Để tiền bạc không chi phối hạnh phúc của gia đình
Muốn tổ ấm luôn hạnh phúc, bền vững mỗi cặp đôi phải có kế hoạch chi tiêu, sử dụng tiền khôn ngoan.
Việc không đồng thuận trong vấn đề tiền nong sẽ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng. Vậy làm thế nào để giải quyết những rắc rối trong vấn đề tiền bạc để duy trì hạnh phúc gia đình? Dưới đây là 5 bí quyết để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình bạn:
Cởi mở và trung thực với đối phương ngay từ đầu
Hãy công khai với bạn đời các khoản tiền ngay từ khi sắp kết hôn. Đó có thể là số tiền bạn được bố mẹ hồi môn, hay tiền bạn tiết kiệm được, hoặc có thể là những khoản vay nợ để bạn mua nhà… hãy chia sẻ với chồng/vợ sắp cưới để nhận được sự thông cảm và đồng thuận từ thưở ban đầu. Chính những hành động đó sẽ giúp hai bạn có niềm tin về tiền bạc ở nhau. Cặp đôi có thể cùng thảo luận và đưa ra những kế hoạch chi tiêu trong tương lai. Đây chính là bước nền tảng cơ bản trong việc duy trì hạnh phúc của cả hai.
Lập ngân quỹ chi tiêu chung
Đôi khi do thói quen tiêu tiền khác nhau mà các cặp vợ chồng quyết định mỗi người có một khoản riêng, đồng thời lập một ngân sách chung cho gia đình để tránh cãi cọ trong tương lai. Điều này giúp mỗi người tự chi tiêu phù hợp với thu nhập và nhu cầu của mình, đồng thời vẫn có thể cùng nhau lo toan, gánh vác, chia sẻ sẻ gánh nặng tài chính của gia đình.
Ảnh minh họa: Green.
Video đang HOT
Có kế hoạch, quy định tài chính cụ thể
Hãy lên những kế hoạch và những quy định về cách quản lý tiền riêng phù hợp với đời sống, cá tính cũng như hoàn cảnh công việc của cả hai vợ chồng. Ví dụ như:
- Tiền chi tiêu chính trong nhà sẽ do ai nắm giữ và chi tiêu.
- Các mục tiêu tài chính hai bạn cần phấn đấu và hướng tới là trong bao lâu.
- Trước khi quyết định những vấn đề lớn liên quan tới tiền nong phải có sự đồng ý của cả hai.
- Số tiền dùng trong việc đối nội, đối ngoại.
- Trao đổi về những mục tiêu cũng như lập kế hoạch dài hạn về tiền bạc cùng nhau…
Hiểu nhu cầu của nhau
Vợ chồng nên lưu tâm tới nhu cầu hàng ngày và chính đáng của đối phương như: tiền xăng xe, điện thoại, giao lưu bạn bè, tiền mua quần áo… Chính vì vậy ngoài việc góp một phần lớn và ngân quỹ chung, mỗi người nên có một ít tiền riêng đủ để phục vụ nhu cầu cá nhân của mình. Việc này giúp hai bạn cảm thấy thoải mái, chủ động trong việc tiêu tiền hàng ngày.
Luôn sẵn sàng thỏa hiệp
Bạn và bạn đời phải luôn thoải hiệp với nhau về vấn đề tài chính, đặc biệt là nếu bạn có những ý tưởng khác nhau về chi tiêu và tiết kiệm. Khả năng thỏa hiệp về tiền bạc là tín hiệu tốt cho một mối quan hệ lâu dài hạnh phúc và sẽ ngăn chặn ngoại tình vì tài chính sau này.
Theo VNE
Khổ sở vì sếp mới liên tục gạ gẫm, tán tỉnh
Mỗi lần tôi đưa tài liệu, sếp đều cố tình chạm, nắm tay tôi, thỉnh thoảng hứng chí trêu đùa, ông ấy còn vuốt má khiến tôi vô cùng ngại ngùng và tức giận.
Tôi lấy chồng được hai năm, cuộc sống khá êm ấm, hạnh phúc. Nhưng rồi mọi chuyện xui xẻo đã ập đến với gia đình tôi. Số là chồng tôi không may bị tai nạn trong khi đi làm, nên không còn khả năng tiếp tục công việc hiện tại. Anh làm trong ngành xây dựng, công việc hàng ngày của anh là giám sát công trình. Cách đây vài tháng thì anh bị tai nạn, tuy rằng không quá nghiêm trọng nhưng anh sẽ phải ở nhà không lương để điều trị vết thương một thời gian dài.
Thêm nữa, do sơ suất của bản thân mà dẫn tới tai nạn thành ra bên chủ đầu tư không chịu chi trả mọi thứ trong quá trình điều trị nên cuộc sống của chúng tôi khi đó khá vất vả. Thời gian đó tôi lại mang thai đứa con đầu lòng những tháng cuối, nên hai vợ chồng phải chật vật xoay sở mọi thứ cho gia đình. Trước đó, do công ty phá sản nên tôi cũng ở nhà. Tôi dự định khi con cứng cáp sẽ tìm một công việc mới sau. Nhưng chồng tôi bị như vậy nên tôi cũng phải tìm công việc mới sớm hơn dự định. Hết thời gian ở cữ, tôi đã chuẩn bị hồ sơ đi xin việc.
Tôi nhanh chóng có được công việc ưng ý, bởi vì hồ sơ đẹp và ngoại hình ưa nhìn. Công việc với mức lương hấp dẫn khiến tôi vô cùng phấn khởi. Chồng tôi tuy đã kết thúc quá trình điều trị nhưng việc đi lại của anh vẫn còn khó khăn. Không thể tiếp tục công việc cũ, tôi khuyên anh chưa nên kiếm việc làm mà ở nhà nghỉ ngơi, tiện thể chăm sóc con. Anh hơi buồn vì để tôi phải gánh vác gia đình nhưng rồi cũng quen dần với việc nội trợ. Anh cố gắng làm thật tốt việc nhà cũng như chăm sóc con để chia sẻ bớt gánh nặng cơm áo trên vai tôi.
Ảnh minh họa: InImagine.
Nhưng khi bắt đầu thử việc, tôi mới nhận ra một điều, người trưởng phòng luôn làm phiền tôi. Dù đã cố gắng chú tâm tới công việc, nhưng tôi không khỏi khó chịu khi sếp cứ liên tục lợi dụng công việc để có thời gian tiếp xúc với tôi. Ông ta mời tôi đi ăn trưa cùng để tiện bàn thêm về công việc đang dang dở, hết giờ làm thì bảo tôi ở lại trao đổi công việc ngày mai, có hôm muộn rồi mà ông ta vẫn bắt tôi đi ăn tối.
Rồi ông ấy hỏi han tôi nhiều hơn về chuyện đời tư, cũng như chia sẻ về cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc của mình... Thực sự tôi không muốn nghe, nhưng là nhân viên mới, tôi buộc phải chiều lòng sếp. Ở ông ta luôn có cái uy của một người lãnh đạo mà tôi khó có thể từ chối được. Hơn thế nữa, tôi cần công việc này, gia đình tôi lúc này cần đồng lương của tôi hơn bao giờ hết. Tôi không thể làm phật lòng trưởng phòng, nhưng dường như ông ta càng ngày càng đi quá giới hạn, tôi cảm thấy ông ta không muốn mối quan hệ của chúng tôi chỉ dừng lại ở mức đồng nghiệp.
Có lần, tôi đưa tài liệu, ông ta cố tình chạm, nắm tay tôi. Thỉnh thoảng hứng chí trêu đùa, ông ấy còn vuốt má khiến tôi vô cùng ngại ngùng và tức giận. Những lần công ty có buổi liên hoan có bia rượu, ông ta đều mượn cớ say xỉn để ôm tôi... Tôi tỏ ý không hài lòng và nói rằng mình đã có gia đình thì ông ta cố gắng dùng những lời lẽ ngon ngọt để xoa dịu tôi. Gần đây, ông ta còn hay nhắn tin buổi tối với những lời lẽ hết sức lẳng lơ. Để giữ lịch sự, tôi cũng nhắn tin lại nhưng chỉ trả lời cho có. Tôi không dám kiên quyết, bởi tôi sợ rằng ông ta sẽ trở mặt.
Nhưng mật độ tiếp xúc, va chạm ngày càng nhiều hơn. Tới công ty, ông ấy luôn muốn tới gần tôi, hành động thì càng ngày lộ liễu. Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, lúc nào cũng sợ mọi người nhìn mình với con mắt khác. Tôi có khả năng, thậm chí có thể làm tốt công việc sếp giao mà không cần sự ưu ái nào. Nhưng ngược lại tôi khó có thể chối từ những cuộc gặp gỡ riêng tư mà sếp sắp đặt. Tôi rất sợ việc này sẽ đi quá giới hạn.
Hàng ngày, khi đi làm về tôi luôn sống trong tâm trạng sợ hãi, tôi càng không dám nói chuyện đó với chồng. Tôi sợ anh sẽ nghĩ khác về tôi. Tôi rất bế tắc, giờ đây tôi không thể bỏ việc, nhưng cũng không thể tránh tiếp xúc với sếp. Tôi phải làm gì đây?
Theo Ngoisao
Sẽ bán quyền thu phí một số tuyến cao tốc - Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) cho biết, VEC đang hoàn thiện Đề án tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức và hoạt động gắn với đổi mới phương thức quản lý tài chính và cơ chế quản lý dự án sau tái cơ cấu. ảnh minh họa Theo đó, VEC đang xây dựng...