không tuân thủ và có thể vận chuyển dầu tới các nước không thực hiện trần giá.
Các nhà lãnh đạo G7 cũng cân nhắc các lựa chọn khác, trong đó có việc cấm vận chuyển dầu mỏ của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và tân Bộ trưởng Tài chính Anh Nadhim Zahawi ngày 31/8 đã thảo luận về kế hoạch áp trần giá.
Bà Yellen nói, trong thời điểm xung đột đã khiến giá năng lượng ở mức cao trên toàn cầu, trần giá là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để kiểm soát lạm phát, khi đảm bảo dòng chảy dầu mỏ vào thị trường toàn cầu ổn định ở mức giá thấp.
Trong khi đó, ông Zahawi bày tỏ tin tưởng các đồng minh phương Tây có thể thực thi trần giá để giảm nguồn thu của Nga và duy trì sự ổn định của giá dầu.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Mỹ thảo luận về giới hạn giá dầu Nga
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen sẽ có cuộc gặp trong ngày 12/7 tại Thủ đô Tokyo, với trọng tâm đặt vào việc giới hạn giá dầu của Nga.
Công nhân vận hành đường ống dẫn dầu của Nga. Ảnh minh họa: Bloomberg/TTXVN
Theo Bộ Tài chính Mỹ, ngoài việc bàn thảo về vấn đề trên, hai vị Bộ trưởng cũng thảo luận về các bước hạn chế sự gia tăng giá năng lượng và lương thực do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.
Bên cạnh đó, trong một phiên họp bàn tròn vào cuối ngày 12/7, Bộ trưởng Yellen và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến sẽ thảo luận về cách thức tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, đồng thời giải quyết các "nút thắt cổ chai" đang khiến giá hàng hóa tiêu dùng leo thang.
Cuộc thảo luận hôm 12/7 cũng là cuộc gặp thứ hai giữa hai vị Bộ trưởng sau cuộc gặp tại tại Washington hồi tháng Tư. Tại cuộc họp đó, hai bên đồng ý theo dõi chặt chẽ các biến động của thị trường tiền tệ trong bối cảnh đồng yen Nhật Bản giảm giá nhanh so với đồng USD.
Theo lịch trình, Bộ trưởng Yellen sẽ đến thăm Nhật Bản trước khi đến đảo Bali của Indonesia, nơi bà và Bộ trưởng Suzuki của Nhật Bản sẽ tham dự cuộc họp kéo dài hai ngày giữa các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong hai ngày 15-16/7.
Ý tưởng về việc giới hạn giá dầu của Nga đã được đưa ra tại cuộc họp thượng đỉnh gần đây của Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Các nước hy vọng biện pháp như vậy có thể gây áp lực đẩy giá năng lượng toàn cầu đi xuống.
G7 - gồm Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ - cùng với Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, sau khi căng thẳng giữa nước này và Ukraine đã bùng phát.
Nhóm đang có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán với những nhà nhập khẩu dầu lớn của Nga, chẳng hạn như Ấn Độ, trong những tuần tiếp theo để xây dựng cơ cấu giới hạn giá dầu Nga có hiệu quả cao.
Lạm phát của Đức leo thang do giá năng lượng tăng cao Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, lạm phát của Đức trong tháng 8 đã tăng trở lại. Sử dụng bếp gas tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Số liệu chính thức công bố ngày 30/8 của Cơ quan thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết giá tiêu dùng đã tăng 7,9% trong tháng 8, cao hơn so với mức 7,5% trong tháng 7....