Để ung thư không còn là nỗi ám ảnh
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Globocan, trong những năm qua, tỷ lệ mắc mới và tử vong do các bệnh lý ác tính tăng liên tục, biến Việt Nam thành một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư và tử vong do ung thư thuộc nhóm cao trên thế giới.
Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ khởi phát bệnh. Ảnh minh họa.
Tầm soát sớm – tránh ung thư
Rất nhiều trường hợp, bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn quá muộn và mất đi những cơ hội được điều trị dứt điểm. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ khởi phát bệnh để có những giải pháp điều trị dự phòng hoặc tiến hành điều trị sớm, tăng cơ hội chữa trị khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân.
Đây là nhóm bệnh ác tính với nhiều nguyên nhân và tính chất bệnh lý khác nhau. Hiện nay khoa học vẫn chưa có công cụ hay phương thức đơn lẻ nào cho phép phát hiện và phát hiện sớm tất cả các thể bệnh lý ác tính khác nhau.
Trên thực tế, mỗi một bệnh lý ung thư sẽ có nhưng cách sàng lọc đặc thù nhưng phổ thông hơn cả là các nhóm phương pháp chẩn đoán hình ảnh ( siêu âm, X Quang, chụp CT); Nhóm phương pháp dựa trên các dấu ấn sinh học đặc trưng của bệnh trong các dịch cơ thể (máu, nước tiểu, dịch não tuỷ)
Ví dụ, nội soi là phương pháp thường quy áp dụng cho phát hiện sớm ung thư đại tràng, dạ dày, ung thư vòm mũi họng trong khi đó siêu âm là phương pháp đơn giản cho phép phát hiện sớm nhiều thể bệnh ác tính như ung thư vú, ung thư gan, còn CT liều thấp được coi là phương pháp hữu dụng áp dụng trong sàng lọc và lọc sớm ung thư phổi….
Nồng độ AFP cao trong máu được coi là một chỉ thị của ung thư gan, trong khi đó đột biến telomerase reverse-transcriptase (Tert mutation) là chỉ thỉ của một số bệnh lý ác tính như ung thư: tuyết giáp, đại trực tràng, hệ thần kinh, não, gan.
Tầm soát di truyền phát hiện gene bệnh lý ung thư
Video đang HOT
Cho đến nay, ngoài yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt, tính chất di truyền học của mỗi cá thể, mỗi cộng đồng dân cư hay mỗi gia đình là yếu tố có liên quan chặt chẽ đến việc hình thành và phát triển của nhiều bệnh lý ác tính.
Ngoài ra, cộng đồng khoa học cũng thừa nhận, tính chất di truyền học có liên quan đến nhiều bệnh lý khác ngoài ung thư như: tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, diễn biến quá trình lão hoá, các bệnh Down, Parkinson, bệnh tự kỷ, bệnh vô sinh, khả năng chuyển hoá thuốc của cơ thể cũng như tính mẫn cảm của cơ thể với một số thực phẩm hoặc dị nguyên từ môi trường sống.
Chính vì tính phức tạp của bệnh, nên để tầm soát bệnh, mỗi người nên đến các cơ sở Y tế có tên tuổi được trang bị đầy đủ máy móc trang thiết bị và con người để nhận được những lời khuyên, sự tư vấn hữu ích giúp chúng ta có những giải pháp sàng lọc và sàng lọc sớm ung thư phù hợp.
Trên thực tế có khoảng 10-15% ung thư có tính chất di truyền. Hiện tượng di truyền ung thư thường xuất hiện trong những gia đình: có từ 2 cá thể cùng huyết thống mang bệnh; mắc ung thư trẻ tuổi (dưới 50); mắc nhiều hơn một thể ung thư; mắc các thể ung thư hiếm, hoặc ví dụ bệnh nhân là nam nhưng mắc ung thư vú,…
Chính vì lẽ đó, việc xét nghiệm phát hiện đột biến gene quy định tính chất di truyền ung thư đã được Hiệp hội Di truyền học Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ định cho những đối tượng hoặc người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân đã mắc: Ung thư vú, ung đại trực tràng, ung thư dạ con được phát hiện trước 50 tuổi; hoặc người mắc trên một thể ung thư; mắc ung thư ở cả 2 cơ quan cặp đôi ví dụ phát hiện khối u ở cả hai bên vú, cả hai bên thận; mắc các thể ung thư đặc biệt như ung thư buồng trứng, ung thư tuyết tiệt di căn, ung thư vú bộ ba âm tính (triple-negative breast cancer), ung thư ống tiêu hoá có trên 10 polyps, hoặc có từ hai thành viên trong gia đinh trở lên mắc ung thư.
Việc sàng lọc gene nhằm tìm kiếm các tổn thương ở mức độ gene sẽ không chỉ giúp tiên lượng sớm nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính, các bệnh lý di truyền, lựa chọn đối tác sinh con phù hợp mà còn giúp các bác sĩ cá thể hoá chiến lược điều trị, điều trị dự phòng tối ưu hơn cho mỗi cá nhân, mỗi người bệnh.
Đức Trân
Theo daidoanket
Top 3 bệnh ung thư phổ biến, gây tử vong cao nhất ở phụ nữ
Có thể nói, chưa bao giờ tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ung thư ở Việt Nam cao như hiện nay (165.000 ca mắc ung thư - năm 2018). Trong đó, tỉ lệ tử vong do ung thư ở nữ giới của nước ta đứng thứ 4 trong số 5 mức xếp hạng toàn cầu.
Ảnh minh họa.
Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng là 3 loại ung thư thường gặp ở nữ giới, cũng chính là 3 loại ung thư gây ra tỉ lệ tử vong xếp vị trí hàng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới.
Ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh gây ra tử vong cao nhất ở nữ giới. Tỷ lệ mắc ung thư vú thuộc hàng cao nhất trong tất cả ung thư phụ nữ với 15.229 ca, tử vong hằng năm lên đến 6.103 ca trên cả nước.
Ung thư vú nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ có nguy cơ di căn qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các cơ quan khác trong cơ thể và rất khó điều trị. Vì vậy, mỗi phụ nữ cần tăng hiểu biết về bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu liên quan đến bệnh.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh như tăng cường rau xanh và những thực phẩm giàu phytoestrogènes (các loại đậu, trái cây khô như: mơ, mận,...) Bất cứ chị em phụ nữ nào cũng cần cân nhắc việc điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone ở giai đoạn mãn kinh: Việc tăng thêm lượng hormone estrogen vào cơ thể có thể làm tăng sự phân chia tế bào vú, dẫn đến tăng nguy cơ kích thích sự phát triển của các tế bào bất thường, là nguyên nhân gây ra ung thư vú.
Lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, lợi tiểu, vì những loại thuốc này cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Ung thư cổ tử cung
Tính trung bình trên thế giới cứ 2 phút lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, khoảng 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung/năm, và có tới hơn 2.000 trường hợp tử vong.
Các dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết ung thư cổ tử cung bao gồm ra máu âm đạo giữa các kỳ kinh; ra máu sau khi quan hệ; đau trong lúc quan hệ; âm đạo tiết dịch bất thường; âm đạo ra máu sau khi mãn kinh; mệt mỏi; đau hoặc sưng chân.
Để phòng ngừa bệnh và phát hiện sớm, các chuyên gia khuyến cáo các phụ nữ lưu ý những việc sau đây: Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi nên đi tiêm vắc-xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Nên giữ chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học, lành mạnh.
Đặc biệt, không quan hệ "giường chiếu" quá sớm và giữ sinh hoạt "chăn gối" lành mạnh; vệ sinh âm đạo sạch sẽ; sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ.
Ung thư buồng trứng
So với ung thư vú thì số ca mắc mới của bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 10% trong những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư buồng trứng gây ra lại rất cao và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Ung thư buồng trứng thường có các dấu hiệu đầy hơi; đau vùng xương chậu; cảm giác no nhanh; đi tiểu thường xuyên; đau khi giao hợp; mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Để phòng ngừa căn bệnh ung thư buồng trứng, các chị em cần lưu ý đến chế độ ăn, uống lành mạnh với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin tự nhiên: như rau xanh, ngũ cốc, hoa quả (xoài, cam, chuối, nho, cà chua, cà rốt...); kéo dài thời gian cho con bú sữa mẹ;
Tăng cường vận động bằng cách tập thể dục thường xuyên hoặc chăm chỉ lao động chân tay, làm việc nhà và hạn chế ngồi một chỗ quá lâu.
Với cả ba loại ung thư trên, ngoài việc tìm hiểu để biết cách nhận biết các dấu hiệu sớm, cũng như điều chỉnh lối sống lành mạnh, thì việc tầm soát và phát hiện sớm đóng góp phần vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh.
Theo infonet
Nguy cơ chết sớm vì tim, ung thư tăng 2-3 lần vì nguyên nhân này Các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Bang Pennsylvania (Mỹ) chứng minh mối quan hệ đáng sợ giữa cách bạn ngủ và cái chết do đột quỵ, ung thư. Nghiên cứu mới công bố trên Journal of the American Heart Association cho thấy ngủ ít hơn 6 giờ đem đến cho bạn một "combo chết chóc", đáng sợ hơn nhiều so...