Để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình
Muốn tổ ấm luôn hạnh phúc, bền vững mỗi cặp đôi phải có kế hoạch chi tiêu, sử dụng tiền khôn ngoan.
Việc không đồng thuận trong vấn đề tiền nong sẽ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng. Vậy làm thế nào để giải quyết những rắc rối trong vấn đề tiền bạc để duy trì hạnh phúc gia đình? Dưới đây là 5 bí quyết để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình bạn:
Cởi mở và trung thực với đối phương ngay từ đầu
Hãy công khai với bạn đời các khoản tiền ngay từ khi sắp kết hôn. Đó có thể là số tiền bạn được bố mẹ hồi môn, hay tiền bạn tiết kiệm được, hoặc có thể là những khoản vay nợ để bạn mua nhà… hãy chia sẻ với chồng/vợ sắp cưới để nhận được sự thông cảm và đồng thuận từ thưở ban đầu. Chính những hành động đó sẽ giúp hai bạn có niềm tin về tiền bạc ở nhau. Cặp đôi có thể cùng thảo luận và đưa ra những kế hoạch chi tiêu trong tương lai. Đây chính là bước nền tảng cơ bản trong việc duy trì hạnh phúc của cả hai.
Lập ngân quỹ chi tiêu chung
Đôi khi do thói quen tiêu tiền khác nhau mà các cặp vợ chồng quyết định mỗi người có một khoản riêng, đồng thời lập một ngân sách chung cho gia đình để tránh cãi cọ trong tương lai. Điều này giúp mỗi người tự chi tiêu phù hợp với thu nhập và nhu cầu của mình, đồng thời vẫn có thể cùng nhau lo toan, gánh vác, chia sẻ sẻ gánh nặng tài chính của gia đình.
Ảnh minh họa: Green.
Có kế hoạch, quy định tài chính cụ thể
Hãy lên những kế hoạch và những quy định về cách quản lý tiền riêng phù hợp với đời sống, cá tính cũng như hoàn cảnh công việc của cả hai vợ chồng. Ví dụ như:
- Tiền chi tiêu chính trong nhà sẽ do ai nắm giữ và chi tiêu.
- Các mục tiêu tài chính hai bạn cần phấn đấu và hướng tới là trong bao lâu.
Video đang HOT
- Trước khi quyết định những vấn đề lớn liên quan tới tiền nong phải có sự đồng ý của cả hai.
- Số tiền dùng trong việc đối nội, đối ngoại.
- Trao đổi về những mục tiêu cũng như lập kế hoạch dài hạn về tiền bạc cùng nhau…
Hiểu nhu cầu của nhau
Vợ chồng nên lưu tâm tới nhu cầu hàng ngày và chính đáng của đối phương như: tiền xăng xe, điện thoại, giao lưu bạn bè, tiền mua quần áo… Chính vì vậy ngoài việc góp một phần lớn và ngân quỹ chung, mỗi người nên có một ít tiền riêng đủ để phục vụ nhu cầu cá nhân của mình. Việc này giúp hai bạn cảm thấy thoải mái, chủ động trong việc tiêu tiền hàng ngày.
Luôn sẵn sàng thỏa hiệp
Bạn và bạn đời phải luôn thoải hiệp với nhau về vấn đề tài chính, đặc biệt là nếu bạn có những ý tưởng khác nhau về chi tiêu và tiết kiệm. Khả năng thỏa hiệp về tiền bạc là tín hiệu tốt cho một mối quan hệ lâu dài hạnh phúc và sẽ ngăn chặn ngoại tình vì tài chính sau này.
Theo Ngoisao
Câu chia tay nào khiến con gái uất ức nhất?
Một lí do chia tay "rất kinh điển", khiến người trong cuộc vừa đau lòng, vừa uất ức vì... quá phũ.
Quả là lúc yêu thì chẳng cần biết vì sao mình yêu, nhưng khi đã chia tay thì lý do có thể lên đến hàng trăm, hàng vạn. Lúc nói yêu thì cần hai người gật đầu đồng ý, nhưng lúc muốn đường ai nấy đi thì chỉ cần một người lên tiếng, xem như chính thức hóa việc chia tay, lý do gì cũng được, để kết thúc trách nhiệm với nhau.
Biết là chẳng thể giữ nổi người đã muốn đi, lý do chỉ là lý do, nhưng vẫn có những nguyên nhân chia tay kinh điển, khiến người trong cuộc thực sự chẳng biết... phản kháng và níu kéo thế nào.
1. "Anh chán em rồi!"
Đây dường như là lí do được vote nhiều nhất về sự ngắn gọn, kinh điển và cũng khiến đối phương uất ức nhất. 4 chữ thôi nhưng để lại nỗi đau và dấu chấm hỏi thì còn kéo dài rất lâu.
"Anh chán em rồi!" - Rất thẳng thắn, rất cương quyết và rất phũ! Người nghe cảm thấy như mình vừa bị dội cho một gáo nước lạnh không hơn không kém.
Phải rồi, tình yêu là những yêu thích, hứng thú vui vẻ ban đầu? Qua những phút hạnh phúc đó rồi, khi tất cả chẳng còn mới mẻ, chẳng còn gì để khám phá, tìm hiểu nhau nữa, khi đến lúc phải ở cạnh nhau bằng một thứ tình cảm trưởng thành hơn, thì lại không đủ kiên nhẫn để bên nhau nữa.
Và kết thúc bằng một câu "chán rồi!", chẳng có gì làm tổn thương lòng tự trọng và cái tôi của mình hơn. Vì anh ta thà chia tay, thà FA, còn hơn là yêu mình kia mà!
2. "Anh có người khác rồi, xin lỗi em!"
Sau sự tổn thương vì bị chạm đến lòng tự trọng, thì việc nhận ra mình bị phản bội cũng khiến con gái đau lòng chẳng kém.
Đúng là như "sét đánh ngang tai", có ai ngờ được mối quan hệ của mình bị người thứ ba chen chân từ lúc nào chẳng biết. Và bấy lâu nay mình chỉ như đứa ngốc, đứng yên nhìn người mình yêu thương và tin tưởng... đánh lừa.
Một câu xin lỗi để rồi hất đổ tất cả những gì đã có cùng nhau? Kỷ niệm, niềm tin, tình yêu... - và bây giờ, vì "người khác" nên hóa thành công cốc. Có lẽ chẳng có nỗi đau nào nặng nề như nỗi đau phản bội. Một khi đã lừa dối, thì lý do gì, xin lỗi như nào cũng chẳng khiến người nghe nhẹ nhõm hơn tí nào đâu.
3. "Thực ra thì, tình cảm trước đây chỉ là ngộ nhận thôi..."
Vậy nên là, anh chưa bao giờ yêu em. Đó chỉ là rung động nhất thời, chỉ là cơn say nắng. Hay đau khổ nữa thì bạn sẽ phải nghe một câu rất cũ "em chỉ là người thay thế cô ấy mà thôi!"
Chuyện tình cảm chưa bao giờ hết phức tạp và dễ phán đoán. Một người, có thể vẫn sẽ có những lúc không biết rõ mình đang thích hay đang yêu/ mình có thực sự yêu người đó hay không... Nhưng lúc đã nhận lời yêu nhau thì ai cũng phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Tình cảm đâu phải trò đùa, để cứ bắt người khác cũng diễn trò thử yêu?
4. "Anh không thể mang lại hạnh phúc cho em"
Tốt thôi, cuối cùng chúng ta đã nhận ra rằng cả hai không thể mang lại hạnh phúc cho nhau, ở cạnh nhau không vui, ở cạnh nhau không được là mình, chỉ khiến bản thân mệt mỏi và chật vật. Nhưng lý do này chẳng phải cũng rất... bất lực hay sao?
Và liệu đã cố gắng được hết sức chưa? Hay chỉ mới gặp chút sóng gió đã muốn buông tay, nghĩ người ta không cần mình, nghĩ mình kém cỏi. Hay tất cả chỉ vì chán nản và không còn mặn mà như trước, nên lấy một lý do có phần "cao thượng" để lựa chọn ra đi?
Có thể tình yêu sẽ không khiến bạn vượt qua tất cả, nhưng chí ít thì nếu trong lòng còn muốn tiếp tục, cái cảm giác "không mang lại hạnh phúc" sẽ chẳng là chướng ngại để rồi vội vã chia tay.
5. "Chúng ta không có tương lai"
Đây cũng là lý do có "họ hàng" với lý do trên kia. Nhưng đã đi xa được đến bao lâu mà dám chắc chắn rằng tương lai cả hai ở cạnh nhau là không thể có? Vốn dĩ tương lai là điều chẳng ai biết trước, nên một số người lại muốn vin vào đó để giải thoát mình khỏi những thứ rối rắm, nhập nhằng trước mắt. Hoặc tệ hơn nữa là vì đã muốn bỏ quách đi, nên kiếm đại lý do mà chẳng ai có thể kiểm chứng, hay bắt bẻ được nửa câu.
6. "Anh và em không hợp nhau"
10 đôi thì có lẽ phải đến 11 đôi lấy cái này ra làm cớ để chia tay. Lý do "không hợp" hóa ra lại là thích hợp nhất cho tất cả mọi thứ. Vẫn biết là để ở cạnh nhau lâu dài, những gì người ta cần không chỉ là tình yêu. Người phù hợp nhất vẫn là lựa chọn "an toàn" hơn người hoàn hảo nhất hay người yêu bạn nhất. Nhưng chẳng thà nói rằng không còn yêu nhau nữa, nghe vẫn dễ chấp nhận hơn, có phải không?
"Không hợp" có thể là nguyên nhân của những cuộc cãi vã, những bất đồng, mâu thuẫn thường xuyên xảy ra. Những khác biệt trong tính cách, thói quen, môi trường sống cũng là điều đẩy hai người ra xa nhau hơn. Song kết thúc chuyện tình yêu chỉ bằng câu "không hợp", thì hóa ra ngần ấy thời gian ở cạnh nhau là một việc rất... vô nghĩa và phí thì giờ?
Theo Ngoisao
Hai nhà bất đồng vì làm tiệc cưới chung Ba mẹ tôi muốn tổ chức tiệc vào buổi tối để đỡ cập rập, trong khi nhà gái nhất định làm vào buổi trưa vì có nhiều khách ở xa. Căng thẳng giữa hai bên gia đình khiến tôi rất đau đầu. Ảnh minh họa: Inmagine. Chỉ còn 10 ngày nữa là tới đám cưới của tôi rồi mà giờ hai nhà đang...