Đẻ trước cho chắc
Sau loạt bài Quyết định 588 – TTg về tăng trách nhiệm đóng góp xã hội và cộng đồng đối với cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn muộn, chúng tôi nhận được nhiều bài viết phản hồi của bạn đọc về vấn đề này. Xin chia sẻ cùng quý độc giả.
1.Thằng Tèo con bà Lượm bán cháo lòng ở khu chợ ngoại ô thành phố. Cạnh quán cháo lòng là quán cơm bình dân của bà Toan. Bà Toan có cô con gái là con Tý bằng tuổi thằng Tèo. Tèo và Tý học cùng trường, nhưng đến năm lớp Chín thì bỏ học, ở nhà giúp mẹ bán quán.
Kiến thức chín năm phổ thông vốn lõm bõm, đã nhanh chóng bay sạch nhường chỗ cho các kiểu kiến thức chợ búa. Ngày ngày, chúng giúp mẹ bán hàng, bưng bê, rửa bát đũa… Những lúc rỗi, chúng hóng chuyện mấy bà hàng tôm hàng cá, toàn chuyện người lớn.
Một hôm, khi đã hết hàng, hai bà mẹ về trước, còn hai đứa nhóc dọn dẹp bàn ghế rồi đóng cửa quán, thì trời mưa nên phải trú lại trong lều chợ. Trời tối, ngồi sát bên nhau, hai cơ thể trẻ chưa đầy 17 tuổi đang dậy thì hừng hực, bỗng dưng nổi cơn thèm muốn, mặc dù, chúng vẫn chưa hiểu biết cái sự thèm muốn ấy trong cơ thể mình. Bởi lẽ, khác với đám trẻ cùng lứa, cuộc sống hai đứa ngoài những câu chuyện thô tục của các bà, các cô trong chợ, thì cả hai sách không thèm đọc, ti vi chả bao giờ xem.
“Tao với mày… làm vợ chồng đi”- Tèo gạ gẫm.
“Làm vợ chồng là sao? Là lấy nhau á?”.
“Thì lấy nhau, nhưng tao nói chuyện vợ chồng là chuyện… giống cô Thu bán cá kể ấy, mày không thấy thích à?”.
“Thích, nhưng mày có biết làm giống chồng cô Thu không?”.
“Biết chứ… tao làm cho mày xem nhé!”.
Và để thể hiện bản lĩnh, Tèo đè ngửa Tý ra. Tý thoạt đầu sợ hãi nhưng cái thích thú còn mạnh hơn, rốt cuộc cô bé cũng hưởng ứng. Hai đứa nhóc hì hục làm chuyện người lớn đến khuya.
Từ hôm đó hai đứa như nghiện nhau, tối nào cũng kiếm cớ ở lại. Hôm thì bên lều tiết canh cháo lòng, hôm thì lều cơm bình dân, và làm chuyện người lớn với nhau.
Vài tháng sau Tý có chửa. Nó nôn mửa rồi ăn dở và bà Toan phát hiện ngay. Bà kể với chồng là ông Tới. Ông Tới nổi cơn thịnh nộ mở cuộc điều tra và phát hiện thủ phạm là thằng con hàng xóm nhà mình. Ông uất ức đánh cho Tý một trận thừa sống thiếu chết rồi bắt nạo. Bà Toan thương con, bảo tý tuổi đầu đã nạo thì sau này khó sinh con, ảnh hưởng sức khỏe… Rồi bà đề nghị sang nói chuyện với bà Lượm.
Bà Lượm hỏi thằng Tèo thì thằng Tèo nhận ngay. Bà Lượm chửi loạn lên, rồi bảo ông bà Tới hay làm đám cưới cho hai đứa. Ông Tới bảo, chúng chưa đủ tuổi kết hôn. Bà Lượm bảo, hay cứ kệ chúng nó, cứ để con Tý chửa đến lúc đẻ đủ tuổi là vừa.
Quyết định 588 của Thủ tướng khuyến khích sinh con trước tuổi 35. Ảnh minh họa
Gần năm sau con Tý sinh con, một bé trai bụ bẫm, và Tý với Tèo cũng vừa tròn 18, đủ tuổi kết hôn. Hai bên tổ chức đám cưới và Tý chuyển sang nhà bà Lượm ở với Tèo. Vốn trẻ con được ăn vụng thì thích, giờ về ở với nhau thì trở nên nhàm chán. Cả Tý và Tèo đều không công ăn việc làm, bà Lượm phải nuôi cả con lẫn cháu trong khi buôn bán ế ẩm, thế là căng thẳng. Hết mẹ chửi con cái lại đến hai vợ chồng chửi nhau, đánh nhau. Nhiều lần Tý phải ôm con về nhà, nhưng lại bị ông Tới đuổi quay về nhà chồng.
Khi đứa bé được ba tuổi thì tình hình đã rất bi đát. Tý quyết định gửi con lại cho bà nội rồi trốn ra Đồ Sơn tìm việc làm, còn làm gì thì có giời biết. Tèo cũng bỏ nhà vào miền trung làm thuê cho dân đào vàng…
Một ngày đẹp trời, ông Tới phấn khởi sang nhà bà Lượm, bảo biết thằng Tèo con Tý ở đâu thì gọi nó về ngay. Cơ hội đổi đời cho chúng nó đây rồi. Bà Lượm kinh ngạc, hỏi có chuyện gì, cơ hội gì mà đổi đời?
“Đây, chỉ thị của Thủ tướng, chương trình trẻ hóa dân số nhé! Bà xem đi, chúng nó nứt mắt ra đã đẻ thế là quá hay rồi. Giờ gọi ngay chúng nó về, khẩn trương đẻ thêm. Thằng cu này ba tuổi rồi phải không? Đẻ gấp đứa nữa và cứ ở nhà… Không phải đi đâu cả! Nhiều ưu đãi lắm, nhà nước lo!”.
Bà Lượm mừng cuống, tìm điện thoại gọi ngay cho con trai và con dâu. Cuối tháng Tý và Tèo về. Cả hai thắc mắc hỏi có chuyện gì, bà Lượm bảo: “Cứ đẻ đi, đẻ cho chắc, sẽ có nhà nước lo”.
Tương lai đất nước có phụ thuộc vào việc lớp trẻ kết hôn và đẻ sớm hay muộn? Ảnh minh họa
2. Chuyện vợ chồng thằng Tý con Tèo đang nheo nhóc bỗng dưng đổi đời loan ra khắp xóm. Trong xóm có ông giáo sư về hưu tên Thức, vốn lịch lãm và tao nhã, thường coi thành phần như bà Lượm, ông Tới, bà Toan không ra gì. Lần này nghe chuyện gia đình họ, ông chạnh lòng gọi điện cho thằng con trai là Thành đang làm luận án tiến sĩ bên Singapore.
Video đang HOT
“Khẩn trương về nước. Cưới vợ và đẻ con ngay cho bố!”.
“Con còn đang làm luận án, hơn năm nữa mới xong, mà khi có bằng cấp rồi cũng phải có việc làm kinh tế ổn định con mới cưới vợ”- Thành trả lời cha.
“Hết đại học rồi sau đại học, rồi thạc sĩ, tiến sĩ, rồi còn phải có sự nghiệp nữa… Lúc ấy thì muộn rồi con ạ! Mày biết nhà nước giờ ưu tiên đẻ sớm, kết hôn sớm, và những ưu tiên đó… Chà chà… Rất nhiều thứ nhé! Về ngay, cưới và đẻ cho chắc, học sau, sự nghiệp sau”.
“Nhưng con đang làm dở luận án không về được”.
“Dở cũng vứt đấy! Về cưới vợ đẻ đã! Tao cả đời trí thức nên hiểu, cơ hội như này đừng bỏ lỡ”.
“Không! Con học hành xong sẽ về và như vậy sẽ đóng góp cho xã hội nhiều hơn”.
“Đóng góp gì cũng không bằng đẻ sớm. Hoặc phải về ngay, cưới vợ ngay, hoặc đừng gọi tao là bố nữa, hiểu chưa!”, Ông Thức tức tối dập máy.
3. Một nhà khác trong xóm, vợ chồng ông Long, bà Loan đã ngoài ngũ tuần, đàn con sáu đứa cũng đã trưởng thành. Thấy tình hình Quyết định 588 rộn ràng, ông nhìn bà tiếc rẻ.
“Tôi với bà, năm 35 tuổi đã đủ một đàn sáu đứa rồi, hồi ấy thì chả ai kêu gọi hay hỗ trợ gì”.
“Mình thích thì mình đẻ. Cần gì phải hỗ trợ”.
Nhưng có hỗ trợ vẫn hơn chứ. Giờ thì nhiều đứa chưa muốn cưới, chưa muốn đẻ cũng tranh thủ cưới để đẻ ngay. Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc lớp trẻ kết hôn và đẻ sớm hay muộn đấy. Này, nếu thế tôi với bà phải được truy nhận huân chương mới phải.
“Huân chương con khỉ! Giờ đã chật nhung nhúc ra rồi, tương lai chắc giẫm lên nhau mà đi”.
“Bà chả hiểu gì. Thủ tướng ban quyết định rất chi tiết, vùng dân đông thì tỷ lệ là hai chấm, còn chỗ vắng thì được phép hai chấm hai… Như vậy, tương lai đất nước sẽ đông nhung nhúc một cách đồng đều. À, vợ chồng thằng Cường ở Mèo Vạc mới có hai đứa, chỗ nó được ưu tiên đẻ ba hoặc bốn đấy, gọi ngay cho nó, bảo đẻ luôn cho chắc…”
4. Cuối xóm có căn hộ của nhà thơ nữ Thu Giang, nàng dành cả tuổi trẻ cặm cụi học hành, rồi đi làm báo, viết văn chương thơ phú. Người ta bảo loài ong dâng mật cho đời thì nhà thơ, nhà văn dâng tác phẩm. Mải dâng mật cho đời mà nhiều mối tình đã qua nhưng chưa mối tình nào đọng lại, giờ hơn 30 tuổi chưa lập gia đình, chưa có con, lại đúng lúc những điều đó gần như là “phạm tội” với đất nước, nàng bỗng thấy bàng hoàng.
Nàng nên làm thế nào đây hả ông giời?
Người La Mã đã phát minh ra phương pháp tái chế từ 2.000 năm trước
Các cuộc khai quật đã cho thấy rác để ở bên ngoài tường thành không phải để chôn lấp mà đã được thu gom, phân loại và bán.
Phục dựng quảng trường buôn bán, phỏng theo cuốn sách "Những ngôi nhà và di tích của Pompeii" của Fausto và Felice Niccolini, 1854-96.
Người La Mã là những kỹ sư tài ba, họ phát minh ra cách làm hệ thống sưởi dưới sàn, cống và sử dụng bê tông làm vật liệu xây dựng. Giờ đây chúng ta còn biết họ cũng là bậc thầy trong việc tái chế rác.
Pompeii là thành phố bị chôn vùi dưới lớp tro bụi của núi lửa Vesuvius khi núi lửa này phun trào vào năm 79 sau Công nguyên. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ở đây những đống rác khổng lồ bên ngoài tường thành chính là nơi phân loại để tái sử dụng rác.
Giáo sư Allison Emmerson, một nhà nghiên cứu người Mỹ đã tham gia vào nhóm công tác khảo sát Pompeii, cho biết rác được chất đống dọc theo hầu hết các bức tường thành phía Bắc thành phố và ở nhiều nơi khác nữa. Một số đống rác cao đến vài mét và gồm rác nhựa và mảnh gốm. Những thứ này có thể tái sử dụng để làm vật liệu xây dựng.
Trước đây người ta cho rằng những đống ụ này hình thành khi thành phố bị động đất vào khoảng 17 năm trước thảm họa núi lửa. Vào giữa thế kỷ XX, người dân ở đây đã dọn dẹp gần hết các đống ụ này nhưng vẫn còn một số đống mới tiếp tục được tìm thấy.
Phân tích khoa học hiện nay đã phát hiện ra một phần rác từ thành phố đã được chuyển ra ngoại thành giống như các bãi chôn lấp rác hiện đại ngày nay, sau đó những thứ có thể dùng làm vật liệu đã được chuyển trở lại thành phố để làm vật liệu xây dựng, ví dụ như làm nền nhà.
Cùng với các đồng nghiệp, giáo sư Emmerson đã tìm hiểu được cách người Pompeii xây dựng thành phố cổ xưa này. Bà cho biết một phần của thành phố được xây từ rác, "những đống ụ bên ngoài các bức tường không phải được tập hợp ở đó để vứt bỏ mà được thu gom và phân loại rồi việc mua bán những phế liệu này diễn ra bên trong các bức tường thành".
Vùng ngoại thành Porta Ercolano bên ngoài tường thành phía Bắc của Pompeii. Khi khai khuật khu vực này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những mảnh rác cổ chất ở trong và xung quanh các lăng mộ, nhà ở và cửa hàng.
Pompeii vốn là một thành phố của những biệt thự xinh đẹp và những tòa nhà công vụ, những quảng trường, cửa hàng nghệ thuật, quán rượu, nhà tắm công cộng và nhà thổ. Ngoài ra, thành phố còn có một đấu trường có sức chứa lên đến 20.000 khán giả.
Khi tro bụi núi lửa Vesuvius tràn xuống, thành phố chìm trong bóng tối và ít nhất 2.000 người đã chết. Năm 1748, một nhóm thám hiểm đã phát hiện ra thành phố này được bảo quản gần như nguyên vẹn dưới một lớp dày của tro và đá bọt núi lửa. Thậm chí về sau các nhà khảo cổ học còn tìm được cả một ổ bánh mì cũng được bảo quản nguyên vẹn.
Ngày nay Pompeii là một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Mỗi năm nơi đây thu hút khoảng 2,5 triệu lượt khách đến thăm quan.
Giáo sư Emmerson và các đồng nghiệp đã dùng các mẫu đất để lần ra đường vận chuyển rác trong thành phố. Đất mà nhóm đào được có đặc điểm khác nhau tùy theo rác được thải ra ở chỗ nào. Rác vứt ở những nơi như nhà vệ sinh thì để lại một khu vực đất hữu cơ màu mỡ. Ngược lại, rác tích tụ trên phố hoặc các đống thu gom bên ngoài thành phố theo thời gian dần dần để lại đất nhiều cát hơn.
Sự khác biệt trong đất cho thấy rác thải ra ngay tại nơi nó được tìm thấy hay được thu gom từ nơi khác đến để tái sử dụng và tái chế. Ví dụ một số bức tường được xây bằng vật liệu tái sử dụng như các mảnh ngói và mảnh vò nước, thậm chí cả những cục vữa và thạch cao cũ. Hầu hết các bức tường này được trát bên ngoài bằng vữa nên không ai nhìn thấy bên trong gồm nhiều phế liệu khác nhau.
Các nhà nghiên cứu cho rằng động đất đã khiến cho những đồ vật này bị hỏng, vỡ, ngoài ra có cả gạch vụn và người La Mã đã tận dụng những phế liệu này. Thành phố Pompeii còn được phát triển mở rộng ra ngoài tường thành, vì thế không thể nói rằng những vùng ngoại thành này chỉ được dùng làm bãi chứa rác.
Các phương pháp hiện đại quản lý rác thải ngày nay tập trung vào việc đưa rác ra khỏi cuộc sống hàng ngày chứ không quan tâm điều gì sẽ xảy ra với số rác đó, miễn sao nó được đem đi khỏi. Nhưng chính ở Pompeii, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cách làm hoàn toàn khác. Đó là rác được thu gom và phân loại để tái sử dụng.
Một bức họa mô tả công việc chia bánh mỳ trước hiên nhà ở Pompeii.
Giáo sư Emmerson nói rằng "người Pompeii sống gần với rác thải của họ hơn so với giới hạn mà ngày nay chúng ta chấp nhận được, không phải vì thành phố của họ thiếu cơ sở hạ tầng và họ không quan tâm đến việc quản lý rác, mà vì hệ thống quản lý đô thị của họ đã được tổ chức theo những nguyên tắc khác cách làm của chúng ta. Điều này có liên quan đến khủng hoảng rác trong thời hiện đại ngày nay. Các nước quản lý rác hiệu quả nhất đã áp dụng một dạng mô hình cổ đại, ưu tiên phân loại rác để tái sử dụng hơn là chỉ đơn thuần đổ rác đi."
Phạm Hường
Biến dị di truyền ở hệ miễn dịch tác động đến bệnh nhân COVID-19 Biến dị di truyền ở hệ miễn dịch của con người có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng khi bị nhiễm SARS-CoV-2 - loại virus gây bệnh COVID-19. Theo nghiên cứu mới trên Tạp chí Virus học - một ấn phẩm của Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ, biến dị di truyền ở từng người có thể là lời giải...