Để xóa “điểm đen” ô nhiễm: Nói không với đốt rơm rạ và than tổ ong
Trước tình trạng gia tăng các “điểm đen” ô nhiễm, Hà Nội đã và đang vào cuộc quyết liệt để khắc phục. Đặc biệt, việc “giải cứu” các con sông cũng đang được các cấp, các ngành chức năng thành phố khẩn trương thực hiện.
Tích cực xử lý các “điểm đen”
Ông Lê Tuấn Định – Phó Giám đốc Sở TNMT cho biết, năm 2017 vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã kiểm tra, thanh tra tại 2.161 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 588 cơ sở vi phạm môi trường trên địa bàn thành phố với tổng số tiền phạt trên 16 tỷ đồng.
Công nhân vệ sinh môi trường thu dọn rác, vét bùn trên sông Tô Lịch (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Công tác quy hoạch Thủ đô đã đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết ô nhiễm tại các dòng sông. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách hạn hẹp nên khó khăn cho các hạng mục đầu tư, tiến độ thực hiện chưa như mong muốn” – Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội Hoàng Trung Hải nói tại buổi làm việc mới đây của thành phố.
Theo ông Định, kết quả thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực môi trường trong thời gian qua cho thấy số cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải còn thấp, công tác chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại một số cơ sở còn chưa thường xuyên và chưa nghiêm túc. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, còn tình trạng nước xả thải vượt mức quy chuẩn cho phép, thực hiện không đúng các nội dung trong hồ sơ pháp lý về môi trường.
Cũng theo ông Định, trong việc rà soát, kiểm tra, xác định cụ thể các “điểm đen” và các khu vực bức xúc về ô nhiễm môi trường trên địa bàn, các cơ quan đã tiến hành rà soát tại 21/30 quận, huyện, thị xã. Kết quả có 187 “điểm đen”, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường.
“Một số “điểm đen” như lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch…, tất cả những “điểm đen” này đều đang được xem xét các giải pháp xử lý. Trong năm 2018, Sở sẽ rà soát, đánh giá cụ thể, chi tiết mức độ ô nhiễm môi trường tại các “điểm đen”, các khu vực bức xúc về môi trường trên địa bàn để xây dựng lộ trình, biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để tại các khu vực này” – ông Định cho hay.
Ông Định cho biết thêm, trong việc xử lý ô nhiễm, tạo cảnh quan các ao, hồ, sông, suối bị ô nhiễm, trong năm 2017, thành phố đã thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường nước hồ bằng chế phẩm Redoxy 3C với 86 hồ khu vực nội thành, 44 hồ khu vực ngoại thành; lắp đặt bè thủy sinh trên 49 hồ và máy sục khí trên 30 hồ, nạo vét bùn 6 hồ (Giáp Bát, công viên Ngọc Lâm, cầu Tình, hồ Kim Liên lớn và nhỏ, hồ Trúc Bạch) để hỗ trợ công tác duy trì chất lượng hồ.
Ông Định cũng thông tin thêm, hiện thành phố đang chuẩn bị đầu tư gần 100 trạm quan trắc theo hình thức xã hội hóa để thực hiện thống kê và đưa ra giải pháp xử lý về ô nhiễm môi trường nước, không khí cho thành phố.
Nhiều giải pháp “giải cứu” sông ô nhiễm
Video đang HOT
Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, Hà Nội đang triển khai 2 dự án xử lý nước thải, dự kiến đầu năm 2021 sẽ hoàn thành.
Ngoài ra, thành phố đang thí điểm xây dựng nhà máy xử lý ô nhiễm cho 3 làng nghề tại huyện Hoài Đức, nhưng hiện vướng trong khâu xác định đơn giá định mức xử lý nước ô nhiễm, bởi mức độ ô nhiễm của mỗi làng nghề khác nhau. Hà Nội đã báo cáo xin ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan về nội dung này.
Về xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu sẽ có 5 nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, bảo đảm an toàn vệ sinh và môi trường…
Bên cạnh đó, thành phố cũng đang tích cực xử lý ô nhiễm không khí, được thể hiện qua chương trình 1 triệu cây xanh. Hiện Hà Nội đã trồng được 500.000 cây xanh, đạt 50% mục tiêu của chương trình. Từ nay đến 2020, Hà Nội vận động hộ dân tại các quận, huyện bỏ đốt than tổ ong để giảm ô nhiễm…
Theo ông Chung, hiện thành phố đã có dự án bằng vốn ODA của Nhật Bản tại Yên Xá với số vốn 16.000 tỷ đồng để xử lý được nước sông Tô Lịch. Khi hoàn thiện dự án này sẽ xử lý được 40% nước sông Tô Lịch.
“Ngoài ra, thành phố còn đang triển khai dự án BT để thu gom toàn bộ nước thải khu vực S3, các quận còn lại ở phía đầu sông Tô Lịch gồm quận Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ… quay ngược trở lại xử lý nhà máy nước thải Tây Hồ và bổ cập sông Tô Lịch. Dự kiến 2 dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2020 – 2021″ – ông Chung chia sẻ.
Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục cải tạo các con sông thoát khỏi ô nhiễm, ưu tiên những dự án cấp bách, quản lý chặt các nguồn xả thải tại sông, hồ… Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ xem xét, rà soát ngân sách để thực hiện hiệu quả những vấn đề liên quan đến vệ sinh, môi trường.
Theo Danviet
Bí thư Đà Nẵng đề nghị người dân giám sát lãnh đạo thành phố
Cho rằng tham nhũng khởi phát từ những người có chức quyền, ông Trương Quang Nghĩa đề nghị người dân giám sát từ Bí thư đến giám đốc sở.
Ngày 22/6, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tiếp xúc cử tri quận Hải Châu để báo cáo kết quả kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa 14.
Thắc mắc vì sao Quốc hội chưa thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), người dân cho rằng dự luật đề xuất xử phạt hành chính 45% giá trị của tài sản bất minh là không thỏa đáng. Thay vào đó phải thu hồi lại 100% và xử lý nghiêm người tham nhũng.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng chống tham nhũng phải bắt đầu từ việc dân giám sát những người có chức, có quyền. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho biết Quốc hội chưa thông qua Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi vì đây là bộ luật rất quan trọng, phải xây dựng chặt chẽ, thận trọng vì liên quan đến những cam kết với Liên Hợp Quốc.
Dự kiến kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ thông qua luật. Ông Nghĩa cho rằng, trong khi chờ luật được áp dụng, nếu làm tốt các quy định trong Đảng và các luật hiện hành, chắc chắn sẽ giảm được tham nhũng. Việc xây dựng luật và chống tham nhũng là khác nhau.
"Tham nhũng chỉ xảy ra ở những người có chức, có quyền. Ở Đà Nẵng, tôi đề nghị cử tri giám sát Thường trực Thành ủy, đứng đầu là Bí thư, rồi các cán bộ trong Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ, Thường trực UBND thành phố, giám đốc sở. Vì đó là những cơ quan dễ bị tham nhũng nhất", ông Nghĩa nói.
Theo Bí thư Đà Nẵng, tới đây Thường vụ Thành ủy sẽ thông qua việc xem xét các quy định của Đảng có nên công khai cho người dân những người nằm trong quy hoạch Ban chấp hành nhiệm kỳ này bổ sung cho nhiệm kỳ sau? Nếu công khai thì người dân sẽ thực hiện giám sát.
"Các ông cứ rung đùi vào được quy hoạch cán bộ rồi thì yên tâm. Giữa nhiệm kỳ có người ra, người vào thì phải coi đó là bình thường. Đây là bệnh trầm kha của Đảng và Nhà nước mình. Vào thì không ra, lên thì không xuống. Chúng ta phải lựa chọn nhân sự, chống tham nhũng từ những người đứng đầu", ông nói.
Cần làm rõ người dân được hưởng lợi gì từ Luật Đặc khu
Cử tri Nguyễn Trí Tổng đề nghị Quốc hội làm rõ người dân được hưởng lợi gì từ các đặc khu. Khi cho nước ngoài làm đặc khu, ai là người được vào casino hay sân golf vì chắc chắn những đặc khu đó sẽ thành nơi nghỉ dưỡng nhiều hơn là hình thành khu công nghiệp?
Luật hiện hành chỉ cho thuê đất 50 năm, nhưng ở Formosa Hà Tĩnh ông Võ Kim Cự ưu ái ký cho thuê đất 70 năm và dự thảo Luật đặc khu là 99 năm. Ông Tổng lo ngại khi Việt Nam ban hành Luật đặc khu thì liệu có giống câu chuyện Trung Quốc nhượng lại đặc khu Hong Kong trong 99 năm và bây giờ đặc khu này trở thành "một quốc gia hai chế độ".
Cử tri Nguyễn Trí Tổng nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Trương Quang Nghĩa cho biết việc Quốc hội chưa thông qua Luật đặc khu thể hiện sự chưa thống nhất của các đại biểu. Thực ra con số 99 năm là quy ước bất thành văn, "đó là việc sử dụng, sở hữu một miếng đất nào đó mà qua 99 năm thì gần như của người ta, chứ không có chuyện học theo Trung Quốc".
Theo trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, nếu thông qua Luật đặc khu thì Quốc hội cũng phải chỉ rõ tính hiệu quả về kinh tế như thế nào, nhưng quan trọng nhất là đảm bảo an ninh quốc phòng. Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, lấy ý kiến nhân dân và "nếu có thông qua thì ở thời điểm nào là phù hợp".
"Những người từng tham gia quân đội đều có thể nhìn ra rằng, giữ biển Đông chủ quyền của Việt Nam là phải giữ được hòa bình. Rất mong cử tri tin tưởng vào đường lối mà theo tôi là rất khôn khéo của Đảng và Nhà nước", ông nói thêm.
"Quy hoạch rất đẹp nhưng đã mất hết bãi đỗ xe"
Từng giữ chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Nghĩa cảnh báo nội đô Đà Nẵng sẽ có nguy cơ kẹt xe nghiêm trọng, bởi tập trung nhiều nhà cao tầng. "Tôi xem lại quy hoạch ban đầu của thành phố thấy rất đẹp, nhưng 16 khu vực bố trí làm bãi đỗ xe bây giờ đã biến mất", ông Nghĩa nói.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, chủ trương của thành phố là tất cả dự án cao tầng ở quận Hải Châu chưa xây dựng thì phải dừng lại để xem xét, tránh tình trạng quá nhiều cao ốc ở trung tâm khiến hạ tầng giao thông quá tải.
Thành phố hiện có 72 nghìn ôtô, hơn 894 nghìn xe máy nên đô thị sẽ tắc nếu không sớm điều chỉnh quy hoạch, hạn chế lượng phương tiện cá nhân và tình trạng ôtô đậu dưới lòng đường. Xe buýt công cộng đang phải đi lại khó khăn, lách chỗ này, tránh chỗ kia vì ôtô đậu kín.
Tới đây khi Đà Nẵng thu hồi đất công, ông Nghĩa cho biết thành phố sẽ gom lại để tính toán, ưu tiên quy hoạch và xây dựng các công trình văn hóa, xã hội bởi các thiết chế văn hóa như trường học, khu vui chơi cho trẻ ở khu vực trung tâm đang thiếu rất nhiều.
Khách sạn Mường Thanh ven biển Đà Nẵng xây sai phép 104 phòng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Liên quan đến sai phạm tại Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà (gọi tắt là khách sạn Mường Thanh, đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn), ông Nghĩa cho biết quan điểm của lãnh đạo Đà Nẵng là kiên quyết xử lý những sai phạm trong xây dựng.
Khách sạn Mường Thanh do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên của ông Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư, trong quá trình xây dựng đã xây sai phép từ tầng 2 đến tầng 5 bằng việc biến diện tích nhà để xe, nhà trẻ và sinh hoạt cộng đồng thành 104 căn hộ bán cho người mua.
Dù bị xử phạt, doanh nghiệp vẫn hoàn thiện, hiện đã bán 39 trong số 104 căn hộ sai phép. "Khi cơ quan chức năng thông báo cưỡng chế doanh nghiệp thì lại dùng các nạn nhân của họ là những hộ dân đã mua căn hộ ra cản trở việc cưỡng chế", ông Nghĩa thông tin và khẳng định thành phố sẽ làm đúng theo quy định để giữ vững kỷ cương, phép nước.
Đà Nẵng đính chính chủ trương xây đảo nổiMới đây trên một số phương tiện thông tin có đăng tải việc Đà Nẵng có dự án đảo Hoa Sen ở vịnh Đà Nẵng (phía quận Liên Chiểu), hình thành bằng việc lấn biển.Trao đổi trước hàng trăm cử tri thành phố, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đã đính chính thông tin này. Theo ông, đây mới là ý tưởng của một số nhà đầu tư, không phải là chủ trương của thành phố. Còn có xây dựng đảo nổi hay không thì "còn rất xa vời", vì thành phố đang tập trung cho việc xây dựng cảng biển Liên Chiểu.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Hàng trăm người dân Thủ Thiêm đến sớm mong gặp Bí thư Nguyễn Thiện Nhân Mặc dù 14h chiều nay 20.6, buổi tiếp xúc giữa Bí thư Thành ủy TPHCM với người dân Q.2 mới bắt đầu, tuy nhiên, ghi nhận của PV Lao Động, ngay từ giữa trưa, người dân đã đến Nhà văn hóa thiếu nhi Q.2 mong được đối thoại với Bí thư. Theo lịch tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội...