Để xảy ra phá rừng, một Phó giám đốc bị cách chức và 3 cán bộ bị kỷ luật
Ông Võ Sỹ Chung, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết, Hội đồng kỷ luật của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông đã xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức một Phó giám đốc và 3 nhân viên công ty vì để xảy ra phá rừng.
Trước đó, mặc dù khu rừng xã Đắk Tăng ( huyện Kon Plông ), đường ra vào có chốt bảo vệ nhưng những thân gỗ đường kính 2 người ôm đã bị “xẻ thịt” nằm la liệt. Còn vị trí ở cầu Nước Ngom (xã Đắk Tăng) đi qua chốt bảo vệ rừng của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông không xa cũng có hàng chục thân gỗ bị cắt hạ với con đường chở gỗ bằng máy cày độ chế.
Quá trình kiểm tra của lực lượng chức năng bước đầu xác định có 32 gốc cây đường kính trên 50cm bị cắt hạ, 31m3 (lóng tròn, vuông) còn lại tại hiện trường.
Hình minh họa
Vị trí rừng bị khai thác trái phép được xác định ở 2 tiểu khu 413, 474 giáp ranh giữa Măng Cành và Đắk Tăng (đều thuộc huyện Kon Plông). Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum đã khởi tố vụ án, chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kon Plông để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội đồng kỷ luật của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông đã thống nhất kỷ luật các cán bộ gồm: ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó giám đốc chi nhánh lâm trường Măng Cành 2 (Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông) bị kỷ luật bằng hình thức cách chức, điều động công tác và 3 cán bộ, nhân viên khác liên quan đến vụ khai thác trái phép nêu trên với hình thức chậm nâng lương 6 tháng.
Tây Nguyên
Video đang HOT
Theo congly
Vì sao Vườn quốc gia Tam Đảo có sức hút với dự án của các đại gia?
Theo GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, người đã gắn bó gần 60 năm với rừng cho rằng, Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo có ý nghĩa rất quan trọng và tuyệt đối không vì lợi ích này nọ mà đánh đổi..
GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Thưa ông, dư luận hiện đang quan tâm đến VQG Tam Đảo, vậy VQG Tam Đảo có ý nghĩa quan trọng như thế nào với môi trường sinh thái của khu vực?
- Chúng ta cần phải tư duy: Đã là rừng thì rừng nào cũng quan trọng, bất kể phải là VQG hay không? Với tỉnh Vĩnh Phúc, VQG Tam Đảo ngoài quan trọng, nó còn nhiều mang nhiều ý nghĩa lớn lao hơn thế. Đây chính là môi trường sinh sống của 1.436 loài thực vật thuộc 741 chi của 219 họ, thuộc 5 ngành.
Trong đó, có 42 loài đặc hữu và 83 loài quý hiếm đang bị đe doạ được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Với nhiều loại động vật quý hiếm, Vườn Quốc gia Tam Đảo không những nhiều về số lượng, đa dạng về thành phần loài mà còn có nhiều loại đặc hữu, quý hiếm cần được bảo tồn như: Vượn đen Đông Bắc, voọc má trắng, báo hoa mai, cá cóc...
Chưa kể môi trường cộng sinh của thảm thực vật nơi đây, trên cây có cây, hơn nữa phủ lên thân cây, rễ, đất và đá là một lớp rêu phong dày đặc. Nhờ thế rừng Tam Đảo là nơi tích tụ và dự trữ nước vô cùng quan trọng cho vùng hạ lưu, đặc biệt là 17 xã thuộc 2 tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc đang sinh sống xung quang đưới chân núi.
Một điều không thể bàn cãi, đó là rừng Tam Đảo giúp cân bằng hệ sinh thái, cung cấp nguồn oxi cho vùng đồng bằng xung quanh nó, đặc biệt trong bối cảnh không khí đang ngày càng ô nhiễm từ khí thải của các khu công nghiệp, từ các phương tiện giao thông thì rừng Tam Đảo như là một cứu cánh quan trọng.
Chính sự phong phú của hệ động thực vật của nơi này mà VQG Tam Đảo trở thành mục tiêu chính của nạn săn bắt trộm, khai thác gỗ từ nhiều năm nay. Nếu không bảo vệ được vườn Quốc gia Tam Đảo chúng ta không chỉ mất đi một cánh rừng nguyên sinh vô giá, mà chúng ta còn phải đối mặt với thảm cảnh của biến đổi khí hậu, đối mặt với thiên tai, sạt lở và hạn hán.
Không chỉ Tam Đảo mà nhiều khu rừng khác cũng đứng trước nguy cơ bị xâm phạm, chẳng nhẽ chúng ta chỉ có thể "khoanh tay đứng nhìn" thôi sao, thưa ông?
- Đối với VQG Tam Đảo đây không phải lần đầu tiên bị xâm phạm, tôi nhớ đã có lần UBND tỉnh Vĩnh Phúc có đề án xây dựng nghĩa trang và xin lấy đất từ rừng đặc dụng của VQG Tam Đảo, chúng tôi đã lên tiếng phản đối rất quyết liệt. Rất may là đề án đó không được thông qua nhưng không có nghĩa VQG Tam Đảo "an toàn" từ ngày đó hoặc trong thời gian tới.
Ở đây tôi không bàn tới những dự án xây dựng đang rất nóng thời gian qua ở Tam Đảo, tôi chỉ nhấn mạnh rằng: Khi xâm phạm rừng với diện tích lớn, từ 50ha trở lên phải được Quốc hội thông qua, được Chính phủ cho phép, không thể cứ nói lấy là lấy được ngay. Chúng ta đều biết việc xây dựng các công trình thủy điện là mang lại lợi ích cho quốc gia, nhưng cũng đều phải cân nhắc rất kỹ lưỡng việc xâm phạm rừng như thế nào.
Làm thủy điện tất nhiên phải chọn nơi đất dốc, cao, những nơi đó chỉ có thể là rừng. Nhưng chúng ta cũng đã thấy bài học rất đau xót từ của nước bạn Lào khi phát triển nóng thủy điện mà không tính toán quy hoạch hợp lý tài nguyên rừng.
Dù chúng ta đã có Luật quy định rất nghiêm về việc lấy đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng... nhưng điều tôi lo ngại nhất là người ta đang lấy rừng bằng cách lách luật, mỗi lần lấy 1 ít, dưới mức phải xin phép. Và dần dần chúng ta mất rừng ngay trước mắt mà không làm gì được, đấy chính là nỗi đau vô cùng lớn lao.
Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường, rừng bền vững?
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định: Chúng ta không phát triển kinh tế bằng mọi giá, đặc biệt là không đánh đổi môi trường. Là chuyên gia trong lĩnh vực này, tôi cho rằng, nên cân nhắc giữa các lợi ích.
Về phía nhà đầu tư, cũng có thể họ có lý khi cho rằng, công trình sẽ mang lại lợi ích lớn lao, sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người, sẽ phát triển du lịch, sẽ mang về tỷ đô cho đất nước... nhưng khi mất rừng cũng có nghĩa sẽ ảnh hưởng đến môi trường sau này.
Rừng là cuộc sống, là tương lai, không thể vì bất cứ lợi ích nào để đánh đổi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Vụ đề bạt thăng chức "sếp" kiểm lâm ở TT-Huế : Chính thức bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên- Huế chính thức được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở NNPTNT đồng thời được cử kiêm giữ chức vụ Chi cục trưởng. Liên quan đến vụ ông Nguyễn Đại Anh Tuấn- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế được đề bạt làm Phó Giám đốc Sở NNPTNT trong...