Để xảy ra dịch tả lợn châu Phi, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh, người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra dịch tả lợn châu Phi.
Sáng 11.3, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức họp bàn, triển khai kế hoạch phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Tỉnh này đã quyết định thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên tuyến Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, thuộc huyện Vĩnh Linh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm, các biện pháp xử lý cũng như mức và thời gian hỗ trợ của Nhà nước đối với lợn nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy.
Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai kế hoạch chống dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Tiến Nhất
Mặt khác, cơ quan thú y tăng cường kiểm soát việc giết mổ, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn, kiểm tra hoạt động vận chuyển, mua bán, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc, xây dựng phương án đóng cửa chợ, cơ sở giết mổ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có các biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện bệnh dịch xảy ra.
Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh vật nuôi tỉnh Quảng Trị cho biết, dù chưa xảy ra trên địa bàn tỉnh nhưng phải xác định rõ, bệnh dịch tả lợn Châu Phi rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh và một khi đã xảy ra diện rộng thì khó kiểm soát được, gây thiệt hại nặng nề nên các địa phương không được lơ là, chủ quan mà phải tăng cường kiểm tra, ngăn chặn nguồn bệnh từ ngoài vào.
Video đang HOT
Dịch tả lợn châu Phi là bệnh hết sức nguy hiểm, do virus gây ra và chưa có vaccine ngừa phòng nên người dân phải đề cao cảnh giác, khi phát hiện bệnh phải báo cáo chính quyền địa phương để dập dịch. Ảnh: Ngọc Vũ
Các địa phương phải thành lập đoàn công tác, kiểm tra tình hình dịch bệnh ở vùng chăn nuôi lợn thịt tập trung, các trại chăn nuôi, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống và cam kết báo cáo ngay khi phát hiện có dịch. Thành lập đội kiểm tra liên ngành, hoạt động thường xuyên trên các trục đường giao thông, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm của lợn nhập vào địa bàn hoặc vận chuyển lưu thông qua địa bàn.
Đặc biệt, lực lượng thú y, công an, quản lý thị trường phải tổ chức duy trì chốt kiểm soát 24/24 giờ để kiểm tra, xử lý, ngăn chặn nguồn bệnh.
“Người dân cần hiểu bệnh dịch tả châu Phi là hết sức nguy hiểm nên không được giấu dịch, không tự ý mua thuốc về điều trị khi lợn bị bệnh, không mua bán, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn bị bệnh. Chủ tịch các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch xảy ra dịch bệnh” – ông Đồng nhấn mạnh.
Được biết, tính đến ngày 10.3, dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra 13 tỉnh, thành phố trong cả nước, tổng số lợn bệnh đã tiêu hủy hơn 12.000 con. Hiện nay bệnh dịch này chưa có vaccine phòng chống và chưa có thuốc đặc trị.
Theo Danviet
Hà Nội: Đàn lợn 7 vạn con ở Mê Linh chống dịch như thế nào?
Lãnh đạo huyện Mê Linh cho biết, mặc dù trên địa bàn huyện chưa xảy ra ổ dịch tả lợn châu Phi, nhưng chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc này, hiện đã lên phương án dự phòng xử lý cho đàn lợn khoảng 70.000 con.
Chiều 5.3, tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, UBND huyện Mê Linh đã thông tin về tình hình kinh tế xã hội năm 2018, kế hoạch năm 2019.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Bùi Xuân Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết: hiện dịch tả lợn châu Phi được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, ngay từ khi Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như TP có chỉ thị UBND huyện đã đưa ra các kế hoạch, giải pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi.
"Sau khi ban hành các văn bản chỉ đạo, chúng tôi thành lập 2 đoàn kiểm tra cấp huyện đi kiểm tra tất cả các xã. Trong các cuộc giao ban, lãnh đạo huyện cũng đã truyền đạt tới lãnh đạo cấp xã các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như thành phố về việc này. Toàn huyện lấy tinh thần phòng bệnh là chính. Trong đó đảm bảo vệ sinh môi trường được ưu tiên hàng đầu" - ông Quang nói.
Ông Bùi Xuân Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh phát biểu tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 5.3.
Lãnh đạo huyện Mê Linh cũng cho biết, mặc dù trên địa bàn huyện chưa xảy ra ổ dịch tả lợn châu Phi, nhưng chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc này và đã lên phương án dự phòng xử lý nếu xuất hiện ổ dịch.
"UBND huyện yêu cầu các xã chuẩn bị sẵn các phương án, xử lý tiêu độc khử trùng, chuẩn bị hố chôn lấp hợp vệ sinh môi trường. Việc chỉ đạo điều hành chống dịch tả lợn được huyện triển khai theo đúng quy định" - ông Quang nói và nhấn mạnh "cho tới thời điểm này chưa có bất cứ sự cố gì về dịch bệnh xảy ra trên địa bàn".
Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh, hiện nay, địa phương đang giữ ổn định đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Cụ thể, toàn huyện có 70.000 con lợn, 850.000 con gia cầm và có 9.000 con trâu bò.
Trả lời câu hỏi của báo giới liên quan đến việc bao giờ Hà Nội công bố ổ dịch tả lợn châu Phi, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà cho biết, do phải có ý kiến của nhiều cơ quan chức năng nên "hiện nay chưa thể công bố dịch". Song, ông Hà cũng cho hay: "Lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến sự việc này bởi vì liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân".
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, từ ngày 22-27.2.2019, sau khi xét nghiệm tại gia đình ông Nguyễn Thái Sơn - hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy, Long Biên, kết quả cho thấy: Toàn bộ 25 con lợn rừng được nuôi tại đây dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Lãnh đạo Hà Nội kiểm tra đàn lợn trên địa bàn thành phố.
Ngay sau đó, cơ quan Thú y TP.Hà Nội đã yêu cầu tiêu hủy toàn bộ 25 con lợn, áp dụng các biện pháp khoanh vùng, rắc vôi, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại của ông Sơn và của 4 hộ chăn nuôi xung quanh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho hay, Hà Nội rất quyết liệt trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi bởi, ngoài số hộ chăn nuôi nhiều thì Hà Nội còn là thị trường tiêu thụ lớn, giáp với 8 tỉnh, thành phố khác nên nguy cơ lây lan, phát tán dịch là rất cao.
Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cũng cho biết, Hà Nội sẵn sàng lấy kinh phí dự phòng để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do mắc dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, thành phố kiên quyết không để xảy ra tình trạng người dân lén vứt lợn bệnh ra sông ngòi.
Hiện, TP cũng đang kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn từ các địa phương lân cận vào nội đô, tăng cường kiểm soát thức ăn thừa tại các cơ sở ăn uống. Đặc biệt là tiếp tục tuyên truyền mạnh để người dân hiểu rõ về bệnh dịch, chủ động các biện pháp phòng chống và không hoang mang, tẩy chay thịt lợn.
Đại diện lãnh đạo Hà Nội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh, từ nguồn kinh phí dự phòng của các tỉnh, TP. Mức hỗ trợ có thể cao hơn giá quy định hiện tại (38.000 đồng/kg), tức theo giá tại thời điểm thực tế xảy ra dịch bệnh để người dân chấp hành tốt quy định, tránh bán chạy khi có lợn ốm, chết; Tăng cường quản lý xuất, nhập động vật và sản phẩm động vật.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi: Hỗ trợ bằng 80% giá thị trường, dân bị thiệt? Liên quan đến phí hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, bà con nông dân cho rằng, mức hỗ trợ lợn con, lợn thịt bằng 80% giá thị trường có thể khiến nông dân bị thiệt thòi so với mức quy định hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn hơi hiện nay. Ngay sau...