Để xe dù bến cóc lộng hành, bến xe Mỹ Đình bị “tuýt còi”
Sau khi người dân lên tiếng phản ánh tình trạng ô nhiễm, môi trường, xe dù, bến cóc hoạt động công khai xung quanh khu vực bến xe Mỹ Đình. Ngày 2/4/2013, Sở GTVT Hà Nội đã ký tờ trình điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách ra khỏi bến xe Mỹ Đình.
Nội dung tờ trình số 391/TTr-SGTVT đề ngày 2/4/2013, do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Quốc Hùng ký gửi UBND TP. Hà Nội nêu rõ: Thời gian qua, tại khu vực bến xe Mỹ Đình xuất hiện tình trạng mất trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông vào một số thời điểm trong ngày. Hiện tượng các “xe dù”, “bến cóc” hoạt động ngày càng gia tăng mạnh tại khu vực này gây bức xúc cho dư luận xã hội.
Tờ trình của Sở GTVT Hà Nội gửi UBND TP. Hà Nội về việc điều chuyển
một số tuyến vận tải ra khỏi bến xe Mỹ Đình
Trước thực trạng đó, Sở GTVT đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường phối hợp với CSGT, CSTT – Công an TP. Hà Nội, chính quyền địa phương, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự đô thị, vi phạm trong hoạt động vận tải. Quá trình kiểm tra xử lý đã giải tỏa được một số bến cóc khu vực quanh bến, xử lý hàng trăm xe khách vi phạm các quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô, trong đó có hàng chục trường hợp bị đình chỉ hoạt động.
Đến nay, hiện tượng mất an toàn trật tự giao thông, ùn tắc khu vực bến xe Mỹ Đình tuy có giảm nhưng chưa triệt để.
Qua khảo sát thực tế và phân tích, Sở GTVT Hà Nội thấy rằng, để chấm dứt hiện tượng mất an toàn trật tự giao thông và ùn tắc tại khu vực bến xe Mỹ Đình cần điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh ra khỏi bến xe Mỹ Đình về một số bến xe khác trên địa bàn Thành phố.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng đã xử lý nhiều bến cóc hoạt động quanh khu vực bến xe Mỹ Đình
Mục đích điều chuyển nhằm giảm tải cho bến xe Mỹ Đình, giảm ùn tắc giao thông và tình trạng mất trật tự an toàn giao thông khu vực bến xe Mỹ Đình; đảm bảo việc đi lại của nhân dân ít bị xáo trộn; ảnh hưởng ít đến hoạt động kinh doanh của từng đơn vị vận tải; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong công tác vận tải.
Sau khi tiến hành khảo sát, Sở GTVT báo cáo UBND Thành phố phương án điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh ra khỏi bến xe Mỹ Đình với các nội dung:
Xây dựng các tuyến xe bus nhanh bến nối bến để phục vụ việc đi lại của nhân dân được thuận lợi, ít bị xáo trộn.
Điều chỉnh các tuyến đi các tỉnh Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) về bến xe Yên Nghĩa và các tuyến đi các tỉnh Nam Định, Thái Bình về bến xe khách Yên Nghĩa và bến xe Gia Lâm.
Tình trạng phóng uế phản cảm, mất vệ sinh tại bến xe Mỹ Đình mà báo Dân trí từng phản ánh
Theo giải thích của Sở GTVT, việc điều chuyển này là phù hợp với hướng tuyến. Các tuyến Tây Bắc đi theo hành trình Quốc lộ 6 nên vào bến xe Yên Nghĩa là hợp lý. Đối với các tuyến đi các tỉnh Thái Bình, Nam Định đi theo đường 70, đường Lê Trọng Tấn – Lê Văn Lương kéo dài – đường trên cao vành đai 3 để vào bến xe Yên Nghĩa, đi theo QL1, cầu Thanh Trì hoặc QL 39, QL5 vào bến xe Gia Lâm.
Việc điều chuyển phù hợp với thực trạng của bến xe Yên Nghĩa, là bến xe loại 1, mới đi vào sử dụng, được đầu tư hiện đại, diện tích 6,9ha, tần suất xe hoạt động tại bến còn thấp 310 lượt xe/ngày. Phù hợp thực trạng bến xe Gia Lâm, chủ yếu khai thác các tuyến đường ngắn nên công suất có thể đạt 800 lượt xe/ngày.
Tổng số phương tiện đang khai thác các tuyến trên từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Yên Nghĩa, bến xe Gia Lâm là 525 phương tiện. Số chuyến xe điều chuyển 433 chuyến/ ngày. Số đơn vị vận tải điều chuyển là 59.
Thời gian thực hiện việc điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh ra khỏi bến xe Mỹ Đình dự kiến là ngày 6/5/2013.
Theo điều tra của PV Dân trí cho thấy, hiện nay số lượt xe đến và đi ở bến xa Mỹ Đình có độ “chênh” so với báo cáo của lãnh đạo bến xe này. PV Dân trí đang tiếp tục điều tra để cung cấp con số cụ thể đến Sở GTVT, Ban Giám đốc Công an Hà Nội.
Trước đó, trong tháng 1/2013, báo Dân trí đã có loạt bài phản ánh tình trạng mất vệ sinh do phóng uế bừa bãi, nhiều “bến cóc”, “xe dù” mọc lên như nấm xung quanh khu vực bến xe Mỹ Đình đe dọa cảnh quan, an toàn trật tự giao thông. Từ những lý do trên, đông đảo người dân kiến nghị di dời bến xe Mỹ Đình ra khỏi khu vực này.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Bến xe Kim Mã sẽ là "đầu não" giao thông công cộng Hà Nội
Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho biết, không chỉ phục vụ tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội (Kim Mã - Yên Nghĩa), tương lai bến xe Kim Mã trở thành "đầu não" điều hành phương tiện công cộng toàn thành phố.
Hà Nội vừa đóng cửa bến xe Kim Mã để xây dựng trạm trung chuyển xe buýt nhanh. Gói thầu dự kiến sẽ hoàn thành và bàn giao sau 18 tháng thi công. Gói thầu Trạm trung chuyển Bến xe Kim Mã trị giá 97,4 tỷ đồng gồm 1 tòa nhà đa năng với 5 tầng nổi và 1 tầng hầm.
Bến xe Kim Mã tương lai sẽ là "đầu não" điều khiển giao thông công cộng của Hà Nội
Theo Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội, trong tương lai bến xe Kim Mã sẽ trở thành "đầu não" điều hành phương tiện vận tải công cộng của toàn Hà Nội.
Từ năm 2004 trở về trước, Kim Mã là bến xe khách có khoảng 250 lượt xe ra vào bến/ngày. Do ở trong nội thành nên các tuyến đường xung quanh bến xe này thường xuyên bị ùn tắc. Tình hình an ninh trật tự ở khu vực này cũng rất lộn xộn. Trước thực trạng này, Hà Nội đã quyết định chuyển hàng loạt xe khách tại đây ra các bến ở ngoại thành. Bến xe Kim Mã từ đó trở thành bến trung chuyển xe buýt.
Theo Dantri
Hà Nội đóng cửa bến xe Kim Mã để làm tuyến buýt nhanh đầu tiên Bến xe Kim Mã vừa tạm dừng để xây dựng tuyến xe buýt nhanh Yên Nghĩa - Giảng Võ - Kim Mã có chiều dài 14km, tổng giá trị đầu tư là 49 triệu USD. Dự kiến năm 2015, tuyến buýt nhanh này sẽ được đưa vào hoạt động. Tuyến xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn đoạn tuyến số 1 có...