Đề xuất 7 bước rà soát hộ nghèo, cận nghèo
Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025.
Theo dự thảo, có 2 phương pháp rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo gồm: Phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo là phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình. Phương pháp xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình là phương pháp nhận dạng đặc điểm gia đình để xác định thu nhập bình quân đầu người của gia đình theo quy trình.
Chị Nguyễn Thị Liên, cán bộ văn hóa – xã hội xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ hướng dẫn người dân làm các thủ tục công nhận hộ nghèo.
Video đang HOT
Thời gian rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm thực hiện từ ngày 1/9 đến hết ngày 15/12 của năm. Thời gian rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên thực hiện tại thời điểm UBND xã nhận được giấy đề nghị bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc đề nghị thoát nghèo, thoát cận nghèo của gia đình. Thời gian xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình thực hiện tại thời điểm UBND cấp xã nhận được giấy đề nghị xác định hộ có mức sống trung bình của gia đình, làm căn cứ xác định đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT.
Dự thảo đề xuất Quy trình rà soát định kỳ hằng năm gồm 7 bước. Bước 1, lập Danh sách gia đình cần rà soát. Trưởng thôn, bản, tổ dân phố chủ trì, phối hợp với rà soát viên và đại diện Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã lập Danh sách hộ gia đình cần rà soát bao gồm: Hộ thuộc Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thời điểm rà soát; gia đình đăng ký rà soát; gia đình có hoàn cảnh khó khăn; gia đình đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo.
Bước 2, tổ chức rà soát, lập Danh sách phân loại hộ gia đình. Rà soát viên nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình cần rà soát và lập Danh sách rà soát lần 1. Rà soát viên sử dụng Phiếu B theo Phụ lục số 4 để thu thập thông tin, chấm điểm gia đình thuộc Danh sách rà soát lần 1 và Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thời điểm rà soát. Căn cứ kết quả rà soát theo phiếu B, rà soát viên lập Danh sách rà soát lần 2 theo Phụ lục số 5 để phân loại hộ gia đình, gồm: Danh sách hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo và Danh sách hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo.
Bước 3, họp lấy ý kiến nhân dân về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bước 4, niêm yết, thông báo công khai Danh sách rà soát lần 3 tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở UBND cấp xã; thông báo qua đài truyền thanh cấp xã trong 5 ngày làm việc. Trường hợp có khiếu nại, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã có trách nhiệm phúc tra lại kết quả rà soát trong thời gian không quá 5 ngày làm việc. Hết thời hạn niêm yết công khai và phúc tra (nếu có), Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp, hoàn thiện, trình Chủ tịch UBND cấp xã dự thảo Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và dự thảo Danh sách hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo.
Bước 5, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện. Chủ tịch UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.
Bước 6, phê duyệt Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo. Chủ tịch UBND cấp xã tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định phê duyệt Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn; cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc Giấy chứng nhận hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo theo Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Quyết định này. Khi cấp Giấy chứng nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo, Chủ tịch UBND cấp xã phải thu hồi Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo đã cấp cho hộ gia đình. Chủ tịch UBND cấp xã tổng hợp, có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện về kết quả phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn.
Bước 7, phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo ở cấp huyện và cấp tỉnh. Căn cứ văn bản báo cáo của Chủ tịch UBND cấp xã về kết quả phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo, Chủ tịch UBND cấp huyện rà soát, phê duyệt kết quả chung trên toàn địa bàn và có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Căn cứ văn bản báo cáo của Chủ tịch UBND cấp huyện về kết quả phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt kết quả chung trên toàn địa bàn và báo cáo Bộ LĐ-TB&XH.
Dự thảo lưu ý, hộ gia đình có giấy đề nghị bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc giấy đề nghị ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến chủ tịch UBND cấp xã. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo ban chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức rà soát, thẩm định theo quy định; xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc giấy chứng nhận hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo. Trường hợp hộ gia đình không đủ điều kiện, chủ tịch UBND cấp xã phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bình Thuận: Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình chuẩn cận nghèo
Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND về việc quy định mức hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách địa phương cho đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, đối với người thuộc hộ gia đình chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Ngoài mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ, ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT cho đối tượng.
Đối với học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngoài mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ, ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 3% mức đóng BHYT cho đối tượng. Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của tỉnh để hỗ trợ cho các đối tượng.
Ngành Nông nghiệp Hà Nội: Nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng Như Báo Hànộimới đã đưa tin, tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I-2021 của thành phố Hà Nội ước đạt 2,51%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Với bước tạo đà quan trọng này, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải...