Đề xuất 4 kỳ nghỉ/năm: Có được không?
Cho rằng đây là một ý kiến để tham khảo, GS.TS Phạm Tất Dong lưu ý, các nhà khoa học cần tính toán đầy đủ các yếu tố rồi mới quyết định.
Tại cuộc họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh và công tác chủ động phòng, chống dịch Covid-19 hôm 14/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung gợi ý Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT xem xét, phân kỳ lại (4 kỳ học thay vì 2 kỳ như hiện nay), rút ngắn ngày nhưng chia thành nhiều kỳ nghỉ… Nếu được có thể áp dụng ngay từ năm học tới.
“Cả thế giới cũng sắp xếp năm học như thế”, ông Chung nói và cho biết “qua nghiên cứu phân kỳ cho học sinh các nước cho thấy, hè nghỉ 35 ngày; nghỉ tết khoảng 1 tháng; còn 2 kỳ kia mỗi kỳ nghỉ 2 tuần”.
Trao đổi với Đất Việt về đề xuất này, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, đây là một ý kiến cần tham khảo, tuy nhiên sắp xếp thế nào cần có các nhà khoa học, nhà chuyên môn tính toán, từ yếu tố thời tiết, địa lý đến sinh hoạt xã hội, thói quen, tập tục, những ngày lễ hội khác nhau… rồi mới tính toán.
Ngoài việc đeo khẩu trang, học sinh còn được hướng dẫn vệ sinh cơ thể bằng dung dịch rửa tay khô để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Tuổi trẻ
Cũng theo GS.TS Phạm Tất Dong, các kỳ học và kỳ nghỉ ở các nước không phải đều giống nhau mà còn tùy tình hình cụ thể của mỗi nước.
Thông thường, nếu những nước có nền kinh tế và sự phát triển tương đồng nhau thì sẽ tổ chức năm học, các kỳ thi, kỳ nghỉ… tương đối giống nhau.
Chẳng hạn, nếu chương trình tương đồng các nước tổ chức phổ thông phải 12 năm, nhưng có nước chỉ là 9 năm-10 năm, có nước lại 13 năm…, tuy nhiên hầu hết chọn 12 năm.
Trong 12 năm học ấy, người ta sẽ tính toán bao nhiêu buổi học và bao nhiêu tiết học tương ứng kèm theo, từ đó bố trí giữa học tập và nghỉ ngơi cho hợp lý để học sinh có đủ khả năng tiếp cận tri thức.
Một điểm khác được Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam lưu ý, chương trình học và kỳ nghỉ ở các nước còn chịu tác động của yếu tố thời tiết.
Video đang HOT
“Ví dụ, vào tháng 6, 7, 8 Việt Nam rất nóng, học sinh đi học vất vả nên từ xưa người Pháp đã nghiên cứu phải nghỉ hè vào 3 tháng ấy.
Chưa kể, ở Việt Nam, Tết cổ truyền diễn ra sau Tết Tây, thậm chí sát Tết Tây, nếu nghỉ Tết Tây dài rồi lại nghỉ tiếp Tết cổ truyền nữa thì không ổn. Ở Nga lại khác, họ có kỳ nghỉ đông do mùa đông nước Nga rất khắc nghiệt.
Sự khác nhau ở các nước không chỉ là thời gian nghỉ của học sinh mà còn ở thời gian làm việc của cán bộ, công chức.
Ở Nga, vào mùa đông, sinh hoạt khoa học và các cơ quan phần lớn 9-10h sáng mới bắt đầu và họ làm thông tầm luôn cho đến 3h chiều, chỉ dành khoảng 30 phút cho bữa trưa”, GS.TS Phạm Tất Dong dẫn ví dụ và cho rằng, lịch học và lịch nghỉ của học sinh cần linh hoạt, phù hợp với sinh hoạt, đời sống của người dân và tốt nhất nếu có nghiên cứu cách phân kỳ mới thì cần phải nghiên cứu kỹ, trưng cầu dân ý.
Ngay đối với giờ học, GS Dong đề nghị cũng có thể xem xét điều chỉnh, không nhất thiết phải cứng nhắc 7h vào lớp. Lý do là trẻ con không dậy sớm được, trẻ phải đi học sớm do bố mẹ đưa đi rồi còn đi làm…
Nếu giao thông vận tải tốt hơn, có dịch vụ đón đưa học sinh tốt hơn, đảm bảo an toàn cho con em, giảm áp lực cho bố mẹ thì có thể bố trí giờ học khác.
“Tóm lại phải tùy vào xã hội mà tổ chức, lấy ý kiến của người dân, dân chấp thuận thì thực hiện”, ông kết luận.
Đề xuất tổ chức 4 kỳ nghỉ trong một năm của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng nhận được sự quan tâm của dư luận. Một số ý kiến phản hồi trên báo chí ủng hộ đề xuất này bởi họ cho rằng kỳ nghỉ hè quá dài, trong khi thời gian nghỉ khác lại quá ngắn.
Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng, năm nay có dịch bệnh nên bất dĩ phải nghỉ kéo dài, còn nên giữ nguyên cách phân kỳ như bấy lâu nay.
“Mỗi năm học chỉ nên có 2 kỳ nghỉ, có thể tăng thời gian nghỉ tết và giảm nghỉ hè, còn nghỉ giữa của hai học kỳ thì không cần thiết vì sẽ làm ngắt đoạn quá trình học tập nhiều quá không tốt đối với học sinh”, một độc giả phản hồi trên Đất Việt.
Không những thế, nhiều bậc cha mẹ băn khoăn về việc lấy ai trông con khi nhiều kỳ nghỉ như vậy, nhất là đối với trẻ ở độ tuổi mầm non.
“Nghỉ 4 kỳ, cha mẹ chúng bận đi làm, mang con tới ủy ban cho giữ hộ nhé? Chịu thì thông qua”, một độc giả bình luận.
Thành Luân
Theo baodatviet
Hỗ trợ sinh viên sư phạm 3,63 triệu/tháng: Thiếu thực tế
Việc lựa chọn ngành học hiện nay dựa chủ yếu vào công việc sau khi ra trường chứ không phải là tiền trợ cấp hàng tháng trong thời gian học.
Ngày 20/1/2020, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam nhận định sự thiếu thực tế trong dự thảo của Bộ GD&ĐT nghị định quy đinh về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm khi đưa ra mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng cho người theo học.
Theo ông Dong, đặt trong bối cảnh ngành sư phạm của Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng "thừa nhân lực, thiếu việc làm" thì việc đưa ra mức hỗ trợ kinh tế cao đối với học sinh, sinh viên theo học ngành này cũng không thể thu hút được người theo học.
"Thời nay đã khác với 20 - 30 năm về trước, khi mà mỗi gia đình đã có cuộc sống khá giả hơn thì việc chọn trường, chọn ngành theo học không còn quá nặng về yếu tố kinh tế mà mục đích lớn nhất vẫn là công việc tìm được sau khi ra trường. Các gia đình và các em học sinh chấp nhận trả một khoản học phí cao nhưng khi ra trường, đảm bảo tìm được việc làm ngay chứ không vì được miễn học phí mà theo học" - ông Dong nói.
Sinh viên sư phạm khó tìm việc làm (Ảnh minh họa).
Vị chuyên gia này nhìn nhận, thực tế việc trợ cấp, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên theo học ngành sư phạm đã có từ lâu nhưng thực tế cho thấy điều đó cũng không thu hút được thí sinh theo học vào ngành này.
Thậm chí, số thí sinh đăng ký thi ngành sư phạm giảm đi qua các năm trở lại đây, có những trường vì thiếu thí sinh mà phải tuyển những người thi được 9 - 10 điểm (tổng 3 môn) để đào tạo ngành sư phạm.
Bên cạnh đó, việc các ngành nghề khác được mở ra một cách tràn lan lại càng làm tăng thêm sức cạnh tranh với khối ngành sư phạm.
"Nguyên nhân lớn nhất của sự việc này là do không đảm bảo được việc làm cho sinh viên ra trường.
Trong khi đó, dự thảo quy định mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến lại quy định bắt buộc, sinh viên sư phạm ra trường trong vòng 2 năm hoặc không công tác gấp đôi thời gian đào tạo (khoảng 8 năm) thì sẽ phải hoàn trả lại tiền trợ cấp là không đúng với thực tế, việc trợ cấp này cũng không giúp gì nhiều cho việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, thu hút thí sinh..." - GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ.
Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, thay vì việc hỗ trợ cho sinh viên theo học ngành sư phạm thì Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu đảm bảo việc làm cho sinh viên ngành này ra trường thì sẽ tốt hơn.
"Như khối trường công an, quân đội cũng hỗ trợ học phí nhưng tại sao hàng năm vẫn đông thí sinh đăng ký tham gia? Đó là vì họ đảm bảo được việc làm ngay sau khi ra trường.
Bây giờ Bộ GD&ĐT chỉ cần khẳng định đến một giai đoạn nào đó sẽ có bao nhiêu thí sinh sư phạm ra trường có việc làm thì chắc chắn số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển sẽ tăng vọt mà chẳng cần hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng" - GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ.
Một điều hạn chế nữa nữa cũng được ông Dong nêu ra trong các cơ sơ đào tạo sư phạm hiện nay là cơ sở vật chất và phương thức học tập đã quá cũ.
"Trong khi các trường khác thì liên tục nâng cấp, đổi mới công nghệ để áp dụng vào trong việc dạy và học thì khối ngành sư phạm trong 10 năm trở lại đây hầu như không thay đổi. Công cụ học tập 10 năm trước như nào thì đến nay vẫn thế, không theo được đáp ứng của thời cuộc dẫn đến sinh viên ngành sư phạm đào tạo ra bị lạc hậu hơn so với ngành khác, muốn tìm việc cũng rất khó" - Vị chuyên gia chia sẻ.
Khánh Vân
Theo baodatviet
"Bùng nhùng" lựa chọn sử dụng sách giáo khoa lớp 1 Bộ GD&ĐT không thực hiện mà chỉ tổ chức thẩm định các bộ sách giáo khoa do nhà xuất bản tự viết, in ấn và phân phối khiến nhiều người lo ngại rằng điều này vẫn mang tính độc quyền. Từ năm học 2020 - 2021, các địa phương sẽ được lựa chọn SGK sử dụng tại địa phương mình. Ảnh: văn toán...