Để trẻ bớt đau khi bị viêm tai
Viêm tai là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tai bị đau nhức. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em. Số liệu thống kê từ nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trẻ em phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm ở tai ít nhất 1 lần trong 3 năm đầu đời.
Những cơn đau do viêm tai rất khó chịu, chúng khiến trẻ luôn bị đau nhức, dễ cáu gắt, quấy khóc. Để làm dịu các cơn đau do viêm tai gây ra cho trẻ, bạn có thể áp dụng một số bí quyết dưới đây.
1. Đắp gạc ấm
Dùng một chiếc khăn mềm ngâm vào nước ấm rồi vắt ráo nước và đặt vào vùng tai đang bị viêm. Khăn ấm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi trẻ bị đau do viêm tai, bạn nên cho chúng uống nước thường xuyên. Động tác uống và nuốt nước có thể làm vòi nhĩ (phần ống nối giữa hòm tai và họng mũi) mở to ra. Nhờ đó, phần dịch lỏng đang tích tụ trong tai sẽ chảy xuống họng, làm cơn đau giảm nhẹ đi.
3. Dùng thuốc nhỏ tai
Thuốc nhỏ tai là một trong những lựa chọn hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau ở tai cho trẻ em. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch vùng tai đang bị viêm mà lại an toàn, không gây hại cho tai. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ thêm một vài giọt dầu ô-liu để làm mềm da trước khi tiến hành vệ sinh, lau rửa tai cho bé.
4. Kê cao đầu khi trẻ nằm
Hãy kê cao phần đầu của trẻ khi chúng nằm. Đây là cách giúp làm giảm áp lực trong tai. Nhờ đó, cơn đau cũng sẽ dịu lại.
5. Khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Video đang HOT
Phần lớn các trường hợp viêm tai đều sẽ tự khỏi trong vài ngày nếu chúng không liên quan đến các căn bệnh nguy hiểm khác. Nếu tình trạng viêm tai kéo dài hơn 1 tuần, bạn cần đưa bé đến khám tại những cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Theo Phunuonline
4 biến chứng thường gặp khi bé bị cảm lạnh
Các biến chứng thường gặp gồm viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi có một trong các biểu hiện này.
Chất nhầy tích tụ ở mũi và lồng ngực trong đợt cảm là môi trường dinh dưỡng tốt cho vi khuẩn. Bình thường, các vi khuẩn này vẫn tồn tại ở mũi và họng với số lượng rất nhỏ, trong đợt cảm chúng sẽ sinh sôi nảy nở liên tục suốt 7-10 ngày.
Tới lúc này, hai khả năng có thể xảy ra:
- Bệnh cảm tự thoái lui, toàn bộ chất nhầy được tống ra ngoài cùng với vi khuẩn.
- Vi khuẩn đủ lớn mạnh, chiếm ưu thế và gây nhiễm trùng vi khuẩn thứ phát (nhiễm trùng tiên phát là bệnh do virus cảm lạnh gây ra). Bệnh có thể xuất hiện ở xoang, lồng ngực hoặc tai. Chính vì vậy, việc giữ cho mũi và lồng ngực được thông thoáng là điều đặc biệt quan trọng trong suốt đợt cảm lạnh.
4 biến chứng thường gặp khi trẻ cảm lạnh là:
1. Viêm tai
Trẻ có thể bị ù tai và đau tai nhẹ. Đó là do hiện tượng ứ đọng chất dịch trong khoang tai giữa (nằm sau màng nhĩ). Khi vi khuẩn tăng trưởng quá mức trong chất dịch này, viêm tai xuất hiện và khiến tai đau hơn.
Nếu bé kêu đau tai vừa phải, không liên tục, hoặc ù tai, có thể bé chưa bị viêm tai. Nếu đau ở mức độ trung bình và nặng thì cần đi khám bác sĩ.
Dịch ứ đọng ở tai trong gây cảm giác đau.
Các bé dưới 1 tuổi còn chưa có khả năng xác định vị trí đau sẽ quấy khóc bất thường, ăn ngủ kém, có thể sốt hoặc không và có thể kéo rứt tai. Cần nhớ rằng nếu bé kéo tai nhưng không quấy khóc nhiều và không sốt thì nhiều khả năng bé chưa bị viêm tai.
2. Viêm xoang
Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn trong khoang xoang gần mũi tích tụ đủ để chiếm quyền kiểm soát và gây nhiễm trùng.
Các biểu hiện của viêm xoang bao gồm:
- Chảy nước mũi xanh hơn 10 ngày: Nước mũi xanh xuất hiện trước thời gian này nhiều khả năng là do virus cảm lạnh gây ra.
- Đau đầu do xoang: Cảm giác đau hay tức mạnh ở sau hay quanh mắt, ở trán và má trên có thể là biểu hiện của viêm xoang. Cần nhớ rằng đau đầu có thể là biểu hiện bình thường ở giai đoạn đầu của cảm lạnh hay giai đoạn tồi tệ nhất của cảm lạnh.
- Mắt có dử: Nếu triệu chứng này xuất hiện một mình thì đó là biểu hiện của viêm kết mạc, nhưng nếu đi kèm các triệu chứng nêu trên thì có thể đồng nghĩa với viêm xoang. Tóm lại, dử mắt xuất hiện trong một đợt cảm lạnh là dấu hiệu then chốt hướng bác sĩ tới bệnh viêm xoang.
- Sốt: Trẻ nhỏ thường bị sốt trong đợt viêm xoang, trẻ trên 6 tuổi và người lớn có thể không bị sốt. Sốt có thể là biểu hiện bình thường trong đợt cảm nếu kéo dài không quá 5 ngày.
- Mệt mỏi: Trẻ lớn hơn thường cảm thấy uể oải trong đợt viêm xoang. Đó cũng có thể là biểu hiện của đợt cảm lạnh nhưng nếu kéo dài quá lâu hoặc quá nặng thì cần nghĩ tới viêm xoang.
- Bộ mặt viêm xoang: Phần lớn trẻ bị viêm xoang sẽ có bộ mặt điển hình, phù nề dưới mi mắt, trẻ phải há miệng để thở và hơi thở có mùi do tình trạng chảy dịch ở sau mũi.
- Ho có đờm, đây có thể là biểu hiện của cảm lạnh do virus, cần nghĩ tới viêm phế quản do vi khuẩn khi có thêm các triệu chứng sau: Sốt hơn 5 ngày và/hoặc đau ngực, nhất là khi ho.
- Ho: Chất nhầy đặc quánh sản sinh trong đợt viêm xoang sẽ chảy xuống phần trên của lồng ngực, gây ho. Trẻ viêm xoang hầu như bao giờ cũng ho, nếu bé không ho thì nhiều khả năng là không có.
Nếu bé có biểu hiện đầu tiên (chảy nước mũi xanh hơn 10 ngày), cộng 3 trong số các triệu chứng còn lại thì rất có khả năng bé bị viêm xoang, cần đi khám bác sĩ.
3. Viêm phế quản
- Ho có đờm - đây có thể là biểu hiện của cảm lạnh do virus, cần nghĩ tới viêm phế quản do vi khuẩn khi có thêm các triệu chứng sau:
- Sốt hơn 5 ngày và/hoặc:
Đau ngực, nhất là khi ho
Thở nhanh
Thở rít
4. Viêm phổi
Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn tăng trưởng quá mức ở chất nhầy tại phổi. Chính vì vậy, việc giúp trẻ bị cảm ho để tống đờm ra ngoài là rất cần thiết.
Nên nghĩ đến biến chứng viêm phổisau cảm lạnh khi có những biểu hiện sau:
- Sốt trên 38,3 độ C hơn 5 ngày. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn kèm các dấu hiệu dưới đây thì vẫn nên đi khám bác sĩ. Trong đa số trường hợp (không phải tất cả), trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn sẽ sốt cao hơn 39 độ C:
Khó thở: Thở nhanh, thở gắng sức, vai di chuyển theo nhịp thở, co rút hõm ức hay khoang liên sườn.
Đau ngực: Bé kêu đau ở một vùng nào đó trên ngực.
Toàn trạng xấu đi: Nếu trong đợt cảm lạnh, bệnh tình bỗng nhiên có vẻ nặng lên bất ngờ thì cần đi khám bác sĩ ngay.
Nếu bé có đầy đủ các biểu hiện của biến chứng thì cần đưa đi khám bác sĩ ngay.
Bác sĩ nhi khoa Thu Thủy
Theo VNE
Cách đối phó viêm họng cấp tính ở trẻ Mùa hè, không khí nóng nực khiến nhiều người nghiện uống nước giải khát với đá. Điều này rất dễ dẫn tới viêm họng cấp, nhất là đối với trẻ em. Viêm họng cấp nếu không được điều trị thì có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm...