Đề văn yêu cầu phân tích đoạn hội thoại ‘teencode’
Đọc xong đề có khi cũng là chuông báo hết giờ, nếu không có ‘ vietsub’ thì chắc không dịch nổi luôn.
Mới đây, trong đề kiểm tra môn Ngữ văn giữa học kì 2 năm học 2020 – 2021 dành cho các bạn học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Gia Lai) đã có câu hỏi liên quan đến ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay. Đề bài đưa ra câu hỏi như sau:
“Đọc được tin nhắn của con gái đang học lớp 11 gửi một người bạn cùng trường, chị T.T.N.L (phường Tân Mai, TP. Biên Hoà) “choáng” với cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. Tin nhắn con gái chị viết có nội dung như sau: “t* a lại nói vs e nt. A có bik la e pùn lắm k? We nên nghĩ l nhg j đã làm. We đã có 1 tg iu nhao r đẹp, jờ * lại nói vs nhao nhg lời k vui?”. (Tại sao anh lại nói với em như thế. Anh có biết là em buồn lắm không? Chúng ta nên nghĩa lại những gì đã làm. Chúng ta có 1 thời gian yêu nhau rất đẹp, giờ sao lại nói với nhau những lời không vui?).
Em hãy nên những suy nghĩ của bản thân về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt lệch chuẩn của giới trẻ hiện nay.
Video đang HOT
Đề thi Văn về sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn của GenZ gây chú ý CĐM
Đề thi Văn ngày nay các giáo viên không chỉ đưa ra những câu hỏi về kiến thức trong các tác phẩm văn học mà còn có cả những câu hỏi mang tính vận dụng cao, sát với thực tế rất nhiều.
Thậm chí có những đề thi bàn luận về cách sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay mà đọc qua, có lẽ ai cũng đã từng thấy bản thân mình xuất hiện trong đó.
Đề văn ở Gia Lai gây sốt. (Ảnh: NC)
Ở thời kì mà công nghệ phát triển như hiện nay, các giáo viên Ngữ văn cũng chẳng để mình lạc hậu mà đã bắt kịp xu hướng. Chính vì vậy có thể thấy, thời gian gần đây, đề thi Ngữ văn ở nhiều địa phương còn xuất hiện thêm những câu hỏi, những vấn đề rất sát với thực tế, đặc biệt là sát với cuộc sống của những người trẻ tuổi, ở đây chính là các bạn học sinh.
Mới đây, lại có thêm một đề thi văn nữa gây xôn xao cộng đồng mạng bởi vấn đề bàn luận được nêu ra. Vấn đề này liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay, hay có thể gọi là "teencode" thế hệ mới.
Được biết, đây là đề thi Ngữ văn giữa học kì II của lớp 11, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai. Những người bàn luận về chủ đề này là những bạn học sinh lớp 11 - cũng chính là những bạn trẻ và cũng có thể dễ dàng thấy được hình ảnh của bản thân trong đó.
Đây là đề văn dành cho các bạn học sinh lớp 11. (Ảnh minh họa: VTC)
Cụ thể, đề bài của Phần II Làm văn như sau: "Đọc được tin nhắn của con gái đang học lớp 11 gửi một người bạn cùng trường, chị T.T.N.L. (phường Tân Mai, TP. Biên Hòa) "choáng" với cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. Tin nhắn con gái chị viết có nội dung như sau: "t * a lại nói vs e nt. A có bik là em pùn lắm k? We nên nghĩ l nhg j đã làm. We đã có 1 tg iu nhao r đẹp, jờ * lại nói vs nhao nhg lời k vui?" (Tại sao anh lại nói với em như thế. Anh có biết là em buồn lắm không? Chúng ta nên nghĩ lại những gì đã làm. Chúng ta đã có một thời gian yêu nhau rất đẹp, giờ sao lại nói với nhau những lời không vui?)".
Trên thực tế, việc biến tấu ngôn ngữ hay còn gọi là "teencode" như thế này đã xuất hiện từ lâu và được các bạn trẻ sử dụng rộng rãi. Dẫu vậy, ở mỗi thời kì thì ngôn ngữ này cũng có những thay đổi, nhưng chúng vẫn là thứ ngôn ngữ mà không phải ai cũng có thể dịch nghĩa và giải thích được.
Đối với những người thuộc thế hệ trước, nếu không dịch nghĩa lại mà chỉ nhìn đoạn hội thoại nhiều kí tự trên có lẽ sẽ không thể hiểu được. Nhưng đối với các bạn trẻ, đặc biệt là những người thuộc thế hệ GenZ thì kiểu "teencode" này được sử dụng phổ biến hơn và hầu hết mọi người đều có thể hiểu được nghĩa.
Đối với giới trẻ, thứ ngôn ngữ này không quá mới mẻ, nhưng lại được đưa vào trong một đề thi văn thì lại rất đáng để bàn luận. Hơn nữa, những người bàn luận về chủ đề này lại chính là những bạn trẻ, đây chính là yếu tố gây hứng thú cực mạnh.
Bên cạnh đó, đây không phải là lần đầu tiên mà các giáo viên đưa những câu hỏi hay chủ đề có liên quan tới ngôn ngữ của giới trẻ. Trước đây cũng đã từng xuất hiện không ít câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Một câu hỏi được nêu ra về cách sử dụng tiếng Việt. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Ánh)
Nhận xét về những câu văn, trong đó có 1 đoạn "teencode". (Ảnh: TH 2K)
Việc đưa ra những vấn đề mới mẻ, sát với cuộc sống thực tế đang là một ý tưởng hay được nhiều thầy cô áp dụng để tạo sự hứng thú cho các bạn học sinh. Bạn nghĩ sao về đề thi Ngữ văn trên, hãy chia sẻ suy nghĩ cũng YAN nhé!
Từ điển Gen Z: "Phanh xích lô" là gì? "Phanh xích lô" đối với Gen Z cũng là một động từ nhưng tất nhiên, hàm nghĩa nó mang theo hoàn toàn khác với mặt chữ. Người ta bảo theo thời gian, ai rồi cũng khác. Mà riêng gì con người đâu, đến ngôn ngữ còn thay đổi chóng mặt đấy thôi. Chẳng hạn bây giờ bạn bê nguyên hệ thống từ lóng...