Để tình yêu vẹn nguyên qua Tết
Các dịp lễ Tết luôn là dịp để hâm nóng tình yêu nhưng nếu không cẩn thận, đây sẽ có thể là cái Tết cuối cùng của hai bạn chẳng chơi.
1.Những hiểm họa núp bóng ngày Tết
Tết là ai nấy cũng đều bận rộn với các công việc nhà cửa cũng như ăn chơi, chính vì vậy, nguy cơ bỏ lơ người yêu (hoặc bị bỏ lơ) là rất cao.
Minh Hằng (lớp 10, THPT Hà Huy Tập, Hà Nội) chia sẻ về kinh nghiệm đau thương với anh chàng người yêu ham chơi của mình: “Suốt 3 ngày giáp Tết, cậu ấy biến mất hẳn với các lý do rất chính đáng như: Ăn tất niên nhà thằng bạn, ở nhà phụ mẹ dọn dẹp, cùng bố đi tảo mộ… Tới 3 ngày đầu năm cũng lại “mất hút” với nào là chở mẹ đi chúc Tết, ở nhà trông nhà đón khách… Cuối cùng mình điều tra và phát hiện ra tất cả chỉ là lý do cho những buổi party liên miên với đám bạn cũ mới của cậu ấy mà thôi. Mình giận nguyên cái Tết năm đó”.
Hẹn hò ngày Tết
Với quan niệm: “Tết chỉ có vài ngày, còn có cả một năm phía trước để hẹn hò, nên dành thời gian nhiều hơn cho gia đình và bạn bè”, Thành Hưng (19 tuổi) cũng mất người yêu luôn trong dịp Tết Nguyên đán. Đúng mùng 7 Tết, Hưng đã nhận được tin nhắn chia tay ngắn gọn của nàng qua điện thoại: “Em chờ xem anh bỏ lơ em đến khi nào. Anh bỏ được 10 ngày thì cũng bỏ được em luôn. Mình chia tay đi!”
Không chỉ sự bận rộn mà tình yêu của hai bạn còn có nguy cơ tan vỡ bởi vì những lý do kỳ cục như… không hợp tuổi. Cô nàng Minh Uyên (Cần Thơ) chia sẻ: “Tết năm đó, bạn trai mình đến nhà chúc Tết. Sau màn chào hỏi mở đầu rất suôn sẻ, mẹ mình hỏi về tuổi cậu ấy. Sau khi biết tuổi cậu ấy khắc với cả mình và mẹ, mẹ đổi sắc mặt ngay lập tức”. Không nói thì ai cũng biết, Minh Uyên đã bị mẹ cấm vận chuyện yêu đương luôn sau Tết.
Ngoài ra, tiền lì xì cũng là một vấn đề tế nhị gây xa cách giữa các cặp đôi. Trường hợp thường thấy nhất đó là nếu chàng lì xì nàng một tờ 10k cho có lệ thì nàng không ưng, nhưng nếu lì xì một số tiền quá lớn thì nàng lại không dám xài, vì sợ mất hết ý nghĩa, nhưng nếu để “chưng” thì cũng không đặng.Thế là giận dỗi… và nếu cả hai không biết vun vén thì chuyện bé xé ra to và lại “đường ai nấy đi”.
2.Bí kíp đưa tình an toàn qua những ngày Tết
Video đang HOT
- Dù Tết là thời gian dành cho gia đình nhưng đừng vì vậy mà bỏ lơ người ta nhé. Dù có thể bạn rất bận rộn với lịch trình mua sắm của mẹ, dọn dẹp nhà cửa hoặc làm cơm tất niên… nhưng cũng nên tranh thủ dành thời gian cho nhau qua những tin nhắn. Hỏi thăm xem ấy ơi chuẩn bị Tết như thế nào, có gì đặc biệt không chỉ giúp hai bạn nắm rõ thông tin của nhau mà còn khiến tình cảm gần gũi hơn đấy!
- Nếu như hai bạn đã thân thiết nhau và bố mẹ hai bên đều biết thì qua chúc Tết cũng là một điều rất nên. Nhưng nếu như chưa có gì đặc biệt thì bạn chỉ nên chủ cả đám bạn cùng qua nhà nàng/chàng, vừa vui vẻ mà cũng không gây sự chú ý đặc biệt từ phụ huynh đằng ấy.
- Chắc hẳn vấn đề quà cáp, lì xì đầu năm cũng khiến bạn đau đầu ư? Tiền bạc không phải là vấn đề mà cốt là ở tấm lòng. Đôi khi chỉ một trái tim (gấp bằng tiền) mệnh giá nhỏ nhưng người ấy cũng sẽ cất kỹ trong ví đấy, hoặc là một vật may mắn mà bạn xin ở chùa hoặc một món đồ lưu niệm mua khi đi chơi hội đầu năm… cũng trở thành một món quà đầy ý nghĩa mà người ấy muốn nâng niu trong suốt cả năm rồi.
- Và hơn hết, nếu hai bạn có ý định “cặp kè” với nhau đi chúc Tết bạn bè, thầy cô… thì cũng nhớ là vui có chừng thôi nhé, các bạn nam không nên ham vui mà uống quá chén hoặc đi xe máy ngoài đường. Hãy để cho năm mới của mình chỉ toàn chuyện vui thôi nhé!
Theo lamsao.com
"Tết nầy bây có dìa hôn?" - câu hỏi của mẹ khiến người con xa xứ cảm thấy chạnh lòng!
"Tết nầy bây có dìa hôn? Tao không cần tiền bây gởi dìa quê để tao ăn tết. Tao cần thấy mặt tụi bây với sắp nhỏ là tao đủ vui rồi...". Từng lời của mẹ khiến tôi lặng người đi, ai mà chẳng muốn về quê thế nhưng.....
Làm cả năm, Tết có 3 ngày, ai ai cũng tranh thủ sắp xếp công việc để về quê thăm gia đình, ông bà, cha mẹ đủ hiểu ý nghĩa của Tết quan trọng như thế nào trong tâm trí của người Việt Nam. Mặc dù ít nhiều không "bày vẽ" như Tết xưa, thế nhưng mọi thứ vẫn vẹn nguyên trong kí ức của mỗi người. Những ngày giáp Tết, có lẽ ở nhà mọi thứ cũng đã chuẩn bị gần xong. Cành mai trước nhà chắc cũng đã rung rinh cánh mỏng. Bánh mứt cũng đã đủ đầy. Nhưng vẫn thiếu người con xa xứ chưa trở về, phải chăng vì họ không nhớ nhà, họ chẳng quyến luyến không khí sum vầy hay dòng đời xuôi ngược khiến họ chấp nhận đánh đổi?
Dưới đây là nguyên văn bài chia sẻ của một người đàn ông đã có vợ, ít khi về quê ăn Tết, mặc dù quê nhà chẳng xa xôi gì mấy. Đọc những dòng chia sẻ của anh, hẳn nhiều người phải suy ngẫm:
"Sau cuộc gọi của mẹ, lòng tôi trăn trở mãi, biết mẹ nói vậy là giận, là lẫy...
Tôi rành tánh mẹ, vẫn vậy. Giận thì giận mà thương thì vẫn cứ thương!
Tôi xa quê Bến Tre đã lâu, mỗi năm chỉ về đúng một lần vào ngày giỗ ba tôi, còn ngày Tết thì luôn vắng mặt với nhiều lý do... Bến Tre cách Sài Gòn không xa, cũng không phải chen lấn đặt vé máy bay, tàu xe hay tốn vài chục triệu để về quê như những người dân xa xứ ở miền Bắc. Bến Tre cứ thích là về, muốn thì chạy xe máy cũng vèo là tới nhà, thế nhưng... Tết đến, mọi thứ ngổn ngang, vợ con thích đi du lịch, ở lại ăn Tết thành phố, chúc Tết sếp, nhậu nhẹt bạn bè, và hơn hết, làm tết thì lương nhân gấp 3, gấp 5... Đồng tiền làm mờ con mắt, thêm vào đó là ở quê, bà con, anh em cũng đông, nên tôi nghĩ "thiếu mợ thì chợ vẫn đông" nên cứ lần lữa mãi...
Sáng nay tôi quyết định về quê trước Tết cùng đứa con trai út tuổi lên 7, vợ tôi có việc đột xuất nên sẽ đi chuyến sau. Con tôi kêu: "Sao mình về quê sớm vậy ba? Tết này mình không đi du lịch hả ba". Tôi ậm ờ: "Về sớm để nội trông. Gần tết xe cộ nhiều dễ kẹt xe, kẹt phà lắm". Nói cho có. Thật là tôi vẫn muốn đón tết Tây Đô như những năm trước, tết Sài Gòn buồn lắm, đầy đủ vật chất nhưng thiếu đi tình thân.
Xe xuống phà Đình Khao (tỉnh Vĩnh Long). Dòng người và xe chen nhau xuống phà. Ai cũng tươi cười nói năng rộn ràng, họ bàn về chuyện năm nay sắm sửa được gì, mua cái này, cái kia về cho sắp nhỏ dưới quê, có người thì than thưởng ít, thiếu thốn trăm bề. Nhưng dù sao đi chăng nữa, họ vẫn gạt bỏ tất cả, trở về với gia đình, đoàn tụ và sum vầy.
Cuộc hành trình tiếp tục. Hai bên quốc lộ 57 có rất nhiều người bán trái cây đặc sản Bến Tre: chôm chôm, sầu riêng 9 Hóa, 6 Ri, hoa kiểng, mai, bông các loại, xen lẫn với hàng trăm cơ sở kinh doanh cây giống. Dọc các tuyến đường có rất nhiều nhà phơi dưa hành, củ kiệu, có cả bánh tráng phơi trên các vỉ tre, trong cái nắng hầm hập cuối năm. Mọi thứ trở nên thân thương và gần gũi.
Nhiều xe tải đang chuẩn bị xuất bến từ các cơ sở hoa kiểng, nhiều nhất là cúc mâm xôi, cúc đồng tiền, mai chậu, hoa treo, kiểng lá. Nhìn số biển kiểm soát 29...; 43...; 92..., 61....93... tôi hiểu rằng hoa kiểng quê tôi sẽ đến Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Phước...
Ngạc nhiên khi làng quê tôi giờ cũng có hàng chục điểm bán cũng treo bảng "giảm giá", "xả hàng ngày Tết" như ở Sài Gòn. Dọc quốc lộ 57 dài cả chục cây số với các mặt hàng như quần áo đã xài rồi (đồ siđa); quần áo chỉ vài chục ngàn/bộ; rồi xoong chảo, giày dép, dây nịt, bóp da...
Dừng chân tại một quán nước ở xã Vĩnh Thành (còn gọi là Cái Mơn), huyện Chợ Lách, Bến Tre, cô chủ quán khá xinh xắn và rất "Bến Tre" với mái tóc dài và đen, nụ cười tươi rói trên môi: "Anh vào quán em uống ngụm nước rồi lên xe cũng chưa muộn, Tết nhứt đến nơi, vui quá anh hen"...
Xe tiếp tục chạy.... Càng về phía biển, dòng xe và người du lịch dày đặc bởi bãi biển Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) vừa được mở rộng với nhiều thắng cảnh đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Mừng vì quê mình đổi mới, sung túc, đủ đầy. Buồn bởi thấy mình có lỗi với quê nhà, người thân bởi cứ mãi lo toan cơm, áo, gạo, tiền mà lơ là quê cha, đất tổ.
Điện thoại rung. Tiếng mẹ tôi vang lên như reo: "Cha con bây dìa tới đâu rồi. Mẹ đang nấu nồi thịt kho dưa giá và mấy đòn bánh lá dừa đãi tụi bây đây. Bà con tới vui lắm, muốn coi mặt cha con bây".
... Đường về quê ăn Tết ngắn dần, ngắn dần trong niềm rạo rực Tết quê..."
Thế đấy, đi Đông đi Tây cả năm trời, năm hết Tết đến, người xa quê ai cũng mong muốn được về bên gia đình, hưởng một cái Tết đầm ấm. Đôi khi ta không về quê ăn Tết vì sợ tốn tiền, lấy lý do đó thì bố mẹ vì thương con cũng sẽ nói : "Ừ thôi, để lúc khác về cũng được". Chính ta buộc bố mẹ chấp nhận tự an ủi bản thân sao? Công lao sinh thành là trời biển, ai có con cũng đủ hiểu là dù sau này con mình có báo hiếu tốt đến mấy cũng không thể bù đắp tình yêu thương và công lao của bố mẹ.
Giả sử một người bình thường sống thọ đến 75 tuổi, bỏ qua 18 năm đầu sống gần bố mẹ, chúng ta sẽ có ít nhất 4-5 năm xa nhà để đi học, rồi rất nhiều người trong chúng ta đều đi làm xa quê. Giả sử bố mẹ còn sống khỏe thêm 20 năm nữa, và mỗi năm ta về quê được 2 lần, hóa ra chúng ta chỉ được gặp bố mẹ khoảng 40 lần nữa thôi. Nhưng nhiều người, trong đó có tôi, vì mục tiêu tiết kiệm để mua nhà sắm xe, vẫn muốn cắt xén con số đó xuống thành 1 lần mỗi năm.
Tết là dịp đoàn tụ, cái cảm giác đó không gì thay thế được. Dù ta có ở nhà cả năm trời nhưng Tết nhất chẳng thấy mặt mũi đâu thì bố mẹ vẫn buồn, vẫn nhớ, vẫn mong. Huống chi ta chẳng bao giờ ở nhà. Tiền bạc là vật ngoài thân, ít ai chết vì thiếu tiền mà hầu hết chúng ta rồi cũng qua được cả đấy thôi. Nhưng thời gian thì không gì có thể lấy lại được. Chúng ta tốn chục triệu về quê ăn Tết thật ra chính là dùng tiền để mua 72 tiếng của 3 ngày Tết. Quý lắm ai ơi! Liệu bố mẹ có còn đó để đón nhiều cái Tết với chúng ta nữa không?
Việc có về quê đón Tết hay không luôn là niềm trăn trở của những người con xa quê. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" và cũng có rất nhiều ý kiến bình luận về bài viết:
- "Tết là ngày để ta tạm gác lại những bộn bề công việc để sum họp với gia đình. Cùng ngồi gói từng đòn bánh và kể cho ba mẹ nghe đủ chuyện của một năm đã qua"...
- "Cuộc sống bon chen, hối hả ở thành phố lại càng làm cho mình mong cái tết nhiều hơn. Mình luôn muốn đón giao thừa cùng với người thân, ba mẹ. Với mình gia đình là số một".
- "Nhà em nghèo, năm này bố mẹ lại bảo ở quê mất mùa, nên em không về. Sợ về quê rồi, mới đầu năm bố mẹ phải mượn tiền để cho em vào lại thành phố. Em thấy các trang tuyển nhân viên làm thêm ngày tết trả công rất cao nên muốn ở lại làm thêm...".
- "Về thì ai chả muốn về, nhưng trước mắt là đã thấy tốn một mớ nào tiền vé xe, vé tàu, rồi chi phí đi lại, quà cáp, còn chưa kể tiền mừng tuổi bà con họ hàng nữa. Về có mấy ngày có khi cả gia đình tốn mấy chục triệu chứ ít gì"
- "Tết nào mình cũng ăn tết ở nhà nên cũng chán. Tết này mình quyết định làm một chuyến trải nghiệm tết xa nhà và tận hưởng những điều mới lạ ở phía trước".
- "Mình nghĩ mọi người đừng quá khắt khe chuyện không ăn tết cùng gia đình là điều cấm kỵ. Mình nghĩ tuổi trẻ chẳng quay lại lần 2, đi và trải nghiệm nhiều cũng tốt mà. Gia đình luôn là số một nhưng cứ ru rú ở nhà thì biết bao giờ mới biết đó, biết đây. Mình đi vài ngày rồi lại về với ba mẹ. Tụi mình cũng lên kế hoạch hết rồi, mùng 3 sẽ về nhà".
Mỗi người có một quan điểm riêng, về hay không về, nhưng tựu trung: Tết này hãy về nhà. Đó cũng là lý do hành trình về quê trong những ngày cuối năm luôn là một trải nghiệm đong đầy cảm xúc, với những câu chuyện đẹp về tình người, tình thân, về cái Tết truyền thống của quê hương... Thế còn bạn, nếu cũng là một người con xa quê thì ngày Tết bạn sẽ về hay ở lại?
Theo bestie.vn
Tết... hồi đó Hồi đó hễ cứ 25, 26 tháng Chạp, các bà các chị lại rủ nhau đi chợ Tết. Từ nhà ra chợ ngoài thị trấn phải đi bằng vỏ lãi, chèo ghe hoặc xuồng. Miền Tây sông nước chộn rộn người mua kẻ bán tất tả. Ghe hàng chào khách, cứ chốc chốc lại bóp cây kèn đỏ kêu te te. Vậy là...