Đẻ thuê nhưng lại… không muốn trả con
Càng chăm con, chứng kiến con thay đổi từng ngày, tình mẫu tử trong tôi càng trỗi dậy. Hàng đêm, ngồi ngắm con say giấc tôi lại khóc, tôi không muốn mất con, không muốn núm ruột của mình bị người ta đưa đi.
ảnh minh họa
Bé đã trở thành nguồn sống duy nhất, giờ mà phải xa con, có lẽ tôi không sống nổi.
Tôi là một người phụ nữ bất hạnh. Nói vậy bởi từ khi tôi sinh ra, làm phận đàn bà thì chưa bao giờ hạnh phúc mỉm cười với tôi. Dường như kiếp này của tôi để trả nợ cho kiếp trước.
Tôi mới ra đời được 3 tháng thì mẹ mất vì bệnh hiểm nghèo, từ đó bố tôi làm bạn với những trận say bí tỉ, sự sống của tôi được duy trì bằng những bát nước cơm chưng đường của bà nội.
16 tuổi, cái tuổi mà tụi con gái bắt đầu biết rung động, biết đỏ mặt trước những lời tán tỉnh, và biết xao xuyến trước một anh chàng đẹp trai, cái tuổi mà “chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”, thì tôi lại chỉ suốt ngày nép mình nơi xó nhà.
Rồi có một ngày, bố tôi về nhà không say rượu như mọi hôm, bố nhìn tôi, đưa cho tôi 200 nghìn và bảo “Mai con ra chợ, kiếm bộ quần áo đẹp mua về để ngày kia mặc, ngày kia bố gả chồng cho. Con không có quyền từ chối, nếu con lắc đầu, lập tức bố treo cổ tự tự. Bố nợ người ta nhiều tiền lắm rồi, không trả được, con về làm dâu nhà ấy, bố vừa hết nợ, nhà mình giữ lại được nhà…”
Gạt nước mắt, tôi đồng ý lấy chồng…
Chồng tôi là một anh chàng cùng làng, anh ta bị mắc bệnh lan y, chạy chữa khắp nơi mà bệnh không khỏi. Trong một lần đi xem bói, được “thầy” mách nước rằng “cứ lấy vợ cho nó là hết bệnh”, mẹ anh ta bắt đầu về làng thực hiện kế hoạch tuyển con dâu của mình. Và đích ngắm của bà ta chính là tôi.
Nói là lấy chồng cho oai, chứ vì chưa đủ tuổi nên ngày theo chồng của tôi bố thịt đúng 1 con gà để cũng tổ tiên rồi mời bà nội và bác cả sang làm người đại diện họ nhà gái.
Về nhà chồng, cuộc sống của tôi không khác gì con ở, sáng phải dậy sớm nấu cơm cho cả nhà. Khi mọi thành viên trong nhà chồng đi làm hết thì tôi phải làm cho hết việc nhà rồi chăm lo cho mấy chục con lợn, hàng trăm con gà trong chuồng và dán hàng mã để kiếm thêm tiền.
Video đang HOT
4 năm làm dâu, bệnh của chồng tôi vẫn không khỏi như lời ông “thầy” mà còn có phần nặng hơn, suốt ngày anh ta la hét, nước dãi chảy như đứa trẻ, nhiều khi còn cầm cả dao đuổi chém bố mẹ, mẹ chồng quay ra đổ lỗi tại tôi, tại mệnh của tôi khắc chồng nên làm chồng bệnh cành nặng hơn. Càng ngày, mẹ chồng càng trở nên cay nghiệt với tôi.
Ngoài việc “vẽ” ra vô số công việc bắt tôi làm, ban đêm bà ta cũng không cho tôi được ngủ yên, cứ nhằm lúc 12 giờ-1 giờ đêm là bà ta vào phòng, ngồi trên giường trì triết, mắng chửi tôi.
Cả thể xác và tinh thần của tôi kiệt quệ đến thảm hại. Tôi van xin bà ta tha cho tôi, để tôi được về nhà mình sống. Bà ta chỉ thẳng vào mặt tôi phán rằng “Bao giờ mày trả hết bà 200 triệu tiền bố mày vay của thì bà cho mày tự do, nếu không, mày đừng hòng thoát, cứ ở đây để làm cái thùng trút giận của bà…”.
Một người đàn bà quanh năm núp ở xó nhà như tôi thì lấy đâu ra số tiền lớn như vậy…
Cuộc sống như địa ngục của tôi tiếp diễn cho đến ngày tôi gặp người đàn ông ấy.
Vợ chồng anh ta cưới nhau đã 6 năm mà chưa có con, mất rất nhiều tiền chữa trị nhưng vẫn là công cốc. Trong khi đó anh ta lại là con một, vậy nên phương cách duy nhất là tìm người mang thai hộ.
Thấy người trong làng nói về hoàn cảnh của tôi nên anh ta tìm đến đặt vấn đề với tôi.
Anh ta hứa sẽ giúp tôi trả hết số nợ bố tôi đã vay của mẹ chồng tôi và cho tôi thêm 100 triệu nếu tôi đồng ý sinh con cho ông ta.
Tôi đồng ý.
Ngay khi tôi có thai, giữ đúng thỏa thuận, anh ta đưa tôi 200 triệu để tôi trả mẹ chồng, 100 triệu còn lại sẽ đưa nốt khi tôi sinh bé.
Thoát khỏi món nợ với nhà “chồng”, tôi về lại ngôi nhà nơi mình đã từng chôn nhau cắt rốn. Tôi không phải làm gì, chỉ có mỗi việc ăn thật nhiều để dưỡng thai.
Sau hơn 9 tháng mang thai, tôi sinh được một bé trai nặng 3,5 kg. Vợ chồng anh ta vui lắm. Khi đón tôi từ bệnh viện về, vợ chồng họ lại yêu cầu tôi nuôi đứa bé thêm vài tháng nữa cho bé cứng cáp rồi họ mới đưa bé đi. Và đương nhiêu, những tháng tôi phải nuôi con ấy, họ sẽ trả “tiền lương” cho tôi, coi như tôi là “bình sữa di động” của thằng bé.
Càng chăm con, chứng kiến con thay đổi từng ngày, tình mẫu tử trong tôi càng trỗi dậy. Hàng đêm, ngồi ngắm con say giấc tôi lại khóc, tôi không muốn mất con, không muốn núm ruột của mình bị người ta đưa đi. Bé đã trở thành nguồn sống duy nhất của tôi, giờ mà phải xa con, có lẽ tôi không sống nổi.
Nhưng giữ con lại thì tôi không có quyền, vì tôi không thể kiếm ra 200 triệu để trả cho người ta. Tôi phải làm sao đây? Làm sao để giữ con lại bên mình?
Theo VNE
Tâm sự của cô gái từng "đẻ thuê": Ngậm ngùi ngày trả con
Để kiếm tiền trang trải, trả nợ cho người em cờ bạc và cứu gia đình khỏi những quyển sổ nợ ngân hàng, Mai quyết định theo mối của một người phụ nữ đi đẻ thuê. Với cô, một lần và ám ảnh suốt đời.
Hãi hùng vì bơm phôi xong bụng chướng lên
Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, trong đó có nội dung cho phép mang thai hộ nhưng nghiêm cấm đẻ thuê. Phóng viên đã có buổi nói chuyện với Bùi Thị Mai (tên nhân vật đã thay đổi), một cô gái quê Quảng Ninh, từng đẻ thuê cho một gia đình ở Hà Nội.
Không dễ gì chúng tôi mới có được cuộc nói chuyện với Mai. Cô gái có nước da ngăm đen, dáng vóc cao to. Mai kể về thời gian mình nhận lời mang thai hộ một người quen của chị họ ở Hà Nội để lấy tiền về trả nợ ngân hàng do người em cờ bạc.
Mai kể, năm 2011, em trai Mai nợ xã hội đen 200 triệu đồng, lãi mẹ đẻ lãi con gia đình Mai phải thế chấp nhà cửa, chạy vạy khắp nơi để trả nợ. Khi trả nợ cho em, ngày Tết cả nhà cô không dám ở nhà vì ngân hàng đến đòi tiền. Mai lại từng lầm lỡ lúc 18 tuổi khi cô có thai với một người đàn ông. Họ đã bỏ cô lại khi đứa bé vừa chào đời. Mai đành nhờ bố mẹ nuôi con.
Cuộc sống vô cùng khó khăn, Mai được người chị họ mách có cách để kiếm tiền. Đó là đi mang thai hộ một gia đình giàu có ở Hà Nội. Người vợ có một cô con gái và muốn sinh thêm cậu con trai nhưng chị ấy bị cắt tử cung vì nhau cài răng lược khi sinh con đầu lòng. Họ vẫn muốn sinh thêm con bằng chính dòng máu của mình.
Mai tâm sự về lần đẻ thuê nhớ đời của mình.
Sau khi Mai được đưa đến gặp gia đình nhà người đó. Mai nhận số 100 triệu ứng trước về trả nợ. Cô theo người thuê mình vào các bệnh viện làm xét nghiệm. Mọi kết quả xét nghiệm của Mai đều tốt. Gia đình nhà người đó đã lên lịch với bác sĩ chọc trứng và tiến hành cấy phôi trong ống nghiệm. Mai nghỉ ngơi đợi ngày nhận phôi thai vào bụng mình.
Bác sĩ bơm vào Mai hai phôi. Nhớ lại thời gian bơm phôi, Mai rùng mình: "Chắc em sợ đến lúc già không dám làm nữa. Kinh khủng quá".
Cái kinh khủng của Mai không phải là cô bị ảnh hưởng hay bơm phôi thai đau đớn gì. Khi bơm phôi được vài ngày, bụng Mai bắt đầu chướng lên như trống. Bác sĩ bảo không đáng lo, có thể do tác động của thuốc. Tuy nhiên, Mai vẫn thấy khó chịu. Cô nghĩ, mình chết chắc rồi.
Mai kể: "Em không thể thở được, chỉ nằm ở giường nâng phần đầu lên rồi há hốc miệng ra thở. Cơm hay các loại gì đều không thể nuốt nổi. Có lúc, em nghĩ mình chết chắc vì cái bụng to như bà bầu đến ngày sinh. Dù bác sĩ bảo cũng có người từng bị như em nhưng em vẫn sợ".
Thời gian đó, dù gia đình nhà người thuê chăm sóc và giúp đỡ Mai rất nhiều nhưng cô vẫn sợ mình không qua khỏi được. Có lúc Mai cầu xin bác sĩ hãy cứu mình nhưng lại sợ số tiền cầm của gia đình nhà người đó sẽ không có để trả. Mai đành nhắm mắt hi vọng mọi điều kinh hoàng sẽ trôi qua.
Mất đúng 10 ngày đầu khi bơm phôi, Mai mới trở lại bình thường được. Đến nay, cô vẫn sợ khi nghĩ lại lúc bơm phôi đó.
Ngậm ngùi ngày trả con
Sau khi sinh con bằng phương pháp sinh thường khi đứa trẻ được 37 tuần tuổi, Mai phải trả con lại cho bố mẹ ruột của bé. Giây phút người phụ nữ ôm đứa trẻ vào lòng như cục vàng của họ, Mai bật khóc vì tình mẫu tử. Cô không phải là mẹ ruột của bé, nhưng thời gian gắn bó 9 tháng cũng đủ cho cô thấm thía tình mẫu tử.
Từ khi sinh bé đến nay đã gần 3 năm, Mai vẫn chưa dám lấy chồng. Hàng ngày, cô lo sợ khi cưới mình sẽ khó có con được như thường. Nhưng nghĩ đến cảnh làm bơm phôi vào bụng rồi cái bụng dần căng, chướng như cái trống Mai lại lạnh sống lưng.
Khi chúng tôi hỏi Mai có gặp lại đứa bé, cô cho biết: Em chỉ nghe nói họ ở Hà Nội. Mọi giao dịch họ thực hiện ở quán cà phê. Sau này, khi em có bầu cũng sống ở nhà họ thuê cho và có người phụ giúp chứ không rõ địa chỉ của họ.
Nhiều lần, nhìn trẻ con Mai lại bật khóc không biết đứa trẻ kia giờ ra sao. Dù Mai có cô con gái đã học lớp 2 nhưng với Mai đứa trẻ không mang dòng máu của cô nhưng do cô mang nặng đẻ đau vẫn là con của mình.
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Cay đắng phận 'đẻ thuê' Tôi biết rằng đúng là tôi đến với anh và chấp nhận một lần nữa sinh con mà không có chồng cũng chỉ vì tiền. Tôi vẫn biết anh không phải là người xấu, anh đã giữ đúng lời hứa và chu cấp cho mẹ con tôi, nhưng những gì anh đối xử với tôi như vậy có quá đáng lắm không? Nhiều...