Đề Toán chọn HSG lớp 9 Hà Nội ‘nặng’ hơn đề chọn đội tuyển lớp 12 trường chuyên
Sau khi đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 9 năm học 2020 – 2021 của Hà Nội (diễn ra ngày 13/1) xuất hiện trên mạng xã hội, đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Ảnh minh họa
Bài thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 9 thành phố Hà Nội năm học 2020-2021 gồm 5 câu trong thời gian 150 phút.
Sau khi xem nội dung đề thi, một số ý kiến cho rằng đề thi khá nặng và dài.
Đặc biệt, một số người nhận ra một câu (ý nhỏ trong bài) trong đề thi này tương tự một bài trong đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2019-2020 của Trường ĐH Vinh.
“Với đề thi của Trường THPT chuyên ĐH Vinh thì đó là 1 bài trong 3 bài và tổng thời gian làm đề thi là trong 180 phút. Còn bài thi của các cháu cấp THCS thì bài toán đó chỉ là 1 trong 10 ý (5 bài) và thời gian chỉ trong 150 phút. Không hiểu học sinh của Thủ đô ngày càng giỏi hay ý đồ của người làm đề thế nào”, một ý kiến bình luận.
Câu 1 bài 5 của đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội mới đây tương tự Bài 7 đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia THPT của Trường ĐH Vinh năm ngoái.
Chia sẻ với VietNamNet , thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên dạy Toán Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội), cho rằng đây là một sự bất hợp lý.
“Câu 1 của bài 5 đề thi học sinh giỏi lớp 9 Hà Nội năm nay hoàn toàn tương tự Bài 7 trong đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia THPT của Trường ĐH Vinh năm học 2019-2020.
Trong đề của Trường ĐH Vinh, thì bài này chiếm đến 7/20 điểm, với thời gian làm bài bình quân trong 63 phút.
Trong khi đó, bài này trong đề chọn học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội thì chỉ có 1/20 điểm, với thời gian tương đối mà học sinh có thể làm là 7,5 phút.
Chưa kể, theo cách lớp 9 mà tôi biết thì lời giải cũng rất rườm rà, mất cả 1 trang giấy A4. Như vậy là có sự vênh nhau rất lớn về mức độ, thời gian và đối tượng học sinh”, thầy Tùng phân tích.
Video đang HOT
Còn thầy Nguyễn Cao Cường, giáo viên nhiều năm dạy Toán và hiện là Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) thì cho rằng, việc có một bài khó có tính phân loại cao ở một kỳ thi chọn học sinh giỏi là không có gì bất ngờ.
“Ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS thì các thí sinh của một số quận, huyện có sự chuẩn bị tốt cũng là một lợi thế. Bên cạnh đó, bài toán này là một bài số học, lợi thế đó càng thuộc về học sinh năng khiếu cấp THCS. Theo tôi, các trường tại Hà Nội mà có ưu thế chọn học sinh đầu vào từ lớp 6 và có định hướng chuyên sâu môn Toán thì các học sinh sẽ không quá bất ngờ. Cũng chính bởi điều này, qua các kỳ thi học sinh giỏi, cấp THPT chuyên càng có thêm những học sinh năng khiếu đặc biệt. Kết quả IMO các năm vừa qua là một minh chứng cho thấy nguồn học sinh giỏi từ cấp THCS rất quan trọng”, thầy Cường chia sẻ.
“Đề thi của Hà Nội là một đề nặng”
Trao đổi với phóng viên, TS Lê Xuân Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên thuộc ĐH Vinh nhìn nhận: đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 9 của Hà Nội “rộng hơn” đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 của trường mình.
“Một cách khách quan, khối lượng công việc mà học sinh phải làm ở đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội nhiều hơn đề của trường chúng tôi. Tôi cho rằng đề thi của Hà Nội là một đề nặng trong vòng 150 phút”, thầy Sơn nói.
Tuy nhiên, thầy Sơn cũng cho hay, nếu xét trình độ về số học, chưa chắc học sinh cấp THPT là hơn học sinh THCS.
“Bởi có những học sinh được học về số học rất sớm. Và phần số học cũng không đòi hỏi quá nhiều kiến thức về lý thuyết và cấu trúc. Phần này chủ yếu dựa vào tư chất, sự thông minh, nhạy bén của học sinh trong việc phát hiện ra vấn đề để giải quyết. Chứ không phải lên lớp cao mới có thể làm được. Bởi học cấp nào thì đều có công cụ xử lý được, cốt là tố chất học sinh. Do đó, cũng có thể một học sinh lớp 9 giải quyết tốt bài toán số học nào đó, nhưng học sinh cấp THPT chưa chắc đã giải quyết được. Ở phần số học thì không so sánh rạnh ròi được”, thầy Sơn nói.
Tuy nhiên, thầy Sơn cho rằng cũng không nên quá đặt nặng chuyện đề nặng hay nhẹ bởi đây là chọn học sinh giỏi.
Đặc biệt, với Hà Nội, lượng học sinh đông hơn nhiều so với các tỉnh và các học sinh cũng được tiếp cận với các giáo viên, chuyên gia về Toán học từ rất sớm. Ngoài ra, ở Hà Nội cũng có nhiều trường điểm, trường có chất lượng trong khi ở các địa phương thì chỉ tập trung ở một số ít trường.
“Áp lực đó có thể buộc những người ra đề ở Hà Nội phải ra đề nặng hơn để chọn được học sinh giỏi. Nếu ra đề mà số lượng học sinh làm được nhiều quá thì lại khó trong việc tuyển chọn”, thầy Sơn nói.
Một thầy giáo dạy Toán chuyên nhiều năm ở Hà Nội cho biết, những năm gần đây, đề thi Toán chuyên của Hà Nội càng ngày càng khó. Chẳng hạn, đề thi học sinh giỏi Toán lớp 9 năm 2020 có một ý là đề thi quốc gia của Ba Lan năm 2004 và 1 bài nằm trong đề thi Olympic Toán quốc tế Caucasus năm 2019.
Bài 5 của đề thi Toán chuyên vào lớp 10 năm 2020 của Hà Nội là đề thi Olympic Toán của Argentina năm 2018. Cũng trong đề này, bài 2 ý 2 được cho là phát triển từ 1 bài trong đề thi Olympic Toán vùng vịnh năm 2018.
Còn đề thi toán chuyên năm 2019 có bài trong đề chọn đội tuyển của Ấn Độ năm 2019.
Cô giáo ra đề học sinh giỏi Văn chỉ 3 từ "Bạn màu gì?" nói về lý do đề siêu ngắn
Đề văn với ba từ ngắn gọn đã tạo ra nhiều luồng quan điểm, cách nhìn trái chiều nhau, thu hút sự tham gia, chia sẻ của đông đảo học sinh, giáo viên.
Mới đây, đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Ngữ văn với phần câu hỏi nghị luận: "Bạn màu gì?" (8 điểm) đã gây xôn xao dư luận.
Đề thi học sinh giỏi môn Văn "siêu ngắn" của Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng. Ảnh: facebook nhà trường
Nhiều người cho rằng cách ra đề thi này khá độc đáo, kích thích sự tò mò, sáng tạo của học sinh.
Cũng có quan điểm cho rằng, dù đề thi chỉ có ba chữ, nhìn qua thì rất khó làm nhưng hàm ý đàng sau nó có thể triển khai đến vài trang giấy.
Qua tìm hiểu, đây là đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 của Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng (Đắk Lắk).
Thầy Nguyễn Đình Dũng - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng xác nhận, đề thi nói trên là của nhà trường diễn ra ngày 31/10 vừa qua.
"Người ra đề môn Ngữ văn là cô Hoàng Thị Kiều Trang - tổ trưởng tổ ngữ văn của nhà trường. Về mặt chuyên môn thì cô Trang sẽ trao đổi cụ thể hơn.
Còn về đánh giá tổng quan kỳ thi học sinh giỏi năm nay của nhà trường đã đáp ứng được các yêu cầu chung đề ra.
Qua đó đánh, giá đúng năng lực và chọn ra được những học sinh giỏi để tiếp tục bồi dưỡng, ôn luyện cho các kỳ thi olympic hay kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh", thầy Dũng cho hay.
Chia sẻ về đề văn đang gây xôn xao nhiều ngày qua, cô Kiều Trang cho biết: "Lúc ra đề thi, định hướng của mình là muốn học sinh phát huy năng lực, thể hiện thế giới quan của riêng của các em.
Bởi khi bồi dưỡng, mình cũng phát hiện ra các em có những cái nhìn khá độc đáo về cuộc sống.
Dù rằng khi ra đề, mình không nghĩ đề Ngữ văn nói trên lại tạo ra sự tranh luận như vậy. Nó làm mình rất bất ngờ".
Cũng theo đánh giá của cô Trang thì dù đề rất ngắn, chỉ có ba từ nhưng nếu học sinh nhìn ra vấn đề thì nó thực sự không khó.
"Qua những câu hỏi ngắn, mình muốn kích thích cho học sinh trình bày một cách sâu sắc, sáng tạo là được.
Đối với kiểu ra đề mở như thế này, ngắn thì khó thật nhưng nó sẽ tạo sự kích thích với học sinh hơn là những kiểu đề gò bó trong những khuôn khổ nhất định".
Theo đánh giá của các giáo viên khác thì đề văn này cũng tạo ra những suy nghĩ, nhận định khác nhau. Có bạn nghĩ đó chỉ là một vấn đề về giới tính, có bạn nghĩ đó chỉ là vấn đề về màu da...
Còn bản chất câu hỏi giáo viên muốn đặt ra cho học sinh là gì?
"Dù bạn có màu da nào, sắc tộc nào, giới tính nào hay ở một vị trí nào, thậm chí có xuất thân trong một hoàn cảnh nào đi nữa thì em ấy cũng xác định được giá trị bản thân mình ở đâu, thể hiện cái giá trị đó như thế nào?
Còn lại không quan trọng màu da gì hay giới tính gì. Mình định hướng cái đó. Quan trọng vẫn là cách sống và giá trị của bản thân", cô Trang nói.
Chia sẻ thêm về kết quả kỳ thi, cô Trang cho hay, hầu hết, các em đều có những cái nhìn rất đặc biệt. Và mỗi em lại có một cách tiếp cận và triển khai vấn đề khác nhau.
"Mỗi em đều có những nét đặc biệt riêng. Có những em chọn cho mình một màu, còn có những em thì xem mình là tổng hòa của các bản màu và sẽ thay đổi sao cho phù hợp.
Cũng có những em nghị luận chung chung về giá trị của bản thân, về quan điểm sống... Có nhiều cách tiếp cận khác nhau và rất hay".
Trong đó cô Trang đặc biệt ấn tượng với một bài văn đạt điểm cao nhất (16,5 điểm cho hai câu hỏi).
"Em ấy nhìn thẳng vào vấn đề là giá trị của bản thân, rằng cuộc sống là bức tranh muôn màu. Và mỗi người phải chọn cho mình một màu và không bị hòa tan bởi màu của ai hết. Em khẳng định như thế và trình bày rất là hay".
Thông điệp mà cô Trang muốn nhắn gửi với các em học sinh qua đề thi Ngữ văn lần này rằng:
"Lâu nay môn Văn có thể nó dài dòng, lê thê, học sinh có thể phải bận bịu quá nhiều chữ nghĩa.
Nhưng mình thích học sinh tư duy một chút, có cái nhìn riêng một chút và thể hiện thế giới quan của mình nó sâu sắc một chút.
Các em có thể tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau nhưng nên nhìn cuộc sống, nhìn mọi thứ một cách đa chiều, đa diện.
Lúc đó, cuộc sống trở nên sinh động và dễ tiếp cận hơn. Hy vọng qua những đề văn như vậy thì các em sẽ yêu mến bộ môn Văn hơn, chứ không thấy e dè hay mệt mỏi như trước đây nữa".
Những hotgirl từng xuất hiện tại Đường lên đỉnh Olympia khiến CĐM 'dậy sóng' Dù là thí sinh hay khán giả trường quay thì những cô nàng dưới đây luôn trở thành tâm điểm chú ý của cư dân mạng mỗi khi chương trình được lên sóng. Đường lên đỉnh Olympia từ lâu đã trở thành một trong những chương trình truyền hình nhận được rất đông sự yêu quý từ phía khán giả, bằng chứng là...