Đề Văn thi HSG lớp 9 gây choáng vì độ khó: Đọc xong ai cũng hiểu nhưng để phân tích ra hết cái thâm thuý thì “thôi rồi”
Đề Văn thi học sinh giỏi lớp 9 ở Hà Nội khiến nhiều người đau não vì độ thâm thuý lồng ghép trong các câu chuyện.
Tụi học sinh (nhất là những thành phần chuyên Tự nhiên) luôn có chung thắc mắc không biết tại sao dân chuyên Văn lại có thể phân tích bài làm dài hàng chục trang giấy chỉ trong 2 tiếng nhỉ?
Với những đề Văn, học sinh cần sử dụng trí tưởng tượng, sự quan sát của mình để phân tích tác phẩm cũng như những câu chuyện. Không ít đề thi, tụi học sinh đọc xong còn chưa hiểu tác giả muốn nói gì mà dân chuyên Văn đã “chém” lia lịa rồi.
Điển hình như đề Văn thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội của học sinh lớp 9, đọc xong ai cũng phải thốt lên “quá khó”!
Đề Văn thi học sinh giỏi lớp 9 ở Hà Nội
Đề thi gồm 02 câu hỏi như sau:
“Câu 1 (6 điểm)
Cô bé đi học về muộn, cha mẹ rất lo lắng. Khi thấy con gái về, người mẹ nhẹ nhàng hỏi:
- Con đã đi đâu và làm gì? – Con dừng lại giúp bạn con ạ! Xe đạp của bạn ấy bị hỏng. – Cô bé trả lời. – Nhưng con đâu có biết sửa xe? – Đúng ạ! Con dừng lại để giúp bạn ấy khóc. (Phỏng theo Khóc giùm, http://www.vtvonline.vn)
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2 (14 điểm)
Video đang HOT
Nếu xem tác phẩm như một lời phát biểu trước cuộc sống thì phần đề tài, chủ đề có thể xem như là “chủ ngữ”, còn phương diện chủ quan của nội dung có thể xem là “vị ngữ”. (Trích Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2002)
Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Từ “chủ ngữ” mà em yêu thích, hãy làm rõ những phương diện độc đáo, đặc sắc của “vị ngữ trong một vài tác phẩm ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.”
Đúng là tầm cỡ của đề thi học sinh giỏi, đọc xong không hiểu nên phân tích từ đâu cho đúng (Ảnh minh hoạ)
Đọc xong đề Văn mà không biết nên phân tích từ đâu và như nào. Đúng là tầm cỡ của thi học sinh giỏi nên nó phải khác hẳn.
Rất nhiều học sinh đã để lại nhận xét về đề Văn này:
- “Bởi vậy mới thấy cái tầm của đi thi học sinh giỏi Văn cỡ nào. Đọc xong đề bài muốn sang chấn tâm lý thay cho mấy đứa đi thi”.
- “Đọc đơn giản nhưng lại rất hack não. Ngày xưa vẫn luôn hâm mộ những đứa đi thi Văn viết được cả chục trang. Không biết các bạn ấy lấy đâu ra năng lượng mà viết nhiều dữ”.
- “Hóng thang chấm điểm chứ đề này khó thật sự. Viết không khéo là lạc đề sớm ấy chứ”.
- “Đọc đề xong muốn bỏ thi quá. Có ai như mình đọc hiểu đề bài nhưng không biết làm thế nào không”.
Đọc xong đề mà xỉu up xỉu down vì độ khó
Dưới đây là phần bình luận của một dân mạng giải đề nhận được nhiều đồng tình nhất, bạn tham khảo đáp án nhé!
“- Đối với câu hỏi thứ nhất, có thể hiểu đơn giản rằng đôi khi con người cần 1 bờ vai để dựa vào lúc khó khăn, mệt mỏi bởi giá trị tinh thần động viên đồng cảm chia sẻ còn hơn giá trị vật chất nhiều lần.
Ngoài ra, câu chuyện nói về kỹ năng xử lý tình huống cần thiết trong cuộc sống, khi người thân, bạn bè bên cạnh ta đang buồn thì đừng tìm cách làm họ vui lên mà chỉ cần để họ khóc thật to sẽ vơi đi tâm trạng hiện tại. Bởi người ta hay có câu “tìm người bên cạnh bạn lúc vui rất dễ nhưng để có người khóc cùng bạn rất khó”.
- Còn câu hỏi thứ 2, nếu người bình thường thì chủ ngữ – vị ngữ là 1 câu còn đối với những “thánh” học chuyên Văn tthì câu hỏi có rất nhiều thứ để khai thác. Câu này chúng ta sẽ đi phân tích đề tài, chủ đề là gì; chủ ngữ, vị ngữ đóng vai trò gì trong câu. Tiếp đến là giải thích tại sao tác giả lại nói như vậy. Đồng thời đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu để phân tích.
Có thể lập dàn ý một số chi tiết như sau:
Bố cục một lời phát biểu phải có đầy đủ 2 phần chính trong câu là chủ ngữ và vị ngữ. Nói dễ hiểu hơn là có đầu và có đuôi.
Tương tự như vậy, một tác phẩm phải có chủ đề, đề tài rồi mới tới phần nội dung.
Khi đọc 1 câu người ta sẽ đọc chủ ngữ trước, vị ngữ sau; cũng như khi cảm thụ tác phẩm, phải đi từ hình thức kết cấu (đề tài, chủ đề) rồi mới đến phương diện về nội dung.
Trong lời phát biểu nói riêng hay một tác phẩm nói chung, phần chủ – vị hay phần đề tài – nội dung luôn có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất”.
Lời nhắc nhở 'siêu lầy lội' của cô giáo dạy Văn khiến học sinh khóc thét, chỉ có thể nghiêm túc làm bài
Cô nói thế này rồi thì đừng mơ có cửa mà quay cóp nhé. Kể cả là thi online ở nhà thì cũng không gì có thể qua mặt được cô đâu nha!
Với nhiều cô cậu học trò, những bài văn mẫu là "cứu cánh" để đạt điểm cao mà không mất nhiều thời gian suy nghĩ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách vận dụng ý tứ của văn mẫu rồi diễn đạt lại bằng lời văn của mình. Thậm chí, có bạn còn bê nguyên xi vào bài kiểm tra rồi thản nhiên nộp cho giáo viên chấm điểm. Tất nhiên, điều này chẳng thể lọt qua được con mắt tinh tường của các thầy cô.
Mới đây, trên MXH xuất hiện hình ảnh cô giáo nhắc nhở học sinh làm bài kiểm tra Văn trong một group chat. Để đề phòng học sinh lên mạng tra, cô giáo đã nhấn mạnh. 'Yên tâm đề văn không có trên mạng đâu mà search Google'. Thậm chí để tăng thêm tính thuyết phục cô còn bồi thêm một câu 'vì cô search thử rồi'.
Thôi xong! Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu.
Nghe đến đây học sinh chỉ còn biết ngậm ngùi mà tự thân vận động làm bài thôi. Dù có thi online ở nhà cũng không thể qua mặt nổi giáo viên. Bên dưới bài đăng sau khi được chia sẻ vào group học đường nổi tiếng là rất nhiều bình luận từ cộng đồng mạng chia sẻ.
'Cô lại xát muối vào trái tim em rồi. Huhu làm thế nào để viết được 2 mặt giấy mà không tham khảo đây?'
'Cô nhắc trước như thế đỡ tốn thời gian lên google tra đấy. Tiết kiệm được thêm mấy phút mà chém gió'.
'Đừng tin cô lừa đấy, cứ lên mạng mà search thử biết đâu lại ra. Nhưng mà cũng tham khảo ý văn có chọn lọc thôi không là cô biết đấy'.
Trước đó, một cô giáo khác cũng từng gây bão khi kỳ công viết những lời nhắn nhủ để học sinh chăm chỉ học Văn hơn. Cụ thể, dưới tập đề cương bộ môn, ở mỗi trang giấy, cô đã để lại những lời nhắn nhủ chân thành nhưng cũng cực kỳ cà khịa, lầy lội:
Lời nhắn nhủ lầy lội của một cô giáo dạy Văn khác khiến cư dân mạng được phen cười bò.
'Không có học sinh ngu Văn, chỉ có học sinh ghét Văn. Nhưng ghét một điều gì đó sẽ khó chịu hơn yêu thương một điều gì đó. Yêu Văn hơn, Văn sẽ không phụ em'.
'Chưa bao giờ là quá muộn để học Văn. Nỗ lực của các em, sự tiến bộ của các em chính là uy tín của cô. Hãy góp phần cho cô lấy chồng. Ba mẹ cô sẽ cảm ơn các em lắm".
'Thật ra cô chẳng mong các em sẽ học thật giỏi Văn, cô chỉ mong các em được là mình với môn Văn. Cố lên nhé những người bạn đồng hành cùng cô'.
Vậy mới thấy dù có láu cá đến mấy nhưng so với thầy cô thì các bạn học sinh vẫn còn "non và xanh" lắm!
Kẻ chọc ghẹo, xịt hơi cay vào mắt nữ sinh lớp 9 đến nhập viện ở Hải Phòng là ai? Ngay trong đêm xảy ra sự việc, gia đình nạn nhân đã trình báo sự việc con gái bị đánh, bị xịt hơi cay vào mắt và được cơ quan công an tiếp nhận, triển khai xác minh, điều tra. Tối 23/9, dân mạng bức xúc chuyền tay nhau bài đăng sự việc một bé gái 15 tuổi (lớp 9) bị nhóm thanh...