Đề thi Văn của một huyện gây sốt vì câu hỏi 8 điểm chỉ có… 6 bức hình: Mới nhìn tưởng kể chuyện kinh dị, ngẫm kĩ mới thấy quá hay
Với câu hỏi này, học sinh giỏi Văn tha hồ trổ tài phân tích, phô diễn kiến thức của mình.
Những chiếc đề thi Văn tiết kiệm chữ dạo gần đây có vẻ đang phổ biến nhiều hơn tại các cuộc thi học sinh giỏi. Thông thường, đây là những câu hỏi khơi gợi rất nhiều vấn đề, giúp học sinh có “đất diễn”, không bị bó hẹp trong khung kiến thức của sách giáo khoa.
Còn nhớ mới vài tuần trước, dân tình sốt xình xịch trước đề thi Văn từ tỉnh Bình Định. Ở câu 1 (8 điểm) Nghị luận xã hội, thay vì một câu hỏi về một tác phẩm như thông thường, đề chỉ có vỏn vẹn… 2 bức ảnh. Yêu cầu đưa ra chính là: Từ hình ảnh trên, theo anh (chị), đối với học sinh Trung học phổ thông, những loại công việc nào là “hòn đá lớn”; “viên cuội bé”; “cát mịn”; “nước lã”. Hãy chia sẻ phương án sử dụng thời gian của bản thân.
Mới đây, một đề thi học sinh giỏi Văn khác dành cho lớp 9 của một huyện cũng được chia sẻ rầm rộ. Câu hỏi 8 điểm cũng cho dữ liệu chính là những bức ảnh, đồng thời yêu cầu: Xem những hình ảnh sau và nói lên suy nghĩ của em bằng một bài văn nghị luận dài không quá một trang giấy thi (bài viết có đặt nhan đề).
Trên thực tế, đây không phải là một đề bài quá khó. Hình ảnh mới nhìn qua có vẻ khó hiểu nhưng xem kĩ lại rất ý nghĩa. Đó là hình ảnh những y bác sĩ chiến đấu với tử thần để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Và cuối cùng là hình ảnh về ngày 19/11/2021, ngày tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Những thiên thần áo trắng đã quên hiểm nguy để chữa bệnh cho đồng bào, đồng chí nhiễm bệnh, nhất là trong giai đoạn đầu chống dịch bệnh, vaccine còn ít. Họ gác lại hạnh phúc riêng tư, quên đi nỗi sợ hãi, gác lại cuộc sống yên bình để đi vào tâm dịch. Không thể miêu tả hết, ghi hết những cam go, khó khăn, khốc liệt trong phòng chống dịch, những gian lao, vất vả, hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu, nhất là ngành y, đặc biệt là của những y bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, Lễ Tưởng niệm là sự sẻ chia, đồng cảm sâu sắc, song cũng là lời cảnh tỉnh, nhắc tất cả chúng ta về nỗi đau và trách nhiệm.
Đặt trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, câu hỏi Nghị luận xã hội vì thế vô cùng gần gũi, thiết thực, mang hơi thở của cuộc sống. Học sinh sẽ có rất nhiều dẫn chứng thuyết phục cho bài viết, thỏa sức “múa bút” theo khả năng của mình.
Đề thi khi được chia sẻ trên mạng xã hội nhận về nhiều sự yêu thích. Một số cư dân mạng cũng tranh thủ trổ tài phân tích, mổ xẻ đề Văn vô cùng sâu sắc, thấu tình đạt lý không thua kém một học sinh giỏi nào. Nhiều người cho rằng, dù đã qua giai đoạn học sinh nhiều năm nhưng “chạm” vào chiếc đề nhiều xúc cảm này khiến họ muốn “cầm bút lên và viết”.
Đề thi Văn chọn học sinh giỏi của tỉnh này có gì mà cả ngàn bình luận trên mạng xã hội đều chung một nhận định: Hay quá!
Thêm một đề thi Văn được chia sẻ trên các diễn đàn nhận về nhiều lời khen ngợi.
Dù không thuộc trong số các sĩ tử "khăn gói quả mướp" đi thi học sinh giỏi, nhưng những đề thi Văn hay vẫn luôn có sức hấp dẫn với rất nhiều cư dân mạng. Bằng chứng là các đề thi của các tỉnh thành sau khi được chia sẻ luôn nhận về hàng ngàn đến cả chục ngàn lượt tương tác, nhiều bạn cũng trổ tài phân tích, mổ xẻ đề Văn vô cùng sâu sắc, thấu tình đạt lý không thua kém một học sinh giỏi nào.
Những năm gần đây, những đề nghị luận xã hội ở các kỳ thi mở ra các vấn đề thời sự, gần gũi cuộc sống cho thí sinh bàn luận. Dạng đề này thường khá hay vì hướng tới những điều trong xã hội, vấn đề dân sinh nhức nhối, gần gũi, thiết thực đối với không chỉ người học Văn mà tất cả mọi người. Kiểu đề này giúp học sinh có nhiều đất diễn, nhưng cũng đòi hỏi các em phải học, đọc nhiều, khối kiến thức đa dạng mới có thể ứng dụng vào bài làm để hoàn thành bài thi tốt nhất có thể. Có những đề thi được đánh giá cao nhưng cũng có đề nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và nhà chuyên môn.
Mới đây, một đề thi Văn của tỉnh Đắk Lắk cũng được dân tình đem ra phân tích. Được biết đây là đề thi trong kỳ thi lập các đội tuyển dự thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2021-2022, diễn ra vào ngày 24/11/2021 (Buổi thi thứ nhất). Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề).
Đề thi gồm hai câu, nội dung trích từ tác phẩm Nhà giả kim và trích đoạn phát biểu của một nhà giáo trong lễ khai giảng năm học mới:
Câu 1: (8 điểm): Paulo Coelho viết: "Hãy cứ nhớ rằng, ở bất cứ nơi đâu cậu tìm thấy trái tim mình, thì cũng sẽ tìm thấy kho báu ở đó". (Nhà giả kim, NXB Văn học, 2017). Phải chăng kho báu trong cuộc sống hiện đại của con người đang dần vơi cạn?
Câu 2: (12 điểm): Trong buổi Lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 của Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhà giáo Huỳnh Như Phương đặt câu hỏi:
"Trong hoàn cảnh khắc nghiệt vừa qua, không tránh khỏi có lúc chúng ta tự hỏi, văn học để làm gì, văn học cần cho ai? Văn học có cần cho người bệnh đang giành lấy từng hơi thở tàn trong bệnh viện dã chiến? Văn học có cần cho người mẹ già đẩy chiếc xe với chút tài sản bé mọn trên đường về miền Tây? Văn học có cần cho đôi vợ chồng trẻ chở con dưới mưa gió trên đỉnh đèo Hải Vân theo đoàn người trốn dịch...". (Báo Thanh Niên, ngày 12.10.2021). Bằng trải nghiệm văn học, anh chị hãy trả lời câu hỏi của nhà giáo Huỳnh Như Phương.
Hầu hết các ý kiến của cư dân mạng đều nhận định, đề thi mở khó nhưng hay, ý nghĩa lại có tính thời sự, khơi gợi cảm hứng sáng tạo và mang tính giáo dục cho học sinh. Đề thi không khuôn mẫu, học sinh có thể trình bày chính kiến, có tranh luận, phản biện... Nhiều người cho rằng, dù đã qua giai đoạn học sinh nhiều năm nhưng "chạm" vào chiếc đề nhiều xúc cảm này khiến họ muốn "cầm bút lên và viết".
Thầy giáo Lương Hải Đăng: "Đề thi gần gũi và ăn sâu bén rễ với đời sống thực tại"
Theo thầy giáo Lương Hải Đăng - giáo viên dạy Văn ở Hà Nội, đề thi chọn học sinh giỏi này gần gũi và ăn sâu bén rễ với đời sống thực tại. Từng vấn đề trong cuộc sống hôm nay đã được đưa vào trong đề thi, đủ sâu và rộng để các thí sinh thỏa sức sáng tạo, nêu ra những suy nghĩ, trăn trở của mình.
"Đề thi này chính là câu trả lời cho câu hỏi được mà nhà giáo Huỳnh Như Phương đã nêu: "Văn học để làm gì, văn học cần cho ai?". Đề thi là cuộc hành trình "đi tìm kiếm trái tim" mình và chắc chắn với các bạn học sinh giỏi, thầy tin các bạn sẽ tìm được cho mình những kho báu đích thực khi được làm đề này.
Đề thi được ra theo dạng như thế này sẽ giúp các em học sinh thấy được văn học gần gũi thân quen với cuộc sống hơn bao giờ hết. Nguồn gốc của văn chương chính là tình yêu thương. Đề bài giúp khơi gợi tình yêu thương trong lòng mỗi chúng ta. Nó đã thực hiện được trọn vẹn sứ mệnh của mình. Tôi tin tưởng và mong muốn đây sẽ là những gợi ý cho các thầy cô giáo trong cách ra đề bài, giúp các em học sinh có thể ứng dụng tốt nhất những điều đã học được trên sách vở. Đặt vị trí của mình là các bạn học sinh, tôi cũng rất hứng thú và cảm xúc nếu được "gặp gỡ" đề văn này", thầy Đăng nhận định.
Xuất hiện đề thi chỉ có đúng... 2 CHỮ, đọc đến đâu mồ hôi túa đến đó: Ngó xuống tên người ra đề mới hiểu tại sao Bài thi làm trong 90 phút mà chỉ vỏn vẹn 2 chữ. Trời ơi, nghĩ tới thôi đã đau cả đầu. Không hiếm những kiểu đề thi được dân tình chuyền tay vì độ mới lạ và tất nhiên là cả đánh đố. Chẳng hạn, một đề thi Văn mới đây từ tỉnh Bình Định được chia sẻ đang khiến dân tình toát...