Dễ thương cô con gái nhỏ chạy lon ton đón ba đi làm về, nụ cười hạnh phúc khi được ngồi trên con xe cũ mèm của ba
Có lẽ mỗi lúc đi làm về lại có một thiên thần nhỏ luôn chờ đợi, mong ngóng ở nhà có lẽ là cảm giác hạnh phúc nhất của mỗi bậc làm cha, làm mẹ.
Từ trước đến nay, không khó để bắt gặp những màn âu yếm, chăm sóc con gái của các ông bố trên mạng xã hội. Ngược lại, con gái cũng luôn dành cho bố cử chỉ dịu dàng, ngọt ngào nhất mà mình có thể nghĩ ra. Đó có thể là chiếc ôm từ vòng tay nhỏ, cái thơm từ đôi môi xinh xinh hay đơn giản chỉ là sự vui mừng khi bố đi làm về sau một ngày xa cách.
Mới đây, đoạn video quay lại hình ảnh cô con gái nhỏ chờ đợi ba đi làm về rồi lẽo đẽo ra đón khiến nhiều người xem tan chảy. Trong video, cô gái bé nhỏ chỉ khoảng 2,3 tuổi khi vừa thấy tiếng xe máy của ba đã vội chạy ra, những bước đi chập chững không vững như ngã ra đến nơi nhưng khi nhìn thấy ba thì cười toe toét, giang tay ra để ba bế lên xe.
Video: Cô con gái nhỏ chạy ra đón ba đi làm về
Sau đó, người ba bế cô con gái nhỏ ngồi đằng trước, 2 ba con cùng nhau đi về trên chiếc xe máy… cà tàng. Cô bé từ lúc gặp ba nụ cười luôn nở trên môi, luôn toe toét cười đùa đáng yêu.
Cô bé đứng chờ bố sẵn ở đường.
Có lẽ đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất sau 1 ngày làm việc của ông bố trẻ. Được nhìn thấy cô con gái nhỏ chạy ra đón mình, được thấy con cười tươi, được bế nựng con trong vòng tay là điều tuyệt vời nhất.
Cô bé cười toe toét khi được ba chở về.
Sau khi đăng tải trên mạng xã hội, nhiều dân mạng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ ông bố có cô con gái rượu vừa dễ thương vừa tình cảm như vậy. Ai cũng mong muốn có 1 cô con gái đáng yêu như vậy, sau bao mệt mỏi, vất vả của cuộc sống, được nhìn thấy nụ cười của con có lẽ sẽ xua tan hết mọi âu lo.
Lúc đón con ở bệnh viện, tôi cười híp cả mắt: "Ôi thiên thần của mẹ!", vài năm sau chỉ mong "thằng quỷ" lớn nhanh nhanh rồi ra ở riêng!
Cô giáo bảo tôi: "Cháu nhà chị có năng khiếu thi vào Sân khấu điện ảnh. Tương lai mấy giải Bông sen vàng cháu nó ẵm hết". Tôi cười gượng, trong lòng dạt dào từng đợt sóng...
Với mọi bậc cha mẹ, con cái chính là những thiên thần nhỏ, là niềm hạnh phúc và tương lai tươi đẹp. "Xa là nhớ, gặp nhau là cười" - đó chính là cảm xúc chung của cha mẹ mỗi khi phải đi công tác và không được gặp con.
Yêu thương thắm thiết như vậy nhưng cũng có vô vàn khoảnh khắc, cha mẹ cảm thấy "cáu tiết" với những "thiên thần nhỏ" của mình. Đó là khi những "thiên thần" bắt đầu bước vào độ tuổi ẩm ương, thích quậy phá để chứng tỏ cái tôi ở tuổi dậy thì. Từ đó, vô vàn câu chuyện cười ra nước mắt xảy ra.
Chị Nga (40 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có một cậu con trai năm nay 14 tuổi. Bà mẹ này không ngần ngại chia sẻ những "pha bất lực" của mình với con. Dưới đây là chia sẻ của chị Nga.
Khi những "thiên thần" bắt đầu bước vào độ tuổi ẩm ương là lúc cha mẹ bắt đầu... bất lực. (Ảnh minh họa)
"Thằng con trời đánh" và bài học đầu đời!
Ngày đón con ở bệnh viện, hai vợ chồng tôi hạnh phúc lắm. Nhìn khuôn mặt hồng hào, ngón tay nhỏ xíu xiu của con mà nước mắt tôi rơi như mưa. Tôi nhìn chồng rồi nghẹn ngào: "Thiên thần nhỏ của chúng mình đấy anh ạ! Cả đời này em sẽ bao bọc con. Sau này nó lấy vợ, em cũng không cho nó ở riêng đâu. Vợ chồng nó phải ở với mình". Chồng tôi gật đầu như bổ củi...
Nhưng đó là chuyện của 14 năm trước, còn giờ tôi chỉ muốn "thằng quỷ" lớn nhanh nhanh, lấy vợ rồi sớm tống cổ ra ở riêng. Nhận xét một cách công bằng thì con trai tôi rất thông minh nhưng cái trí thông minh đấy lại không dành cho việc học. Nó chỉ nghịch ngợm, bày trò phá phách là giỏi.
Đến lớp thì không nghe cô giáo giảng bài, cứ lén lút chui xuống gầm bàn giấu giày dép rồi dán nhãn vở lên lưng các bạn. Thỉnh thoảng nó lại giả vờ đau bụng, đau đầu rồi trốn xuống dưới phòng y tế ngủ. Có hôm tôi thấy nhà mất lọ dầu gió. Hóa ra nó mang đến lớp để bôi khắp người, giả vờ ta ốm đau bệnh hoạn. Tay còn giật giật như người kinh phong. Lúc sau tan học, nó chạy như Usain Bolt ra khỏi cổng trường.
Cô giáo bảo tôi: "Cháu nhà chị có năng khiếu thi vào Sân khấu điện ảnh. Tương lai mấy giải Bông sen vàng cháu nó ẵm hết". Tôi cười gượng, trong lòng dạt dào từng đợt sóng. Thằng quỷ con. Toàn làm mẹ mất mặt.
Ban đầu tôi không làm căng với con vì ở tuổi dậy thì, đứa nào cũng nghịch. Vả lại tôi "mắt nhắm mắt mở" cho qua vì thành tích trên lớp của con vẫn ở mức ổn. Thế nhưng riêng cái tật hỗn hào là tôi phải "chỉ tận tay, day tận mặt" ngay lập tức.
Một hôm tôi đang làm việc thì cô giáo tiếng Anh gọi điện thoại, khóc nghẹn. Cô kể là "thằng con trời đánh" của tôi nay lại bày trò trêu các bạn. Lúc bị cô giáo nhắc thì "bật". " Cô cứ chú ý vào việc dạy của cô, cô để tâm em làm gì cho bực" , con tôi dám nói thế với cô giáo!
Tôi gọi điện mách chồng ngay. Chiều hôm ấy, đôi phu thê tức tốc đến trường. Cô giáo mời chúng tôi và con lên phòng làm việc để nói chuyện riêng. Đầu tiên chúng tôi bắt con xin lỗi cô. Sau đó chồng tôi dắt con ra cái công tắc điện ở cạnh cửa, chỉ tay rồi quát: "Ở trường và ở nhà, thứ duy nhất con được bật là cái công tắc. Biết chưa? Cô giáo không phải là người để cho con nói hỗn". Buổi tối, vợ chồng tôi cắt tiền tiêu vặt, bắt nó chép phạt 200 lần câu: "Từ giờ em chỉ dám "bật" công tắc" rồi nộp cho cô giáo.
Cứ ngỡ được bài giáo huấn như vậy thì con phải biết ngoan ngoãn hơn. Ai ngờ nó cái gì cũng biết, chỉ biết điều là không. Trước con tôi nghịch ngợm một cách "xông pha", "thẳng thắn", giờ thì nghịch theo kiểu "núp lùm". Nghĩa là "thằng quỷ" chuyên đứng sau xúi bạn nghịch. Nhìn những cuộc điện thoại gọi đến máy với câu mở đầu: "Mẹ cháu Minh đấy à, nay cháu ở lớp lại..." mà tôi chán. Chán con lắm lắm. Giá như cuộc đời là một ván game, tôi sẽ bấm ngay nút "Đẻ lại từ đầu".
"Thằng con trời đánh" bắt đầu biết "dại gái"
Một thời gian, tôi không thấy cô giáo gọi điện trách móc con nghịch ngợm nữa. Nghĩ hay là cô ghét con mình quá nên lờ đi luôn thì tai hại. Thế là tôi vội khăn gói đến nhà cô để hỏi han tình hình. Hóa ra con tôi dạo này đang thích một bạn gái ở lớp.
Vì muốn tạo ấn tượng tốt đẹp với "đằng ấy" nên cu cậu cải tà quy chính, từ bỏ con đường "bad boy". Cô giáo bảo dạo này con tôi đến lớp là ngồi nghiêm chỉnh, còn xung phong trực nhật hộ bạn. Nghe đến đấy, tôi lại chán. Mẹ ở nhà gào khản cổ, nhờ lau hộ cái nhà mà nó giả câm, giả điếc. Thế mà giờ lại tớn lên đi quét lớp, lau bảng hộ bạn. Nhưng thôi, con thay đổi theo chiều hướng tốt thì tôi cũng mừng. Chứ với ngoại hình "chưa đủ xuất sắc" của con thì diễn hay mấy cũng không thành minh tinh được.
Nhưng đợt 20/10 vừa rồi thì đúng là mừng... rơi nước mắt. Chẳng là mỗi tháng tôi vẫn cho con 300 ngàn để tiêu vặt. Nó thích bỏ ống tiết kiệm hay tiêu gì là tùy. Hôm 20/10 cu cậu đập ống mua cho mẹ một bó hoa hồng.
Một bó hồng và một bữa buffet, lòng tôi trào dâng nước mắt... (Ảnh minh họa)
Nói bó cho sang chứ cũng có mỗi 1 bông. Tuy nhiên mẹ con vẫn ôm nhau thắm thiết, tình cảm lắm lắm. Tôi còn hớn hở chụp ảnh đăng Facebook "bố cáo thiên hạ" là tôi có thằng con hiếu thảo, sau này chắc chắn được nhờ. Anh em bạn bè vào thả tim, chúc mừng điên đảo. Mẹ chồng tôi ở quê còn chia sẻ bài về tường, kèm theo icon rơm rớm nước mắt. Nói chung, cả họ đều mừng.
Đùng phát hôm sau tôi phát hiện hôm 20/10 ông con dẫn bạn gái đi ăn buffet hết hơn 700k. Đấy! Tức không? Nuôi ăn, nuôi học, cho tiền tiêu mà không được ông con cho miếng thịt nướng nào. Chồng tôi cười bảo: "Nó đến tuổi dại gái rồi!".
Hôm qua tôi đi làm về muộn. Trước khi về nhắc đi nhắc lại con phải nhớ cắm nồi cơm để về mẹ chỉ nấu thức ăn là xong. Thế mà cuối cùng thằng "trời đánh" mải mê làm thiệp sinh nhật cho bạn gái rồi quên bật nút cơm. "Bố mẹ ra ngoài cày sâu quốc bẫm - Con ở nhà quên bấm nút nồi cơm". Nghĩ có chán không cơ chứ...
Hôn nhân có màu gì? Người đàn ông mơ mộng từng nghĩ toàn màu hồng giờ tỉnh ngộ, đưa ra câu trả lời khiến toàn cõi mạng cười ngặt nghẽo Sau một thời gian ngắn, người đàn ông đã "vỡ mộng", hóa ra hôn nhân không chỉ toàn màu hồng, mà còn có rất nhiều màu khác. Ví dụ như màu vàng! Hầu như cặp đôi nào khi quyết định "góp gạo thổi cơm chung" mà chẳng mong mình sẽ hạnh phúc, bên nhau tới đầu bạc răng long. Thế nhưng, chẳng có...