Để tóc ướt đi ngủ không chỉ làm cho tóc xấu xí mà bạn có thể phải đối mặt với những hệ lụy nguy hiểm, từ đau đầu đến liệt mặt
Đê cho toc thât khô rôi mơi ngu không nhưng giư cho toc đung nêp ma no con la điêu hêt sưc cân thiêt đê tranh bênh tât.
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều chị em không có thời gian để làm những việc chăm sóc bản thân vào ban ngày, trong đó có cả việc gội đầu. Không ít chị em lựa chọn gội đầu vào buổi tối bởi lý do đơn giản… lúc đó mới đỡ bận bịu việc nhà, việc cơ quan. Nếu gội đầu buổi tối rồi sấy khô trước khi đi ngủ thì cũng không phải là điều gì đáng nói, thế nhưng, có những người vì quá mệt mỏi với công việc cả ngày mà sau khi gội đầu buổi tối đã không kịp chờ cho tóc khô hoặc vì quá buồn ngủ mà đã đi ngủ luôn khi tóc còn ướt, không cần cả sấy khô tóc.
Gội đầu buổi tối đã là việc không được khuyến khích, gội đầu tối xong rồi đi ngủ luôn khi tóc còn ướt lại càng là việc cấm kị. Từ lâu, các chuyên gia khuyến cáo việc làm này có thể dẫn đến không ít hệ lụy xấu cho sức khỏe, nhẹ thì cảm lạnh, đau đầu, nặng thì có thể gây ra liệt mặt, méo miệng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Không ít chị em lựa chọn gội đầu vào buổi tối bởi lý do đơn giản… lúc đó mới đỡ bận bịu việc nhà, việc cơ quan.
Trường hợp của một cô gái tên gọi là Xiong, 32 tuổi, sống tại Vũ Hán (Trung Quốc) là một ví dụ. Theo thông tin trang China Times, cô Xiong làm việc ở một trung tâm mua sắm và do công việc hàng ngày quá bận rộn nên cô thường đi ngủ ngay sau khi vừa tắm gội xong. Kết quả là vào một buổi sáng như mọi ngày, cô thức dậy và phát hiện ra một nửa mặt bên trái của mình không cử động được. Khi nhìn vào gương lúc đang đánh răng, cô còn thấy phần miệng có hiện tượng bị méo nên rất hoảng sợ, lo lắng.
Video đang HOT
Ngay sau đó, Xiong đã nhanh chóng đến bệnh viện và gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng méo miệng, liệt nửa mặt mà cô đang gặp phải. Bác sĩ đã kết luận rằng, tình trạng này là do thói quen đi ngủ khi tóc còn ướt mà cô vẫn thường mắc phải mỗi tối. Theo giải thích của bác sĩ thì tình trạng tê liệt này xuất phát từ sự thay đổi nhiệt độ trong cơ thể khi mái tóc còn đang ướt nên gây ra hiện tượng các cơ mặt bị co lại, đặc biệt là khi cơ thể đang ở trong trạng thái ngủ.
Một cô gái 32 tuổi, tên thường gọi là Xiong, sống ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã mắc chứng liệt nửa mặt do đi ngủ trong tình trạng tóc còn đang ướt.
Những hệ lụy thường gặp hơn nếu để tóc ướt đi ngủ
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, dù là tắm hay gội đầu đêm vì bất cứ lý do gì thì hành động này cũng rất dễ khiến bạn gặp rắc rối về sức khỏe.
Đi ngủ với mái tóc ướt dễ khiến bạn đau đầu vào sáng hôm sau
Nếu bạn đi ngủ với một mái tóc ướt, rất có thể bạn sẽ thức dậy với cơn đau đầu. “Khi để đầu vẫn còn ẩm ướt đi ngủ rất dễ bị mệt mỏi, đau nhức đầu. Lúc này mạch máu não có xu hướng giãn, có thể sẽ bị đau đầu mãn tính”, lương y Hồng Minh nhấn mạnh.
Cơn đau đầu buổi sáng hôm sau còn là do tóc ướt khiến cơ thể bạn mất nhiệt và sự mất nhiệt này thực sự có thể khiến bạn bị đau đầu khi cơ thể cố gắng bù đắp cho sự mất nhiệt đó.
Ngủ với mái tóc ướt dễ khiến tóc bị xơ, dễ gãy rụng, không bóng mượt
Bác sĩ George Cotsarelis, giáo sư da liễu tại Đại học Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ, cho biết ngủ với mái tóc ướt không tốt cho sức khỏe. Theo thời gian, nước làm suy giảm lớp ngoài bảo vệ của nang lông, hay gọi là lớp biểu bì. Khi biểu bì bị phá vỡ, nước có thể xâm nhập và làm vỡ bên trong lớp vỏ của nang tóc. Tóc sẽ xơ, dễ gãy rụng, không bóng mượt.
Hơn nữa, da đầu ẩm ướt khiến cho da đầu bài tiết dầu không đều, tạo môi trường thân thiện hơn cho các vi khuẩn gây ra gàu phát triển. Điều này gây ra gàu.
Để tóc ướt đi ngủ có thể gây kích ứng da đầu
Calvy, Chuyên gia da đầu tại Follicle Salon, cho biết, ngủ với mái tóc vẫn còn ướt sẽ tạo ra một nơi sinh sản màu mỡ cho vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ dẫn đến ngứa da đầu và một loạt các vấn đề về da đầu khác. Thay vì dành thời gian và tiền bạc cho việc điều trị da đầu chuyên sâu trong tương lai, hãy tránh điều đó bằng cách làm khô tóc trước khi đi ngủ.
Hơn nữa, khi bạn nằm trên một chiếc gối với mái tóc ướt, chiếc gối trở nên ấm áp và ẩm ướt, điều này thúc đẩy sự phát triển của nấm… Mặc dù không phổ biến nhưng các bệnh nhiễm trùng da đầu như giun đũa, nấm men hoặc bệnh vẩy nến da đầu thực sự có thể xảy ra nếu bạn không sấy tóc khô trước khi ngủ.
Đồng loạt bổ sung vitamin A ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
Trong 2 ngày: 1 và 2-6, các trạm y tế trong tỉnh đồng loạt tổ chức bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, đợt 1 năm 2020. Phụ huynh có con trong độ tuổi cần đưa trẻ đến trạm y tế để được uống vitamin A, phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ.
Trẻ nhỏ được uống vitamin A tại Trạm y tế xã Tam An, H.Long Thành
Bác sĩ CKI.Lê Thị Đẹp, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, vitamin A đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thiếu vitamin A sẽ làm trẻ chậm phát triển, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, tiêu chảy cấp, nhiễm trùng da. Đặc biệt, ảnh hưởng đến mắt từ nhẹ đến nặng như quáng gà, khô giác mạc, loét, mù mắt.
Phụ huynh có con từ 6-36 tháng tuổi nên cho trẻ đi uống Vitamin A 6 tháng/lần, nuôi con bằng sữa mẹ, ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin A như: thịt động vật (thịt, cá, trứng, gan, sữa...), thực vật (các loại rau xanh, trái cây vàng đậm, xanh đậm, đỏ).
5 loại mụn thường gặp và nguyên nhân khiến bạn mọc mụn Mụn phát triển tùy thuộc vào cơ thể và làn da của mỗi người. Có nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra mụn như do nội tiết tố, di truyền hoặc do thói quen sinh hoạt. Brightside đã đưa ra 5 loại mụn thường gặp và giải thích nguyên nhân khiến mụn phát triển trên da...