Đẻ thuê – dấu hiệu của tội phạm mua bán trẻ em
Đó là nhận định của thạc sỹ, luật sư Phạm văn Phất- trưởng văn phòng Luật sư An Phát Phạm (Đoàn luật sư Hà Nội) xung quanh những vụ việc đẻ thuê được báo chí phản ánh thời gian gần đây.
Không chỉ vi phạm đạo đức xã hội mà còn vi phạm pháp luật
Thời gian qua, xuất hiện nhiều vụ cô gái đẻ thuê. Đẻ thuê cũng được xem như một dịch vụ, ông nhận định gì về thực trạng này?
Trước hết, cần phải khẳng định rằng việc đẻ thuê dưới bất kỳ hình thức nào cũng là vi phạm đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Trên thực tế, việc đẻ thuê thường được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu, thứ nhất là đối với các cặp vợ chồng không có con do người vợ không có khả năng sinh đẻ, họ thống nhất nhờ (có trả tiền) một phụ nữ sinh con với người chồng rồi sau khi đứa trẻ sinh ra cặp vợ chồng đó sẽ nuôi đứa trẻ thứ hai là các cặp vợ chồng nhờ (cũng có trả tiền) người phụ nữ mang thai hộ (do cấy ghép phôi), sau khi đứa trẻ sinh ra cặp vợ chồng sẽ nhận lại đứa trẻ từ người mang thai hộ. Hình thức thứ nhất đã khá phổ biến tại Việt Nam như gần đây báo chí có phản ánh. Hình thức đẻ thuê thứ hai thường diễn ra ở nước ngoài do tốn kém hơn và phải áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Luật sư Phạm Văn Phất
Dưới góc độ pháp luật, hình thức đẻ thuê thứ hai nêu trên (mang thai hộ) là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm (Điều 6, Nghị định số 12/2003/NĐ ngày 12/2/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học). Người có hành vi mang thai hộ có thể bị phạt hành chính từ 20 đến 30 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).
Đối với hình thức đẻ thuê thứ nhất như nêu trên, theo tôi, có dấu hiệu của tội phạm mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự bởi lẽ mặc dù người phụ nữ (không phải là người vợ) sinh con với người chồng nhưng tại thời điểm chuyển giao đứa trẻ, người đàn ông đó chưa được pháp luật công nhận là cha của đứa trẻ và về bản chất, cặp vợ chồng nhờ đẻ thuê đã trả tiền để nhận được đứa trẻ do người phụ nữ khác đẻ ra và người phụ nữ trực tiếp sinh ra đứa trẻ không đứng tên trên giấy khai sinh với tư cách là mẹ đứa trẻ đó.
Có những người đứng ra môi giới đẻ thuê và ăn “hoa hồng” đến vài chục triệu đồng. Với những người môi giới như vậy có vi phạm pháp luật, thưa ông?
Video đang HOT
Đối với hình thức đẻ thuê thứ nhất như nêu trên, khi cặp vợ chồng nhờ đẻ thuê và người phụ nữ đẻ thuê bị xử lý về tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự thì người môi giới cũng bị xử lý về cùng tội danh đó với vai trò đồng phạm giúp sức.
Theo PV tìm hiểu, những cô gái nhận đẻ thuê đều có ký kết bằng hợp đồng và sau mỗi thương vụ, các cô gái sẽ được trả vài trăm triệu đồng. Việc ký kết hợp đồng như vậy có vi phạm pháp luật? Luật pháp có định danh hành vi này?
Thỏa thuận đẻ thuê không chỉ vi phạm đạo đức xã hội mà còn vi phạm pháp luật. Sở dĩ trên thực tế hầu như chưa có vụ đẻ thuê nào bị xử lý về hình sự là do những người liên quan đều tự nguyện, bí mật và sự việc không bị phát giác. Nếu phát hiện được hợp đồng bằng văn bản thì đây là một trong những chứng cứ của hành vi phạm tội mua bán trẻ em. Tất nhiên, khi đã bị xử lý về hình sự thì số tiền 150- 200 triệu đồng (thậm chí cao hơn) do phạm tội mà có đó cũng bị tịch thu xung công.
Không chỉ nên trông chờ vào các chế tài pháp luật
Ở một khía cạnh khác, có những “hợp đồng” thuê đẻ chỉ bằng miệng, các bên tham gia “thực hiện hợp đồng” lại “bí mật”. Liệu có những hệ lụy sẽ xảy ra từ những bản hợp đồng miệng?
Dù hợp đồng đẻ thuê có được lập bằng văn bản hay bằng miệng thì cũng không được pháp luật bảo vệ vì đó là những giao dịch trái pháp luật.
Thực tế, dịch vụ đẻ thuê bùng nổ tại Việt Nam khi nhiều cặp vợ chồng sẵn sàng trả bất cứ giá nào được yêu cầu để có được một đứa con. Theo ông, luật pháp nên có quy định siết dịch vụ này và có chế tài xử phạt để ngăn chặn dịch vụ này ngày càng bùng phát?
Nhu cầu có một đứa con là nhu cầu chính đáng của bất kỳ cặp vợ chồng nào. Nhưng việc có một đứa con thông qua hình thức nhờ người khác đẻ thuê lại là một việc vi phạm đạo đức xã hội và vi phạm pháp luật. Khi một hành vi vi phạm pháp luật đã trở nên phổ biến, có tính chất bùng nổ thì đòi hỏi các cơ quan chức năng phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn.
Trên thực tế nhiều người chỉ đơn giản nghĩ rằng việc đẻ thuê là vi phạm đạo đức và nếu bị phát hiện thì sẽ bị dư luận dị nghị chứ họ không hiểu được ý nghĩa pháp lý của hành vi đó. Chính vì vậy họ mới lập hợp đồng đẻ thuê bằng văn bản và tìm mọi cách để giữ bí mật sự việc. Do đó, để ngăn chặn tình trạng đẻ thuê, không nên chỉ đơn thuần áp dụng chế tài xử phạt mà trước hết cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tính chất pháp lý của hành vi vi phạm, làm cho mọi người đều hiểu rằng đẻ thuê là vi phạm pháp luật và những người liên quan có thể bị xử lý về hình sự. Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền về giải pháp hợp pháp cho những cặp vợ chồng vô sinh hoặc hiếm muộn có được đứa con của họ (như nhận nuôi con nuôi).
Theo VNE
Đại gia "săn" thiếu nữ lỡ thì tìm quý tử: Ai khóc, ai cười?
"Hãy cho em một năm được sống bên con và tận hưởng cảm giác được làm mẹ", lời cầu xin tha thiết của người làm mẹ khiến người nghe không khỏi xót thương.
Khi ước nguyện quý tử thành hiện thực, các đại gia dễ dàng "phủi tay" tất cả bằng cách chi ra một khoản tiền kha khá. Trái ngược với niềm sung sướng tột độ của các đại gia là giọt nước mắt khổ tâm của những người mẹ "đẻ thuê" phải xa con.
Cô gái đi đẻ mướn mang nhiều bi kịch (Ảnh minh họa)
Đại gia "chạy làng" ...
Trong một "mớ" suy nghĩ hỗn loạn cho số phận của cô gái mới gặp, người lái xe tên Khanh rất nhiều lần muốn dừng lại nhưng lại một lần nữa ông nhận ra đó là một nhiệm vụ không thể không thực hiện. Ông thường xuyên đến thăm hỏi quà bánh hai mẹ con cô Nga để thêm sự thân thiết và tạo điều kiện cho "lời ngỏ ý nhị" của mình đến cô Nga. Ông phân tích hoàn cảnh thực tại của cô: Rất cần một khoản tiền để lo chữa trị cho bệnh liệt tạm thời của mẹ cô, tiền thuốc lâu dài cho bệnh tim của bà. Cô cũng cần có tiền để trang trải cuộc sống đủ ấm no cho hai mẹ con hơn là một cuộc sống tạm bợ, lay lắt như hiện tại ... Cô Nga nghe ông phân tích chỉ âm thầm khóc thương mẹ và cay đắng cho chính số phận của cô.
Cô mường tượng một tương lai tăm tối đang chờ đón hai mẹ con cô phía trước. Nhìn phong bì tiền trên bàn, cô nghĩ đến cái giá của mình trong trò "giao kèo" mà ông Khanh gợi ý. Một bên là chữ hiếu báo mẹ, một bên là chữ tình với con khi cô bị tước quyền làm mẹ trong một cuộc giao kèo tiền bạc.
Nhận được lời đồng ý đột ngột của cô Nga ngay sáng hôm sau, ông Khanh không khỏi sửng sốt vội báo tin mừng cho sếp. Ông Tiến H lập tức tìm bác sĩ sản khoa có tiếng ở Hà Nội để tư vấn và chuẩn bị cho việc sinh quý tử. Ngày "động phòng" giữa ông Tiến H và cô Nga nhanh chóng được ấn định. Trước đó, ông Tiến H cũng đến "làm quen" với "người tình" 2 lần, ông thăm hỏi và chu cấp tiền cho cuộc sống của hai mẹ con cô.
Sau hơn một tháng từ đêm "tân hôn", cô Nga đã có tin vui. Ông Tiến H vui sướng tột độ, ngày càng chu cấp những khoản tiền lớn dần cho cô để dưỡng thai. Ông còn thuê một người giúp việc để chăm sóc cô và người mẹ già. 4 tháng trôi qua, đột nhiên một hôm ông Khanh đến thăm hai mẹ con cô Nga và ngỏ ý đưa cô lên tỉnh siêu âm. Kết quả siêu âm thai nhi là "quý tử" đúng như sự mong đợi. Từ đó những khoản chu cấp hàng tháng cho cô Nga ngày lại tăng dần thêm. Cô Nga sống trong sự trang bị đủ đầy về mọi thứ. Vật dụng trong nhà được hiện đại toàn bộ, có những đồ mà từ trước giờ cô chưa từng biết đến. Nhưng ngược lại, ngoài sự đủ đầy đó thì cô "ê chề" trước bao lời "dị nghị" của xóm làng. Cô bỏ mặc tất cả điều tiếng không hay để sống với một niềm hạnh phúc vô bờ của riêng mình: Cô sắp được làm mẹ.
Nhìn cách sống đối đầu với thực tại của cô Nga, ông Khanh hình dung đến sự nghiệt ngã của những cô gái không may có kết quả siêu âm là con gái liền bị "phủi tay" không thương tiếc. Các cô bị bỏ hẫng và phải nuôi con một mình, bị cắt mọi viện trợ của đại gia, phải chịu nhiều "điều tiếng" không hay từ dư luận ...
Các đại gia quen với lối hành xử bằng tiền nên bất cứ việc gì cũng sử dụng đồng tiền. Tiền có thể thay thế cho lời nói của đại gia để chỉ huy người khác thực thi bất cứ nhiệm vụ nào mà của đại gia yêu cầu. Người nhận tiền từ đại gia cũng phải biết "nhìn đồng tiền" để thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm công việc đối với đại gia. Và công việc đẻ thuê cho đại gia cũng không nằm ngoài câu chuyện "trao đổi" - một hình thức thanh toán sòng phẳng trong con đường làm ăn của họ. Nếu chẳng may những cô gái "đẻ thuê" sinh ra một "công chúa" thì chắc chắn người cha sẽ không công nhận. Họ sẽ rũ bỏ mọi trách nhiệm liên quan với một khoản tiền rồi "bặt vô âm tín". Tệ hại hơn còn có trường hợp đại gia "chạy làng" bỏ rơi người tình chỉ trong vòng 4 tháng mang thai khi kết quả siêu âm không cho ra "quý tử" như mong muốn. Đó là những câu chuyện mà ông Khanh đã nghe được từ chính những vị sếp đáng kính "lên án" nhau trong lịch sử tình trường dày đặc của các sếp này.
Con đường vòng gập ghềnh dẫn vào nhà cô gái đẻ thuê
Nước mắt "thợ đẻ thuê"
Ngày cô Nga sinh nở, ông Tiến H có mặt ở bệnh viện tỉnh để trông ngóng từng giây phút chào đời của quý tử. Cả cô Nga và ông tràn ngập niềm hạnh phúc lớn lao. Nhưng sự ra đời của cậu ấm cũng là thời điểm để hai người phải đối diện với sự sòng phẳng trong giao kèo đã hứa. Một cuộc thỏa thuận "vô văn tự" của đôi bên với nhiệm vụ "sinh quý tử" và những khoản tiền chu cấp. Đến lúc này, khi mọi chuyện đã đi đến đích cuối cùng thì cần hơn hết một cái kết quyết định. Các đại gia thường để cho người mẹ nuôi con nhỏ nửa năm rồi rồi tước quyền nuôi dưỡng vĩnh viễn và cắt đứt toàn bộ liên lạc với người "thợ đẻ". Một số người thì đón con luôn tại bệnh viện và vĩnh viễn không gặp lại mẹ của đứa bé.
Tuy ông Tiến H chưa nhắc đến những "điều khoản" trong giao kèo nhưng dường như cô Nga đã loáng thoáng nhận ra sự băn khoăn của ông. Người phụ nữ lần đầu tiên được biết niềm hạnh phúc làm mẹ bỗng phải đối mặt với sự mất mát quá lớn lao. Cô hôn đứa bé, giọng như van xin: "Hãy cho em một năm được sống bên con và tận hưởng cảm giác được làm mẹ".
Đứng trước nỗi đau của người phụ nữ yếu đuối, ông Tiến H nhận ra người đàn bà kia cũng có chung một niềm khát khao con trẻ giống như ông. Ông nghĩ đến tình cảnh của những bà mẹ trẻ khốn khổ cầu xin gặp lại con và sự cự tuyệt thẳng thừng của các ông bố đại gia. Từ đây ông cũng mường tượng một tương lai gần phải đối mặt với vòng xoáy tình - tiền và trái tim bị tổn thương của người mẹ tội nghiệp .
Theo NDT
Người phụ nữ 20 năm làm nghề đẻ thuê Mang nặng đẻ đau 5 đứa con nhưng chưa một lần Huyền "mất" một giọt sữa cho con bú. Đứa bé vừa kịp chào đời, gia đình "nhà chủ" đã vội đưa đi mất. Sau mỗi hợp đồng đẻ thuê, cô được trả 150 - 200 triệu đồng. Người phụ nữ có thâm niên 20 năm trong nghề "đẻ mướn" nay đã ngoài...