Đệ tử giúp Lý Tiểu Long sáng lập món võ lợi hại là ai?
Triệt quyền đạo thực tế ra đời với sự giúp đỡ của một học trò đặc biệt nhất của Lý Tiểu Long.
Trong các bộ phim võ thuật của Lý Tiểu Long xuất hiện không ít những ngôi sao võ thuật tên tuổi của Hollywood và thế giới. Phần lớn họ đều thủ vai phản diện và đối đầu với huyền thoại họ Lý. Loạt bài Lý Tiểu Long và những đối thủ “không đội trời chung” sẽ lần lượt giới thiệu đến độc giả các nhân vật mang nhiều duyên nợ cả trên phim và ngoài đời.
Tình thầy trò và tri kỷ
Võ sư người Philippines – Dan Inosanto xuất hiện trong sự nghiệp huyền thoại Lý Tiểu Long với cả ba cương vị: người bạn, người thầy và người học trò.
Cả hai nên thân sau một lần gặp gỡ.
Hai người đầu gặp gỡ tại một triển lãm võ thuật và nhanh chóng trở nên thân thiết. Mặc dù vậy, Inosanto không hề khuyến khích Lý theo sự nghiệp điện ảnh, tuy vậy ông vẫn luôn bên cạnh ủng hộ và động viên người bạn thân trong lĩnh vực võ thuật.
Inosanto là một trong những người học trò đầu tiên và cũng là người tri kỷ lâu nhất của Lý Tiểu Long. Ông từng là học trò của Ed Parker, và kế đến là Lý Tiểu Long.
Trong khi huyền thoại họ Lý truyền dạy những kiến thức về võ thuật Á Đông thì Inosanto truyền dạy cho Lý Tiểu Long rất nhiều thứ, bao gồm Pencak Silat và sử dụng vũ khí.
Cả hai chia sẻ cho nhau những bí quyết võ nghệ.
Võ sư 80 từng tiết lộ ông c hia sẻ các kỹ năng cơ bảm và những bài tập giúp Lý Tiểu Long thuần thục trong cách sử dụng vũ khí. Trong khi Lý Tiểu Long không mấy quan tâm đến võ gậy Eskrima, ông lại cực kì yêu thích kĩ thuật côn nhị khúc mà Inosanto giới thiệu
Lý Tiểu Long từng thừa nhận Inosanto là người dạy ông kỹ thuật đoản côn và một phần kỹ thuật côn nhị khúc (Nunchaku). Sau khi Lý Tiểu Long mất, Inosanto cũng tiết lộ, dù côn nhị khúc là kĩ năng võ thuật cuối cùng mà Lý Tiểu Long luyện tập, nhưng Lý Tiểu Long đã nắm vững như thể đã luyện tập cả đời.
“Dù luyện tập không lâu, nhưng cậu ấy (Lý Tiểu Long) sử dụng côn nhị khúc như một người đã luyện tập từ nhỏ”, Isanto tâm sự.
Côn nhị khúc được hai thầy trò sử dụng trên phim.
Nhiều tài liệu cho rằng Lý Tiểu Long không hề luyện tập côn nhị khúc cho đến sau tuổi 30 (1970 trở đi).
Lý Tiểu Long lần đầu tiên đưa côn nhị khúc lên màn ảnh vào năm 1972 – thời kì hoàng kim của ông với những bộ phim nổi tiếng nhất – và cũng chính là những bộ phim cuối mà huyền thoại võ thuật đã để lại trước khi mãi mãi ra đi vào năm 1973.
Cùng sáng tạo võ thuật và đến với điện ảnh
Thành tựu quan trọng nhất trong cuộc đời Dan Inosanto đó là cùng Lý Tiểu Long sáng lập nên khái niệm Triệt quyền đạo. Cả hai cùng hoàn thiện những yếu tố cuối cùng, và đặt ra cái tên Triệt quyền đạo.
Họ cùng sáng tạo nên Triệt quyền đạo.
Đa số người hâm mộ cho rằng Triệt quyền đạo do Lý Tiểu Long một mình sáng lập. Tuy nhiên, sự thật rằng Dan Inosanto đã đóng góp một phần công sức không nhỏ trong việc giúp Lý Tiểu Long hoàn thiện kiến thức cũng như nhận thức võ thuật, định hướng phong cách phù hợp nhất và từ đó tạo nên Triệt quyền đạo.
Sau này, con trai Lý Quốc Hào của Lý Tiểu Long cũng trở thành học trò của Inosanto. Dan Inosanto cũng là người đặt nền móng, cũng như huấn luyện cho những nhân vật chủ chốt đầu tiên của câu lạc bộ võ thuật tổng hợp Dog Brothers nổi tiếng tại California,Mỹ.
Video đang HOT
Hai thầy trò giao đấu trong Tử vong du hý.
Trong bộ phim Tử vong du hí/Tower of Death hay Game of Death 2 sản xuất năm 1978, hai thầy trò đã có một trận giao đấu ngoạn mục khi giữa cựu nhà vô địch võ thuật Hai Tien (Lý Tiểu Long) với Pascale, một võ sĩ người Philippines.
Đáng tiếc, khi bộ phim ra mắt vào năm 1978, cảnh đấu tay đôi ngoạn mục và độc đáo bằng côn nhị khúc (song tiết côn) của hai thầy trò không hiểu vì lý do gì đã bị cắt. Cùng thưởng thức màn giao đấu hết sức độc đáo chưa từng có trong lịch sử phim võ thuật lúc bấy giờ này.
Ngoài ra, Inosanto còn tham gia một vai diễn nhỏ trong phần đầu của Tử vong du hý (1972) với vai tên lính gác tầng 3 của tháp tử vong.
Sự nghiệp diễn xuất của Inosanto còn gắn liền với nhiều bộ phim hành động khác như đóng thế trong The Green Hornet (1966) của Lý Tiểu Long, sát thủ người Nhật trong The Killer Elite (1975), võ sĩ người Philippines trong The Chinese Stuntman (1981), Out for Justice (1981), Big Stan (2007) và Redbelt (2008).
Hai người bạn tri kỷ.
Võ sư lão làng cũng góp mặt trong hàng loạt bộ phim tài liệu liên quan đến võ thuật cũng như người bạn tri kỷ kiêm sư phụ của ông như Cuộc đời và huyền thoại của Lý Tiểu Long (1973), Lý Tiểu Long, huyền thoại (1977), Con đường rồng (1998), Lý Tiểu Long: Hành trình của chiến binh (2000), Lý Tiểu Long: Rồng bất tử (2002) hay mới đây nhất là phim Tôi là Lý Tiểu Long (2012).
Trọn đời với võ thuật
Dan Inosanto sinh năm 1936 tại Mỹ. Trưởng thành trong gia đình võ thuật mang cả hai dòng máu Philippine – Mỹ, Inosanto kế thừa những tinh hoa chiến đấu của người Java Đông Nam Á lẫn tư duy kỹ thuật hiện đại của phương Tây.
Dan Inosato thời trẻ trong “Tử vong du hý”
Mùa hè năm 1946 khi mới 10 tuổi, Isanto bắt đầu tập luyện võ thuật với các môn Okinawa karate, Judo và Jiu-Jitsu từ chính người bác của mình.
Cho đến nay, Inosanto mang đai đen môn Jiu Jitsu Brazin, thông thạo và trở thành thầy dạy nhiều môn võ như Triệt quyền đạo, Shoot wrestling, mang đai đen ở nhiều bộ môn như Jiu Jitsu Brazin, Kungfu, võ gậy Eskrima, Muay Thái, Võ thuật cổ truyền Philipine, côn nhị khúc, Pencak Silat, MMA, Karate và Judo.
Võ sư sở hữu đai đen ở nhiều môn võ
Ông cũng là người có công truyền bá võ thuật cổ truyền Philippines, giới thiệu những bộ môn võ còn bí ẩn của vùng Đông Nam Á đến với thế giới như Silat vốn nổi tiếng tại các quốc gia như Indonesia, Malaysia và Philippines.
Ở tuổi 79, Dan Inosanto vẫn miệt mài tập luyện và giảng dạy võ thuật. Ông được đánh giá là một trong những võ sư gốc Á thông thạo nhiều kiến thức võ thuật nhất.
Inosanto trong học viện võ thuật mang tên ông.
Bản thân Inosanto hiện là người đứng đầu Học viện võ thuật Inosanto tại Marina del Rey, California. Ông từng giảng dạy cho nhiều võ sĩ nổi tiếng, bao gồm cả huyền thoại sống của làng MMA Anderson.
Trong số ba người thành lập nên Dog Brothers (một trong những tổ chức võ thuật thực chiến hàng đầu tại Mỹ) có hai thành viên là “đệ tử ruột” do đích thân Inosanto truyền dạy từng đòn gậy đầu tiên.
Ngoài ra không thể không nhắc đến cô con gái rượu của ông – Diana Lee Inosanto, một nữ diễn viên, người đóng thế khiêm nhà sản xuất phim và viết kịch bản. Cô chính là một trong những học trò nổi bật của võ sư gốc Philippines.
Bên cạnh đó, chồng của Diana là Ron Baliki cũng là một học trò tên tuổi của bố vợ lừng danh. Anh cũng là một diễn viên đóng thế kiêm nhà sản xuất phim.
Theo Danviet
Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt, Thành Long ai xứng đáng "vua kungfu"?
Trong ba ngôi sao võ thuật nói trên, ai mới xứng đáng là "vua kungfu" trong lòng người hâm mộ?
Trên trang QQ của Trung Quốc mới đây đặt vấn đề "Ai xứng đáng vua kungfu" trong số ba ngôi sao võ thuật tên tuổi, gồm Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt và Thành Long. Bài viết của trang này lần lượt so sánh đặc điểm võ thuật trong các bộ phim của cả 3 ngôi sao điện ảnh này.
Theo đó, cả ba đều được những người am hiểu đánh giá cao và dành nhiều lời ngợi khen. Họ đều từng đánh bại những đối thủ tưởng chừng bất khả chiến bại, thế nhưng bấy nhiêu gần như chưa đủ để nói về ba nhân vật này. Xét ở một khía cạnh nào đó, mỗi người trong số họ đều có những điểm mạnh riêng.
Lý Tiểu Long
Nói đến Lý Tiểu Long, QQ nhắc lại thời trẻ của ông ở Mỹ từng làm qua nhiều công việc như dạy khiêu vũ, làm phục vụ và mở Võ đường Chấn Phan quốc thuật với số người biết đến đếm trên đầu ngón tay.
Trong thời gian 6 tháng nằm giường dưỡng thương với bao thất vọng giúp những bộ phim điện ảnh của Lý Tiểu Long sau này hướng về nguồn cội. Tháng ngày ấp ủ nỗi ưu tư giúp Lý hiểu bản thân, nâng cao kỹ thuật võ công siêu phàm.
Có thể nhận thấy võ thuật của "con rồng nhỏ họ Lý" chính là học hỏi phương Tây để thu phục chính phương Tây. Điển hình với Tinh võ môn ông sử dụng judo Nhật Bản để chế ngự các võ sĩ Nhật; trong Đường Sơn đại huynh lại lấy Muay Thái đánh lại các thế lực hắc ám của người Thái; còn trong Mãnh long quá giang đã sử dụng thế di chuyển trong quyền anh của phương Tây để tấn công võ sư Chuck Norris trên màn ảnh.
Nhắc đến Tinh võ môn, người hâm mộ liền nghĩ ngay đến hai ngôi sao võ thuật thuộc hai thế hệ khác nhau là Lý Tiểu Long và Lý Liên Kiệt, bởi cả hai từng góp mặt trong hai phiên bản bộ phim cùng tên, thế nhưng những giá trị văn hóa mà họ truyền tải trong bộ phim lại hoàn toàn khác nhau.
Trần Chân của Lý Tiểu Long.
Tinh võ môn (1972) phiên bản của Lý Tiểu Long chính là đề cập đến người nghĩa hiệp .
Lý Liên Kiệt
Trần Chân của Lý Liên Kiệt.
22 năm sau trong phiên bản Tinh võ môn (1994) của Lý Liên Kiệt hoàn toàn cắt bỏ phân cảnh trên. Trần Chân được xây dựng thành một võ hiệp gần gũi với tinh thần truyền thống, một Trần Chân lạnh lùng, bao dung và rất biết tôn trọng đối phương.
Phiên bản của Liên Kiệt vừa thể hiện là một người yêu nước mà còn đi sâu tìm hiểu những khó khăn của một võ hiệp phải đối mặt trong tình hình thời đại đương thời.
Mặc trang phục nam sinh Nhật và có bạn gái người Nhật.
Trần Chân đi giày da, mặc trang phục nam sinh Nhật Bản, có một cô bạn gái người Nhật Mitsuko Yamada (Shinobu Nakayama) cùng một người thầy đến từ xứ Phù Tang.
Khí chất "nghĩa hiệp" của Trần Chân trong phim hướng nội, trái ngược với bản thân Lý Liên Kiệt ngoài đời. Ngay trong đoạn đối thoại giữa Trần Chân với Funakochi đã thể hiện rõ ràng: "Tinh thần võ thuật của người Trung Quốc chính là ở nội tâm bên trong" chứ không phải hạ gục đối phương, đó mới chính là cảnh giới cao nhất trong luyện tập võ công.
Ngoài ra cái kết của cả hai phiên bản cũng không hề giống nhau. Trong khi cảnh phim khiến khán giả cảm động nhất trong phiên bản của Lý Tiểu Long chính là hình ảnh một Trần Chân không tin bất kỳ người Nhật nào.
Trần Chân hồ nghi người Nhật.
Ông dồn nén sự tức giận khi thăm dò cảnh sát trưởng người Trung Quốc: "Tôi ít học nhưng ông đừng có lừa tôi. Chẳng phải Trần Chân tôi vừa đi khỏi thì tinh võ quán lập tức gặp khó khăn". Cuối cùng cái chết của Trần Chân như khúc bi ca của một người hùng vì hiệp nghĩa.
Một Trần Chân trí tuệ và khiêm nhường.
Tuy vậy, một Trần Chân trí tuệ hơn người đã biết sử dụng kẻ phản bội thay mình đi vào chỗ chết, bản thân ông bí mật rời khỏi Thượng Hải.
Tính triết học bao dung và khiêm nhường nhã nhặn này về sau còn được thể hiện trong nhiều bộ phim của Lý Liên Kiệt.
Thành Long
Thành Long lại khác hẳn so với hai ngôi sao võ thuật họ Lý nói trên. Phần lớn các nhân vật của ông đều không phải những anh hùng tinh anh, có đẳng cấp cao như Lý Tiểu Long hay Lý Liên Kiệt.
Thành Long trong Túy quyền.
Thay vào đó là hình tượng những thân phận nhỏ bé qua thời gian luyện rèn, trưởng thành những anh hùng bình dân áo vải hết sức gần gũi và đời thường. Cụ thể trong Túy quyền, nhân vật Hoàng Phi Hồng là một anh chàng "trẻ trâu" suốt ngày cười đùa cợt nhả với thái độ tưng tửng, miệng liên tục "nổ" và nghịch ngợm tung trời.
Hay như trong bộ phim Chàng trai tốt bụng (1997), niềm tự hào của nhân vật do Thành Long thể hiện chính là việc được lên truyền hình nấu ăn.
Trong Kế hoạch Baby.
Còn trong phim Kế hoạch baby (2006), nhân vật Nhân Tử Toàn (Thành Long) bất trị hết thuốc chữa lại là một gã nát cờ bạc.
Vì vậy trên màn bạc người xem thường xuyên bắt gặp hình ảnh Thành Long trốn chạy trong rừng rú đồng hoang một cách đầy hài hước, hoặc thất thểu, nhếch nhác bước đi nhưng vẫn gây cười. Sau đó hễ ra đòn, Thành Long thường vung tay thể hiện sự đau đớn vì bị dính đón.
Dùng mọi đạo cụ làm vũ khí.
Trong lúc giao đấu, nhân vật của Thành Long thường không cố định sử dụng một loại vũ khí nào mà thường tùy cơ ứng biến, thuận tay vớ được công cụ gì liền sử dụng làm công cụ tấn công, vừa tạo hiệu quả gây cười, đồng thời là công cụ cho giao đấu hết sức phù hợp và thuận tiện.
Cũng có nhiều khi tạo hình những nhân vật nhỏ bé, đời thường của Thành Long chỉ muốn tránh xa những phiền phức, rắc rối. Ví dụ như nhân vật Mã Như Long trong Kế hoạch A, một anh chàng không nuôi tham vọng thành công, thay vào đó Mã hài lòng với công việc của một cảnh sát bảo vệ sự bình yên cho dân thường.
Chỉ mong làm một cảnh sát bình thường.
Chỉ đến khi bị "sờ gáy" đến từ nhiều tình huống khó khăn khiến tính thiện trong anh bộc phát, từ đó trải qua hàng loạt những cuộc đấu tranh cam go và dũng cảm, dần dần nhân vật của anh trở thành một "Anh hùng" đích thực.
Có thể nhận thấy trong nhiều bộ phim của Thành Long như Khu đèn đỏ, Tôi là ai (1998), Câu chuyện cảnh sát 4..., các nhân vật của anh phải đối đầu với nhiều thử thách mạo hiểm như phi thân từ tòa nhà bên này sang ban công chung cư đối diện, trượt kênh cửa kính của tòa nhà cao tầng xuống phía dưới, nhảy xuống sông băng và đối đầu với bầy cá mập hung dữ...
Trải qua nhiều thử thách mạo hiểm.
Khán giả đều cảm thấy sự gần gũi khi nhận ra một phần con người mình vừa nhỏ bé, bình dân trong nhân vật của Thành Long nhưng không ngừng vượt qua chính mình, vượt qua mọi giới hạn.
Theo Danviet
Lý Tiểu Long được fan MMA tôn sùng sau cảnh phim này Ngoài ra "huyền thoại" họ Lý còn được coi là cha đẻ của bộ môn MMA hiện đại nhờ những chi tiết trong cách ra đòn của ông. Video dưới đây là trận đối đầu giữa Lý Tiểu Long và Hồng Kim Bảo ở phần mở đầu trong bộ phim hành động Long tranh hổ đấu/Enter the Dragon (1973), bộ phim cuối cùng...