Đệ trình Châu bản triều Nguyễn thành di sản tư liệu thế giới
Việt Nam đang xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận các bản tấu, sớ thời nhà Nguyễn – khối tài liệu hành chính duy nhất còn lại của vương triều phong kiến trong lịch sử nước ta, thành di sản tư liệu thế giới.
19 Châu bản của triều Nguyễn trong một triển lãm. Ảnh: Hữu Công.
Các bản tấu, sớ của triều đình nhà Nguyễn tính từ đầu triều vua Gia Long (năm 1802) cho đến năm cuối triều vua Bảo Đại (năm 1945) đã được nhà vua “ngự phê”, “ngự lãm”. Trong đó dấu tích ngự phê trên nguyên tắc phải bằng mực son, nhưng cũng có trường hợp chỉ là dấu chì đỏ.
Khối châu bản triều Nguyễn này đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, thuộc Cục Văn thư và Lữu trữ nhà nước. Đây là khối tư liệu hành chính của Hoàng triều, phần lớn được các Hoàng đế triều Nguyễn phê duyệt và để lại bút tích trên văn bản.
Trải qua thời gian hàng trăm năm, châu bản triều Nguyễn tuy có bị hư hỏng, xuống cấp do khí hậu, chiến tranh, điều kiện bảo quản, nhưng vẫn được lưu giữ đến hôm nay, và là một trong những khối tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm. Châu bản thể hiện không những ở tính độc đáo về hình thức, mà các dấu tích ngự phê của các Hoàng đế còn chứa đựng nhiều thông tin phong phú, có độ tin cậy cao, phản ánh mọi mặt của vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.
Châu bản là khối tài liệu hành chính duy nhất còn lại của Vương triều phong kiến trong lịch sử Việt Nam. “Châu bản triều Nguyễn là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa cũng như toàn bộ hoạt động của triều đình và đời sống xã hội thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX”, giáo sư Phan Huy Lê nhấn mạnh.
Để có thêm căn cứ khoa học cho việc xây dựng hồ sơ, hôm nay Cục Văn thư và Lưu trữ cùng Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo “Châu bản triều Nguyễn – Tiềm năng di sản tư liệu” để giới khoa học đánh giá giá trị của khối tài liệu dưới các góc độ nội dung, ý nghĩa, tính độc đáo và tầm ảnh hưởng khu vực và quốc tế của tài liệu Châu bản triều Nguyễn.
Tại hội thảo, hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao giá trị mang tầm quốc gia, quốc tế của châu bản. Không nhà khoa học nào hoài nghi hay phủ nhận tính chất quý hiếm, độc bản, độc đáo, xác thực về độ tin cậy và sự phản ánh trung thực. Giới khoa học đều đặt kỳ vọng châu bản triều Nguyễn sẽ sớm trở thành Bảo vật quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Sau khi tìm hiểu phương thức làm việc hành chính tích cực và hữu hiệu với sự phối hợp chặt chẽ và có hệ thống giữa vua và các quan chức ở Nội các, Lục Bộ và Viện Đô Sát, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Huế Phan Thuận An nói: “Châu bản với tính xác thực và mức độ đáng tin cậy rất cao, nó đã trở thành một di sản văn hóa mang đậm giá trị học thuật của nước nhà”.
“Nếu định nghĩa văn hiến là sách vở và người hiền của thời đại đã qua, thì Châu bản xứng đáng là một bộ phận tổ thành của nền văn hóa Việt Nam”, ông An nói.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, nhà báo Nguyễn Văn Kết (Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam) cho rằng, nhìn tổng quan, khối tài liệu hành chính châu bản triều Nguyễn được tạo lập trong suốt 143 năm tồn tại có tính xác thực cao, nó thể hiện các hoạt động nhà nước rõ ràng, cụ thể của toàn bộ hệ thống chính quyền triều Nguyễn.
Theo ông Kết, khối tư liệu này đã góp phần tạo dựng một phong cách mới trong sự phát triển của hệ thống các văn bản hành chính Việt Nam thời hiện đại.
Tiến sĩ Vũ Thị Phụng, chủ nhiệm khoa Lưu trữ học và quản trị văn phòng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhận định, văn bản hành chính thời Nguyễn có nhiều đặc điểm chú ý, đó là di sản có giá trị đặc biệt, nó được tạo ra, chu chuyển và quản lý sử dụng rồi lưu trữ lại trên cơ sở chế độ văn thư chặt chẽ của nhà Nguyễn.
“Chính những quy định cụ thể và khoa học trong hệ thống pháp luật hành chính thời Nguyễn về loại hình, công dụng, thể thức văn phong của văn bản hành chính đã góp phần đảm bảo giá trị pháp lý và độ tin cậy cao cho các thông tin có trong văn bản”, tiến sĩ Phụng cho biết.
Cũng theo tiến sĩ, thông qua khối văn bản hành chính trong khối Châu bản, con người không chỉ hiểu về tình hình kinh tế xã hội đương thời, mà còn hiểu thêm về tư duy và phương pháp quản lý chặt chẽ của nhà nước thời Nguyễn thông qua hệ thống văn bản hành chính.
Với những giá trị trên, các nhà khoa học cho rằng, Việt Nam cần bảo tồn và phát huy giá trị của châu bản triều Nguyễn, trước mắt là hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Về vấn đề này, tiến sĩ Trần Hoàng, Hội Văn thư lưu trữ Việt Nam cho rằng, ban đầu, châu bản cần được chính thức vinh danh như tài liệu lưu trữ quý hiếm và bảo vật quốc gia. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi và thuyết phục hơn khi các cơ quan Việt Nam trình hồ sơ UNESCO đề nghị công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Tiến sĩ Đào Thị Diễn, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam thông qua bản thảo công bố của người thầy đáng kính quá cố – giáo sư Philippe Langlets về một tờ Châu bản triều Tự Đức năm 1874 đưa ra thông điệp: “Có lẽ đến lúc tài liệu lưu trữ cần được xã hội hóa để các nhà khoa học Việt cũng như thế giới không phải chấp nhận thực tế nuối tiếc như giáo sư Philippe Langlets”.
“Và có như vậy mới tạo điều kiện người nghiên cứu từ bỏ thói quen đi tìm các câu chuyện kể của du khách nước ngoài khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời Nguyễn”, bà Diến nói.
Trước đây Châu bản triều Nguyễn chính là nguồn sử liệu gốc quan trọng để biên soạn các bộ sử và các sách điển lệ dưới triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, Khâm định Việt Nam sử thông giám cương mục và Minh Mệnh chính yếu.
Ngày ngay châu bản là nguồn sử liệu đáng tin cậy giúp giới khoa học nghiên cứu phục dựng lịch sử triều Nguyễn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao.
Hương Thu
Theo VNE
Lý do Càn Long không thể xa Hòa Thân
Hòa Thân được cho là lanh lợi khéo léo, lời nói dễ nghe, tính nết hòa nhã nên rất vừa ý Càn Long. Hòa Thân cũng là người có tài ngoại giao và kinh doanh xuất chúng với nhiều cửa hàng, xe cộ, nhà cho thuê.
Khi nhắc đến Hòa Thân, ai cũng biết đây là một một nhân vật khét tiếng với danh xưng "đệ nhất quan tham" trong lịch sử Trung Hoa. Của cải mà Hòa Thân đã tham ô, nhận hối lộ thì không có bất kỳ một vị quan tham nhũng nào trong lịch sử Trung Quốc cổ đại và hiện đại vượt qua được. Có người ví rằng: Lòng tham vô đáy của Hòa Thân tựa nạn đại dịch hoành hành khắp nơi khiến không ít quan lớn, quan bé đều bị "lây nhiễm" và ra sức tham nhũng.
Sở dĩ Hòa Thân có thể vươn lên đỉnh cao của quyền lực rồi làm mưa làm gió như vậy là nhờ sự sủng ái đặc biệt của Hoàng đế Trung Hoa khi đó là Càn Long. Đối với Càn Long, Hòa Thân quan trọng đến mức ngày nào không gặp được Hòa Thân là Càn Long không chịu được. Sự sủng ái thậm chí còn hơn cả Hán Ai Đế đối với Đổng Hiền xưa. Vậy tại sao Hòa Thân lại có được sự ưu ái đặc biệt này?
Vua Càn Long (trái) và Hòa Thân.
Theo lời đồn đại, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Càn Long đã có ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân. Bởi vẻ ngoài ấy hao hao với một người tỳ thiếp đã bị thất sủng và qua đời do lỗi của Càn Long khi ông còn nhỏ. Năm Hương phi (tên người tỳ thiếp trên) chết cũng là năm Hòa Thân chào đời. Chiếc bớt trên trán của Hòa Thân rất giống chiếc bớt của Hương phi nên Càn Long cho rằng, nàng đã đầu thai sang kiếp khác thành Hòa Thân.
Với niềm tin như vậy, Càn Long vô cùng cảm mến và quyết định sẽ dành nhiều ưu ái cho Hòa Thân để bù đắp cho sự oan uổng, thiệt thòi trong kiếp trước. Đây chính là xuất phát điểm vô cùng thuận lợi của Hòa Thân. Tuy nhiên, sự hiển đạt sau này của ông ta lại chính là nhờ vào tài năng phi phàm của bản thân.
Hòa Thân tuy nhà nghèo nhưng là người chịu khó học hành, tinh thông 4 loại văn tự là: Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng. Càn Long bèn thăng Hòa Thân từ một chân khiêng kiệu lên đến chức tổng quản trong cung. Về sau, các loại công việc soạn thảo, phiên dịch khiến cho cái thiên phú ngoại ngữ của Hòa Thân càng được phát huy cao độ. Nhờ vậy, y được hoàng đế trọng dụng và khen ngợi hết lời.
Ngoài ra, Hòa Thân lanh lợi khéo léo, lời nói dễ nghe, tính nết hòa nhã... rất vừa ý Càn Long. Tự lập, tự tin, tự cường, cẩn thận, tâm kế lanh lợi cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho Hòa Thân được Càn Long sủng ái.
Trên thực tế, có thể xem Hòa Thân là một chính trị gia, một nhà kinh tế, một nhà thơ, một người am hiểu nghệ thuật... Thời Càn Long, ông ta trong các lĩnh vực ngoại giao, quản lý văn hóa, đặc biệt là phương diện chỉnh đốn hệ thống tài chính quốc gia đều có nhiều cống hiến nổi trội. Chính ông là người chủ biên đại hình tùng thư: "Tú khố toàn thư", "Đại Thanh nhất thống chí", "Tam thông". "Hồng Lâu Mộng" có thể lưu hành phổ biến trên thế giới cũng chủ yếu nhờ công lao của ông ta (Hòa Thân chính là người đã phát hiện và bảo lưu bản thảo của Hồng Lâu Mộng).
Ngoài ra, cũng nhờ tinh thông nhiều loại ngoại ngữ, cho nên trên thực tế, Hòa Thân đã đóng vai trò một Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khi đó. Ông từng nhiều lần trực tiếp tiếp đón sứ thần các đoàn Triều Tiên, Anh và nhiều nước khác. Sứ thần của Anh Maccartney đã nhận xét về Hòa Thân rằng: Trong cuộc đàm phán ông luôn thể hiện là người "am hiểu sâu sắc, thái độ nhã nhặn, xứng đáng là một chính trị gia giỏi".
Mới chỉ với bấy nhiêu tài năng thôi cũng đã đủ khiến cho Càn Long không thể rời xa ông, huống hồ Hòa Thân lại còn có một biệt tài rất cần thiết cho hoàng đế, đó là quản lý tài chính.
Sau khi trở thành trợ lý riêng của vua Càn Long, sở trường kinh doanh của Hòa Thân nhanh chóng bộc lộ và được Càn Long rất chú ý, coi trọng. Càn Long năm thứ 41 (năm 1776), ông đảm nhiệm chức Đại thần Nội vụ phủ. Trước đó, cơ quan phụ trách vấn đề tài chính của triều đình luôn trong tình trạng thu không đủ chi. Sử cũ còn chép rằng: "Khi những khoản thu nhập từ bản phủ không đủ dùng, phải lấy thêm khoản viện trợ từ ngân khố của Bộ Hộ".
Nhưng sau khi Hòa Thân nhậm chức không lâu, vấn đề tài chính đã được cải thiện rõ rệt, không những bù đắp được những thâm hụt trước đó mà còn xuất hiện thặng dư. Với tài kinh doanh của ông ta, thuế thu nhập chẳng mấy chốc tăng nhanh. Càn Long rất hài lòng về bản lĩnh quản lý tài chính của Hòa Thân. Các cơ quan liên quan đến tài chính và sở hữu dần dần đều nằm dưới quyền kiểm soát của Hòa Thân.
Các đại sĩ phu truyền thống thường vụng về trong xử lý tài chính, nhưng riêng Hòa Thân thì lại có đầu óc kinh doanh bẩm sinh. Đối với những người có tiền, sự lựa chọn đầu tiên luôn luôn là để mua đất, đem tài sản không cố định biến thành tài sản cố định theo quan niệm "nhập thổ vi an". Còn với Hòa Thân, trước bất động sản và tiền mặt, ông ta hiển nhiên có hứng thú với tiền mặt. Tiền hối lộ và tham nhũng của ông, một phần dùng vào mở rộng bất động sản còn phần lớn dùng vào đầu tư công nghiệp và thương mại (bao gồm nhiều ngành nghề như tài chính, bất động sản, khai thác mỏ, hậu cần, y học, kinh doanh...).
Hòa Thân có 12 hiệu cầm đồ ở nội thành Bắc Kinh. Ngoài ra, ông còn điều hành nhiều cửa hàng đồ sứ, dược phẩm, đồ cổ, cung tên, hộp tủ, thảm yên, thực phẩm, nhà trọ, tiệm rượu, lò nung vôi... Gia đình ông có 80 xe ngựa lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải. Theo thống kê của các quan viên làm nhiệm vụ giám sát và tịch thu gia sản sau này, Hòa Thân còn có 35 nhà cho thuê ở Bắc Kinh. Mỗi năm tiền cho thuê nhà thu được là 1.268 lượng bạc. Viện bảo tàng Cố Cung cho biết: Miễn nó là ngành kinh doanh thu lợi nhuận nhanh thì nó sẽ có sự hiện diện của Hòa Thân.
Hòa Thân còn là người dám mạo hiểm. Công nghiệp khai khoáng là ngành có nguy cơ rất lớn, quản lý phức tạp, đầu tư nhiều, thu hồi chậm. Khi hầu hết mọi người không dám đầu tư thì Hòa Thân lại dám thử. Ông xem ngành công nghiệp khai thác than là một ngành công nghiệp mới nên đầu tư rất nhiều vào các mỏ than ở Môn Đầu Câu và Hương Sơn.
Hòa Thân tích lũy được tài sản cực lớn từ việc kinh doanh nhưng vẫn chưa bằng tiền thu được từ tham nhũng. Sau khi Càn Long qua đời, Hoàng đế Gia Khánh mới có thể truy cứu Hòa Thân. Tham quan này bị bắt. Sau khi hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ.
Theo VNE
Tôi không chấp nhận em mất trinh Gia đình tôi sống theo lễ giáo phong kiến, chúng tôi khó chấp nhận em với một quá khứ không đẹp. Cũng như bao đàn ông khác, tôi luôn muốn người vợ sau này là một cô gái chính chuyên và trong trắng khi bước đến với tôi. Nhưng cuộc sống thật trớ trêu, thích đùa giỡn lòng người. Tôi yêu em trong...