Đề xuất 2 phương án về đối tượng và mức giảm trừ đóng BHYT hộ gia đình
Bô Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Đề xuất 2 phương án về đối tượng và mức giảm trừ đóng BHYT hộ gia đình. (Ảnh minh họa)
Tại điều 4 và điều 5 của dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã đưa ra các phương án về đối tượng và mức giảm trừ đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Cụ thể, về đối tượng được giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (hướng dẫn Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), Bộ Y tế đề nghị 2 phương án.
Phương án 1, giảm trừ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Video đang HOT
Phương án 2, giảm trừ đối với tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Giảm trừ đối với tất cả các đối tượng, gồm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Trong 2 phương án trên, Bộ Y tế dự kiến đề xuất theo phương án 2 vì đã xếp chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trừ đối tượng qui định quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trong cùng 1 điều (Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), nên nếu tách ra thực hiện theo phương án 1 sẽ không nhất quán về khái niệm “hộ gia đình”.
Về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, theo Bộ Y tế, thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. Bộ dự kiến đề xuất 2 phương án giám trừ gồm:
Phương án 1, giảm trừ ngay khi từ người thứ hai trong hộ gia đình phải tham gia theo hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình trở đi tham gia.
Phương án 2, giảm trừ sau khi có đủ tất cả các thành viên hộ gia đình đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trong năm tài chính.
Bộ dự kiến đề xuất theo phương án 2 vì theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế “Bảo hiểm y tế là hình thức bắt buộc được áp dụng với tất cả các đối tượng theo quy định của luật này để …”. Do đó, để bảo đảm thực hiện việc giảm trừ có tính “bắt buộc” (chế tài) đối với hộ gia đình, tránh tình trạng chỉ khi ốm đau mới tham gia và không tham gia đầy đủ.
Số kinh phí được giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế (nếu theo Phương án 2 Khoản 2 Điều này) được thực hiện như sau: Khi thành viên cuối cùng của hộ gia đình cùng tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện giảm trừ kinh phí cho đại diện hộ gia đình đó.
Thời gian thực hiện giảm trừ được thực hiện ngay tại thời điểm thành viên cuối cùng của hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính.
Số kinh phí giảm trừ được xác định theo từng thời điểm của mỗi thành viên đóng, bằng: Số tiền đóng của người được giảm trừ nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế nhân với mức giảm trừ theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP nhân số tháng tham gia bảo hiểm y tế của mỗi thành viên hộ gia đình.
Bệnh viện than giao dự toán BHYT không đủ
Ngày 18.12, tại TP.HCM, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện luật Bảo hiểm y tế - BHYT (2014 - 2019) và xin ý kiến dự thảo luật BHYT sửa đổi.
Ảnh: Duy Tính
Tại hội nghị, nhiều lãnh đạo các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) than phiền về việc giao dự toán chi không đủ. Theo ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), trong luật BHYT không có điều khoản nào giao dự toán chi cho cơ sở KCB nhưng đây là cách Chính phủ điều hành để kiểm soát trong bối cảnh nguồn lực có hạn, nâng cao trách nhiệm cơ sở KCB và trách nhiệm của địa phương. Việc giao dự toán là Bộ Tài chính đề xuất, Bộ Y tế nhất trí về chủ trương, nhưng thanh toán là theo luật định và hướng dẫn thống nhất giữa các địa phương. Tuy nhiên, kết quả chưa được như mong muốn.
Theo ông Khảm, các cơ sở KCB chi đúng chi đủ thì BHYT phải trả đúng trả đủ, trước mắt phải trả cho các cơ sở KCB 80% (chi phí dự toán) để hoạt động theo đúng luật, hết năm sẽ điều chỉnh sau. Bởi đây mới chỉ là dự toán cả năm, sau đó giám định sẽ thanh toán đủ.
Theo ông Khảm, từ năm 2016 đến nay, năm nào quỹ BHYT cũng bội chi. Nhưng hiện nay quỹ BHYT kết dư là 37.000 tỉ đồng, số dư này là dư từ các năm trước còn lại và quỹ dự phòng, sẽ duy trì không bao lâu nữa. Các nguyên nhân gây gia tăng chi phí KCB BHYT được ông Khảm lý giải là do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, mức đóng BHYT thấp, nhưng quyền lợi người bệnh được hưởng thì mở rộng, phương thức thanh toán theo dịch vụ, sử dụng dịch vụ chưa hợp lý.
Ngoài ra, việc thực hiện tự chủ tài chính ở các cơ sở KCB đã làm xuất hiện một số bệnh viện tuyến dưới "giữ" bệnh nhân lại điều trị, hạn chế chuyển lên tuyến trên, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia BHYT. Tình trạng lạm dụng, sử dụng quá mức cần thiết dịch vụ y tế, thậm chí là trục lợi BHYT là một thách thức...
Theo Thanh niên
Sáng nay, khai mạc Phiên họp 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trong các ngày 8, 15 và 16/5/2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng. Sáng nay (8/5), Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự, phát...