Để trốn nghĩa vụ quân sự, thanh niên 24 tuổi đưa ra quyết định ‘táo bạo’ kết hôn với cụ bà khuyết tật 81 tuổi
Được biết, đám cưới đã diễn ra tại một ngôi làng ven sông và khi được hỏi thì cụ bà 81 tuổi đã khẳng định người chồng trẻ tuổi của mình là một người tốt.
Theo Dailymail mới đây đưa tin, cơ quan chính quyền Ukraine đang điều tra một người đàn ông 24 tuổi vì nghi ngờ kết hôn với người bác khuyết tật 81 tuổi của mình để trốn nghĩa vụ quân sự.
Cụ thể, Alexander Kondratyuk, 24 tuổi đã tuyên bố tình cảm mãnh liệt của mình với người họ hàng hơn anh 57 tuổi và phủ nhận chuyện anh kết hôn với bà vì nỗ lực trốn nghĩa vụ quân sự.
Nghĩa vụ quân sự ở Ukraine là bắt buộc, tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp ngoại lệ cho phép được miễn thực hiện nghĩa vụ, chẳng hạn như trong trường hợp đàn ông phải chăm sóc người vợ tàn tật và phải chứng minh được tình trạng hôn nhân bằng giấy tờ hợp lệ.
Được biết, đám cưới diễn ra tại ngôi làng Baykovka gần thành phố Vinnitsa ở phía tây trung tâm Ukraine. Ngôi làng nằm trên bờ của một trong những con sông dài nhất đất nước này.
Khi các phóng viên đặt câu hỏi về cuộc hôn nhân của cụ bà Zinaida Illarionovna, 81 tuổi với người họ hàng trẻ tuổi của mình, bà khẳng định Alexander Kondratyuk là một người chồng tốt và chăm sóc bà rất cẩn thận.
Tuy nhiên, hàng xóm của bà nói rằng họ chẳng bao giờ nhìn thấy người đàn ông này xuất hiện trong khu vực. Một người nói với truyền hình địa phương rằng, nhiều khả năng bà Illarionovna được các cháu hoặc chị gái đến thăm hơn là người đàn ông được cho là chồng bà.
Nhiều người cũng nói rằng bà Illarionovna sống một mình trong ngôi nhà ven sông và dấu hiệu duy nhất cho thấy cuộc hôn nhân của bà là giấy chứng nhận kết hôn mà anh Alexander mang ra để chứng minh.
Video đang HOT
Khi được gọi đi tập kết, bằng cách đưa ra bằng chứng về hôn nhân và giấy chứng nhận khuyết tật của bà Illarionovna, anh Alexander được phép trở về nhà và được miễn nghĩa vụ quân sự.
Bất chấp sự hoài nghi, Ủy viên Aleksandr Danilyuk, phụ trách Ủy ban Vinnitsa xác nhận rằng Alexander có quyền hoãn nghĩa vụ quân sự vì anh là người giám hộ cho một người khuyết tật.
Luật sư Roman Korchenyuk nói: “Nếu chứng minh được đây là một cuộc hôn nhân không hợp lệ và hai người này không sống chung với nhau, thì anh Alexander vẫn sẽ được gọi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
Các chuyên gia pháp lý nói rằng quân đội có thể triệu tập hàng xóm làm nhân chứng nếu có sự nghi ngờ về giấy tờ. Tuy nhiên, phía quan chức quân đội cho biết họ không quan tâm đến việc điều tra vấn đề này vì không có thời gian. Còn phía truyền thông xã hội trực tuyến đang lên tiếng chỉ trích về hành động của người đàn ông này.
Theo Helino
Dịch sởi bùng phát, New York ra lệnh cấm trẻ chưa tiêm chủng đến trường
Trong đợt dịch sởi tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ , New York đã thông qua một điều luật mới có hiệu lực vào tháng 6/2019: cấm trẻ em không tiêm chủng đi học.
Quy định này bắt nguồn từ sự bùng phát dịch sởi trong mùa hè vừa qua. Theo thống kê, từ tháng 10 năm 2018 đến nay, chỉ riêng ở thành phố New York đã có 654 trường hợp mắc sởi và 414 ca bệnh sởi ở các khu vực khác của tiểu bang.
Theo Trung Tâm Kiểm Soát và phòng chống dịch bệnh của Mỹ, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất. Cứ 20 trẻ bị nhiễm sởi sẽ có một bé biến chứng thành viêm phổi, và 1/1000 trẻ sẽ chết vì virus này. Các biến chứng khác của sởi bao gồm sưng não có thể dẫn đến điếc hoặc khuyết tật.
Vì vậy, điều luật cấm trẻ em không tiêm chủng đi học được ban hành. Cụ thể, theo ấn phẩm chính thức từ Sở Y tế New York, Văn phòng Dịch vụ Trẻ em và Gia đình thuộc Sở Giáo Dục của tiểu bang: "Cấm các trường học nhận bất kỳ học sinh nào vào trường, hoặc đang theo học tại trường không quá 14 ngày mà không cung cấp hồ sơ tiêm chủng đầy đủ phù hợp với lứa tuổi".
Hàng chục đến hàng trăm phụ huynh tụ tập trước cổng trường để biểu tình phản đối điều luật mới cấm trẻ em không tiêm chủng đi học ở New York.
Nói cách khác, nếu phụ huynh nào chưa tiêm chủng cho con mình đầy đủ thì có 14 ngày để cho trẻ đi tiêm bổ sung và cung cấp sổ tiêm chủng cho nhà trường, nếu không trẻ sẽ không được đi học. Bởi các quan chức y tế New York nói rằng có tới 26.217 trẻ em chưa được tiêm phòng trong các trường công lập, trường tư thục, trường học địa phương, trung tâm giữ trẻ, và các chương trình giáo dục mầm non đã được miễn trừ trong năm học 2017 - 2018.
Lý giải cho việc anti vắc xin của các ông bố bà mẹ, đại diện Sở Y tế New York cho biết: vì các thông tin sai lệch về vắc xin tràn lan khiến một bộ phận các cha mẹ chống lại việc tiêm chủng. Dù đã được tuyên truyền rất nhiều lần rằng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vắc xin là cách phòng bệnh tốt nhất và không gây ra các rối loạn như chứng tự kỷ, nhưng họ vẫn sợ hãi và định kiến: " Tiêm chủng miễn phí cung cấp cho trẻ sự bảo vệ tốt nhất khỏi các bệnh nghiêm trọng ở trẻ em và khoa học đã chứng minh rất rõ ràng rằng vắc xin là an toàn và hiệu quả".
Có phụ huynh còn kéo cả con mình vào cuộc biểu tình.
Sau thời hạn 14 ngày, quy định trẻ không tiêm chủng không được phép vào trường đã gây nên cuộc biểu tình của các phụ huynh để phản đối điều luật. Họ đã livestream, đăng lên mạng xã hội, thậm chí còn lôi kéo cả con tham gia vào cuộc phản đối.
Bà mẹ Paris Pappas (43 tuổi) nói rằng lệnh cấm khiến cha mẹ như rơi vào địa ngục. "Chúng tôi chỉ được nhìn những đứa trẻ khác đi học, và về căn bản, cuộc sống của tôi đã dừng lại", cô nói. Paris cũng cho biết thêm cô dự định lên kế hoạch học tại nhà cho 3 cô con gái 14, 12 và 6 tuổi của mình.
Tuy nhiên, hình ảnh được chia sẻ nhiều nhất là những đứa trẻ không được đến trường vì sự lựa chọn của cha mẹ. Bức ảnh chụp một cô bé đang cầm tấm bảng "I want to go to school" (Tạm dịch: Tôi muốn đi học) đã được bà mẹ JustJackie chia sẻ: "Bức ảnh nói lên tất cả. Đứa trẻ này không sợ hãi và không sợ bị lây bệnh. Giáo dục và tôn giáo là tự do, không phải là đặc quyền. Trẻ nói đúng".
"Tôi muốn đi học" là khẩu hiệu của các em học sinh muốn nói với nhà trường.
Hoặc tấm bảng của một cậu bé được ông Rita Palma - người sáng lập nhóm chống vắc xin "My Kids, My Choice" chụp lại kèm chú thích: "Cậu bé này không thể đi học. Tại sao? Bởi vì cơ quan lập pháp tiểu bang của chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi là một nhóm những kẻ ngang ngược không biết gì. Vì vậy, điều hợp lý để làm là tước đi quyền được đến trường của những đứa trẻ. Việc làm này là đúng ư? Điều này là quá sai lầm".
Và không có lựa chọn nào khác, ngoại trừ tiêm chủng cho trẻ, các bậc phụ huynh ở New York cũng bắt đầu việc cho con học tại nhà.
Trước đó, vào hồi tháng 3/2019, chính quyền hạt Rockland (bang New York, Mỹ) tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì đợt bùng phát dịch sởi, đồng thời cấm trẻ em không tiêm vắc xin đến những nơi công cộng.
Nguồn: B.P, Buzz
Theo helino
Chấn động: Phát hiện ra muội than độc hại trong nhau thai của 28 sản phụ sống tại những khu vực bị ô nhiễm không khí Các nhà khoa học thực sự lo ngại trước hiện tượng bụi siêu mịn có mặt trong nhau thai của các bà bầu bởi chúng có thể dẫn tới những kết cục xấu như sinh non, trẻ nhẹ cân... Các nhà nghiên cứu Bỉ đã khám phá ra muội than trong nhau thai của 28 sản phụ đến từ những khu vực bị...