Để tương lai của con không bị thụt lùi so với các bạn, mẹ cũng phải học cách xin lỗi khi lỡ mắng con
Nếu không kịp thời xoa dịu, an ủi con, những câu mắng nhiếc đó sẽ thành vết thương khiến con tủi thân suốt đời. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách và sự tự tin của mỗi đứa trẻ.
Khi nuôi con, mẹ khó có thể tránh khỏi những phút giây mất bình tĩnh, lỡ lời quát mắng, thậm chí đánh con vì tội nghịch phá hay mè nheo. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ học cách xin lỗi và kết nối lại sợi dây yêu thương với con theo cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Bước 1. Hãy hít thở
Trước khi làm bất cứ điều gì, mẹ phải chắc chắn rằng cảm xúc của mình đã ổn định trở lại. Cố gắng sửa chữa trong khi mẹ vẫn đang ở tình trạng tức giận giống như cố gắng sửa chữa một chiếc máy bay trong khi nó đang bay, điều đó sẽ gây ra phản ứng ngược và mọi chuyện sẽ tệ hơn nhiều. Hít thở sâu, nói một câu thần chú, uống một cốc nước hay bất kỳ điều gì giúp mẹ bình tĩnh lại.
Khi tâm lý, cảm xúc của mẹ và cả con đã bình ổn trở lại, cùng chuyển sang bước tiếp theo.
Nếu không kịp thời xoa dịu, an ủi con, những câu mắng nhiếc đó sẽ thành vết thương khiến con tủi thân suốt đời.
Bước 2. Nói lời xin lỗi chân thành
Đây là lúc để mẹ nói một lời xin lỗi chân thành. Chân thành có nghĩa là mẹ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hành động của mình.
Sai lầm lớn nhất mà các mẹ thường mắc phải khi xin lỗi là sử dụng các từ “nhưng”, “nếu”:
“Mẹ xin lỗi vì đã hét lên, NHƯNG đó là vì mẹ đã nói nhắc con đến 3 lần là không đánh anh nữa mà con vẫn làm”
“Mẹ xin lỗi vì đã mắng con. NẾU như con không mè nheo nữa thì mẹ sẽ không mắng con như thế”
ĐỪNG NÓI THẾ! Một lời xin lỗi thực sự không bao gồm các từ “nhưng” hay “nếu”. Lời xin lỗi không phải sự biện minh cho lỗi lầm của bố mẹ. Lời xin lỗi là sự chân thành, mong muốn được chịu trách nhiệm hoàn toàn từ người nói.
Ngồi xuống bên cạnh con và nói lời xin lỗi chân thành với con.
Một lời xin lỗi thực sự cần có đủ 5 yếu tố:
Video đang HOT
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hành động của mình trong cuộc xung đột với con
2. Đưa ra một lời giải thích trung thực cho hành vi của mình.
3. Đặt mình vào vị trí của con.
4. Truyền đạt sự đồng cảm cho cảm xúc của con.
5. Thể hiện sự hối hận thực sự cho hành động của mình.
Ví dụ như thế này: “Mẹ rất xin lỗi khi hét lên như thế, con không đáng bị như vậy. Đôi khi, mẹ rất khó giữ bình tĩnh và cư xử không đúng như thế. Mẹ biết mình trông rất đáng sợ khi hét lên và con cũng rất sợ khi mẹ như thế. Thực sự là mẹ yêu con rất nhiều. Mẹ rất xin lỗi vì đã làm con tổn thương. Con tha lỗi cho mẹ nhé? Con có thể ôm mẹ một cái được không?”.
Bước 3: Trò chuyện và lắng nghe con
Sau khi xin lỗi, mẹ hãy hỏi con đã cảm thấy thế nào. Con có cảm thấy sợ hãi khi mẹ hét lên không? Con cảm thấy buồn, thấy bực bội? Và nhẹ nhàng tìm hiểu lý do khiến con có những hành vi làm mẹ tức giận. Không phải tự nhiên con đánh anh trai và không nghe lời mẹ. Bất kỳ điều gì cũng có nguyên nhân đằng sau. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để giúp con giải quyết và tránh mắc phải tình trạng sai lầm sau này.
Khi nghe con nói, đừng nói chen vào, giải thích hay bác bỏ ý kiến của con. Thay vào đó hãy lắng nghe một cách tích cực, đồng cảm với những cảm xúc và trải nghiệm của con với những điều vừa diễn ra.
Ôm con một cái thật chặt để con biết dù thế nào mẹ cũng luôn yêu con.
Bước 4: Ôm con
Chạm vào cơ thể là cách tốt nhất để mẹ có thể kết nối lại với con mình, một cái ôm ấm áp thường có thể loại bỏ những cảm giác tiêu cực nảy sinh trong quá trình tương tác căng thẳng. Tại sao? Bởi vì tiếp xúc vật lý giải phóng một loại hormone gọi là oxytocin giúp thúc đẩy niềm tin và sự an toàn.
Khi hai mẹ con rúc rích, âu yếm, ôm ấp, vỗ về và hôn con, con cảm thấy yên tâm về tình yêu của mẹ và được nhắc nhở rằng mẹ luôn ở bên con, bất kể điều gì xảy ra.
Bước 5. Hãy để mọi việc trôi qua nhẹ nhàng
Khi mẹ đã trải qua 4 bước trên và đã thiết lập lại kết nối với con bạn, đã đến lúc để câu chuyện tiêu cực ra đi. Không có ích gì khi mẹ cứ nghĩ ngợi và dằn vặt vì nó cả.
Khi mẹ học được cách tự tha thứ cho bản thân, mẹ đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến những đứa trẻ của mình: Rằng mẹ chấp nhận sự không hoàn hảo của chính mình và điều đó ổn. Tất cả chúng ta đều đang cố gắng hoàn thiện hơn. Mục tiêu là vượt qua những sai lầm của chúng ta và học hỏi từ những sai lầm đó.
Hãy để mọi việc trôi qua nhẹ nhàng, đừng tự dằn vặt mình.
Thời điểm mà cha mẹ học và thực hành nghệ thuật xin lỗi, cha mẹ đã tạo ra một lớp bảo vệ cho việc nuôi dạy con thành công. Làm cha mẹ, ai cũng có những khoảnh khắc tồi tệ nhất và điều cần thiết là chúng ta biến khoảnh khắc đó thành cơ hội để chịu trách nhiệm cho bản thân, đồng cảm và tự yêu thương mình – 3 trong số những điều quan trọng nhất mà con trẻ cần học từ cha mẹ.
Hãy luôn yêu thương, thành thật và dũng cảm nhận sai, sửa lỗi với con. Đó là điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho con!
Cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn an toàn tại nhà
Các cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn dưới đây sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và người mắc bệnh kịp thời, tránh những trường hợp xấu không mong muốn.
Các cơn hen phế quản thường xảy ra từ từ, tuy nhiên trong một số trường hợp cơn hen xảy ra đột ngột, dữ dội khiến người bệnh khó thở ra, thở nông... có những trường hợp nặng tiến triển nhanh có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Vì thế, cần tìm hiểu cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn an toàn tại nhà:
1. Sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn đúng cách
Để có thể sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn, đầu tiên chúng ta cần nhận biết được các dấu hiệu của cơn hen suyễn để đối phó kịp thời. Một số dấu hiệu khi lên cơn hen gồm ho không ngừng, khó thở, thở khò khè, khó khăn để nói chuyện bình thường, thở gấp, môi và da tái nhợt, đổ mồ hôi... Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm để kịp thời sơ cứu cho người bệnh hen suyễn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Các bước sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn gồm:
Bước 1: Khi phát hiện người bệnh lên cơn hen, cần lập tức đưa người bệnh dời khỏi nơi có tác nhân như cây cỏ, bụi, phấn hoa... để đến nơi thoáng đãng, không khí trong lành và không tập trung quá nhiều người.
Bước 2: Tránh nơi nhiều gió, không để người bệnh trong điều hòa, quạt ẩm. Nên ngâm tay và chân người bệnh vào nước ấm.
Bước 3: Đỡ người bệnh kê cao nửa người trên giường hoặc ngồi dậy giúp người bệnh dễ thở hơn. Không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh khi người bệnh đang lên cơn hen sẽ càng khiến nặng ngực, tức ngực và khó thở hơn.
Bước 4: Dùng các loại thuốc trị hen phế quản như thuốc dạng xịt để xịt và hạn chế cơn hen. Đối với người bị hen luôn để các thuốc dạng xịt, sơ cứu khẩn cấp bên người.
Bước 5: Sau khi xịt khoảng 1,2 lần người bệnh hen phế quản mức độ nhẹ sẽ dần khôi phục và hoạt động trở lại sau 2 giờ. Nếu thấy người bệnh vẫn khó thở, nặng ngực cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc gọi xe cấp cứu để được trợ giúp kịp thời.
2. Cách kiểm soát hen phế quản tại nhà
Ngoài các cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn. Một số cách kiểm soát hen suyễn sau đây giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh tốt, giúp làm dịu các triệu chứng.
2.1. Trà đen, trà xanh hay cà phê có caffeine
Caffeine trong trà đen hay trà xanh và cà phê giúp làm dịu triệu chứng cơn hen suyễn dạng nhẹ bên cạnh việc sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn.
Các loại caffeine này hoạt động tương tự như thuốc trị hen với tác dụng mở rộng đường thở, ống khí quản để cải thiện chức năng thở của người bệnh hen suyễn lên tới 4 giờ. Vì thế, nếu người bệnh không có bình xịt trị hen phế quản bạn có thể sử dụng các phương pháp này để thay thế giúp mang lại hiệu quả nhanh và an toàn.
2.2. Dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp là một trong những cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn được nhiều người lựa chọn hiện nay. Việc hít dầu khuynh diệp có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh cũng như các vấn đề về hô hấp hen suyễn hay viêm phế quản.
Thực hiện tại nhà cho người bệnh bằng cách đổ dầu vào máy xông hơi giúp lượng dầu khuếch tán đều xung quanh. Người bệnh chỉ cần hít thở thật sâu để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Ngoài tinh dầu khuynh diệp bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu húng quế, oải hương cũng mang lại những tác dụng bất ngờ.
2.3. Dầu mù tạt
Để sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn tại nhà, bạn có thể sử dụng dầu mù tạt để cải thiện chức năng phổi, làm dịu các cơn hen. Bạn có thể massage hỗn hợp dầu mù tạt ấm và muối lên ngực nhiều lần trong ngày cho đến khi triệu chứng tan biến.
2.4. Ngồi thẳng lưng và hít thở sâu
Việc ngồi thẳng lưng một cách thoải mái giúp mở rộng ống khí quản, giúp người bệnh phế quản có thể hít được nhiều không khí hơn. Hít thở sâu cũng là cách giúp ngăn ngừa tình trạng thở gấp, khó khăn khi hít thở.
Trên đây là một số biện pháp giúp sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn để hạn chế việc bệnh trở nặng, giúp làm dịu triệu chứng bệnh. Hãy luôn nắm cho mình những kiến thức này khi bản thân hoặc người thân bị bệnh hen suyễn.
Virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước và lây nhiễm qua nước không? Virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước bao lâu và liệu có khả năng lây nhiễm cho con người trong môi trường này hay không? Dường như virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước một vài ngày, và thậm chí một vài tuần. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lượng virus này đủ lớn để khiến chúng ta mắc bệnh. Liệu...