Để thuốc cảm sang một bên đi, cách đơn giản sau sẽ giúp bạn đánh bay cảm cúm, nhức đầu cực hiệu quả mà không cần đến chúng
Sử dụng những thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp có thể giúp bạn chữa trị các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến thuốc.
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.
Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm.
Cắt dọc vài củ hành tím và ngâm với mật ong trong 12 giờ, bạn sẽ có một thứ xirô chữa cảm lạnh, nhức đầu rất hiệu quả.
Tỏi
Tỏi nên là loại thực phẩm đầu tiên bạn nghĩ đến nếu không may mắc phải chứng cảm cúm đáng ghét. Vì allicin – một trong ba hoạt chất quan trọng có trong tỏi được mệnh danh là loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả Penicillin, có khả năng làm bớt ho, long đờm, dễ thở và không bị nghẹt mũi.
Cách dùng: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50ml nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2-3 giọt, ngày 2-3 lần.
Hành
Hành là một vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân, được ghi chép trong các tài liệu cổ từ lâu đời. Trong các tài liệu cổ này, người ta cho rằng hành có vị cay, bình mà không độc có năng lực phát biểu, hoà trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ lạng. Vào hai kinh thủ thái âm (phế kinh) và túc dương minh (vị kinh).
Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng ngoài chữa những mụn nhọt mưng mủ, dùng nước hành nhỏ mũi chữa được ngạt mũi, cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi, khi bị cảm mạo, đầu nhức, mũi ngạt thì có thể dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông, hoặc cho hành vào cháo nóng mà ăn thì chóng khỏi.
Video đang HOT
Ớt ngọt
Ớt ngọt chứa chất apsaicin có tác dụng làm giảm chất nhầy gây nghẹt mũi và các triệu chứng cảm sốt. Khi bạn bị cảm lạnh, nhức đầu, bạn hãy nấu món ăn có ớt ngọt kèm theo một chút hạt tiêu để cải thiện tình hình.
Gừng tươi thường được sử dụng để tăng vị ngon cho các món ăn hay là trà uống mỗi ngày.
Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc. Kết hợp gừng với mật ong, chúng ta sẽ có một loại đồ uống kháng sinh mạnh, đặc biệt có tác dụng tích cực trong việc điều trị cảm cúm, giảm bớt khó chịu trong dạ dày, giúp khí huyết lưu thông và ngủ ngon hơn. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng đồ uống này để phòng và trị bệnh cảm cúm.
Trà quế và thảo quả
Bạn có thể chế biến món trà giải cảm bằng cách nấu sôi nước với vài nhánh quế, thảo quả, một chút đường và một nhúm bột nghệ trong 20 phút. Bạn có thể duy trì thói quen uống trà quế – thảo quả 3 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng cảm, sốt.
Trà gừng nóng
Trong gừng có chứa gingerol và shogaol có tác dụng trị cảm, thông mũi hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng rất tốt cho hệ hô hấp, “đánh bay” viêm họng trong vòng một nốt nhạc.
Bạn chỉ cần cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.
Sữa và bột nghệ
Sữa và bột nghệ cũng có tác dụng giải cảm, tăng cường lưu thông máu. Bạn có thể uống 3 cốc sữa nóng và bột nghệ mỗi ngày để giảm cảm lạnh và đau đầu.
Chữa cảm cúm bằng vỏ và lá bưởi
Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu.
Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh.
Bạc hà
Tính chất của bạc hà theo các tài liệu cổ ghi như sau: Vị cay, mát không độc, vào 2 kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt. Bạc hà là một vị thuốc có tinh dầu thơm, làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức, còn giúp cho sự tiêu hoá, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài.
Tinh dầu bạc hà còn giúp thông khướu, dùng khi ngạt mũi, nhức đầu, xoa bóp tại chỗ để giảm đau và sát khuẩn. Bạc hà còn dùng trong pha chế đồ uống như trà, rượu, cocktail… Một số loại trà kết hợp với bạc hà như trà bạc hà cam quế, trà táo bạc hà, trà chanh bạc hà…
Sữa chua - phương thuốc hữu hiệu cho cơ thể
Sữa chua có nguồn gốc từ sữa và có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.
Ngoài giá trị dinh dưỡng sữa chua còn có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột.
Theo BS. Ngô Thị Hà Phương - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi. Các lợi khuẩn và vitamin có trong sữa chua có thể mang lại những tác dụng tốt không ngờ cho cơ thể.
Ăn sữa chua để cung cấp thêm đạm, canxi và vi chất dinh dưỡng để giảm nguồn năng lượng đưa vào từ các thực phẩm khác vì thế hạn chế tăng cân.
Tác dụng của sữa chua
- Cung cấp chất dinh dưỡng: Một cốc sữa chua có thể cung cấp tới 49% nhu cầu canxi, một khoáng chất rất cần thiết cho răng và xương khỏe mạnh. Sữa chua cũng rất giàu vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 và riboflavin, hai chất có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim và một số dị tật ống thần kinh bẩm sinh khác. Một số vi chất trong sữa chua như phốt pho, magiê và kali cũng rất cần thiết cho quá trình điều hòa huyết áp, trao đổi chất và tốt cho sức khỏe của xương.
Các axit lactic trong sữa chua sẽ giúp làm tan da chết và se khít lỗ chân lông
- Tăng cường hệ miễn dịch: Đặc biệt là sữa chua được bổ sung men vi sinh (probiotic) có thể hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các căn bệnh khác. Đặc tính tăng cường miễn dịch của sữa chua từ magie, selen và kẽm (những khoáng chất vi lượng) rất tốt để chống lại bệnh tật xâm nhiễm. Các vi chất như canxi và vitamin D trong sữa chua không những có khả năng ngăn ngừa các bệnh như cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường mà còn giúp bạn tăng cường mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương.
- Giảm cholesterol trong máu: Vi khuẩn có lợi trong sữa chua có khả năng phân giải được axit mật. Axit mật là dịch tiêu hóa chứa cholesterol, đẩy lượng cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, cân bằng giữa hai loại tốt và xấu đảm bảo sự vận hành tốt của lưu lượng máu khi thành mạch ổn định.
-Tăng cường sức khỏe cho trái tim: Sữa chua chứa hầu hết chất béo bão hòa với một lượng nhỏ axit béo không bão hòa đơn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc hấp thụ chất béo bão hòa từ các sản phẩm sữa nguyên chất làm tăng cholesterol HDL tốt, bảo vệ sức khỏe của tim.
-Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Lượng cortisol trong cơ thể tăng cao sẽ khiến mỡ tích tụ nhiều, nhất là vùng quanh eo nên không chỉ khiến bạn tăng cân nhanh chóng mà còn có vòng eo "bánh mì" kém đẹp mắt. Trong khi đó nếu bạn nạp sữa chua thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, từ đó hàm lượng cortisol giảm sản sinh nên cũng góp phần giúp quá trình giảm cân của bạn dễ dàng hơn. Sữa chua có chứa hàm lượng protein cao, cùng với canxi có thể tăng mức độ hormone giảm sự thèm ăn như peptide YY và GLP-1.
Có thể kết hợp sữa chua nguyên chất với trái cây tươi để có thêm nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và tăng thêm hương vị.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng vùng kín: Sữa chua đặc biệt tốt cho con gái vì nó giúp ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm men ở vùng kín. Chính các lợi khuẩn lactobacillus acidophilus được tìm thấy trong sữa chua có thể giúp kiểm soát sự phát triển của các dấu hiệu nhiễm trùng và tiêu diệt các loại nấm đang sinh sôi. Tăng cường ăn sữa chua thường xuyên sẽ rất có ích để bảo vệ sức khỏe vùng kín tốt hơn.
-Sản phẩm cho sắc đẹp: Sữa chua có chứa axit lactic - một loại axit alpha hydroxy hòa tan - giúp loại bỏ các tế bào da chết. Quá trình tẩy da chết nhẹ nhàng không chỉ giúp làm sáng tự nhiên mà con ngăn ngừa mụn cho da của bạn, làm giảm sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa. Hàm lượng vitamin C trong sữa chua có chức năng rất tốt giúp làm mờ vết thâm một cách hiệu quả. Vitamin B có trong sữa chua tới 20 - 30% sẽ giúp làn da sáng và hỗ trợ tăng trưởng, tái tạo tế bào.
Sử dụng sữa chua đúng cách
Chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
Mặc dù sữa chua có thể có tác dụng làm giảm các triệu chứng của đau dạ dày nhưng với một số bệnh khác thì không hẳn. Những người mắc bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tụy không nên ăn sữa chua có đường vì nó có thể làm căn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số loại sữa chua ngoài việc chứa quá nhiều chất béo còn chứa rất nhiều protein so với các loại sữa chua thông thường khác. Dù trẻ em cần nhiều chất béo để tăng trưởng, đặc biệt là trong 2 - 3 năm đầu đời nhưng tốt nhất là trẻ em trên 2 tuổi và người lớn nên chuyển sang dùng sữa chua ít béo hoặc không béo để duy trì chất béo trong giới hạn ổn định.
Mỗi ngày chỉ cần 1 - 2 hũ sữa chua là đã đủ nhận được hết các lợi ích của sữa chua
Lưu ý, bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về, tốt nhất sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua. Theo đó, nhiệt lượng để cất trữ sữa chua là từ 6 đến 8 độ. Ở mức nhiệt này sản phẩm luôn giữ được độ mịn, không bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không để chúng ở nhiệt độ thường sẽ bị hỏng ngay. Khi mua cần xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.
Phòng ngừa các bệnh dị ứng đường hô hấp Khi nhiệt độ giảm xuống và những cơn mưa xuất hiện ngày càng nhiều, không khí trở nên ẩm ướt và gia tăng các tác nhân gây ô nhiễm, nguy cơ bị dị ứng của chúng ta cũng tăng theo và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần lưu tâm...